K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
26 tháng 8 2021

Tất cả những vấn đề em hỏi đều thuộc lý thuyết phân tích cấu tạo số cơ bản. Tất nhiên, lời giải sẽ có 1 chút tắt (không đáng kể). 

Tip: Em chịu khó viết ra nháp từng bước một và đọc kỹ. Nếu thấy số dài mà không hiểu vì sao người ta làm vậy, em thử với bộ số nhỏ hơn có phong cách tương tự (ví dụ 994009)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
26 tháng 8 2021

\(\underbrace{999....9}_{10} 4\underbrace{000..0}_{10}9=\underbrace{999....9}_{10} 4\underbrace{00...0}_{11}+9\)

\(=\underbrace{999....9}_{10}4\times 1\underbrace{00...0}_{11}+9\)

\(=(\underbrace{999....9}_{10}7-3)\times (\underbrace{99....9}_{10}7+3)-9\) 

(em tưởng tượng 1000 có 3 chữ số 0 đằng sau, biểu diễn được thành 997+3 có 3-1=2 chữ số 9)

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
23 tháng 8 2021

Đơn giản là em đang xem một lời giải sai. Việc khẳng định $P\leq 0$ hoặc $P>0$ rồi kết luận hàm số không có GTLN là sai.

Bởi vậy những câu hỏi ở dưới là vô nghĩa.

Việc gọi $P$ là hàm số lên lớp cao hơn em sẽ được học, còn bây giờ chỉ cần gọi đơn giản là phân thức/ biểu thức.

Hàm số, có dạng $y=f(x)$ biểu diễn mối liên hệ giữa biến $x$ với biến phụ thuộc $y$. Mỗi giá trị của $x$ ta luôn xác định được một giá trị tương ứng của $y$.

 

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
23 tháng 8 2021

$P=AB=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}=1+\frac{1}{\sqrt{x}-1}$

Để $P_{\max}$ thì $\frac{1}{\sqrt{x}-1}$ max

Điều này xảy ra khi $\sqrt{x}-1$ min và có giá trị dương 

$\Leftrightarrow x>1$ và $x$ nhỏ nhất

Trong tập số thực thì em không thể tìm được số lớn hơn 1 mà nhỏ nhất được. Như kiểu $1,00000000000000000000....$ (vô hạn đến không biết khi nào thì kết thúc)

Do đó $P$ không có max

Min cũng tương tự, $P$ không có min.

22 tháng 9 2018

Câu trả lời là không. Và lời giải khá đơn giản. Thay dấu cộng bằng số 1 và dấu trừ bằng - 1. Xét tích tất cả các số trên bảng vuông. Khi đó, qua mỗi phép biến đổi, tích này không thay đổi (vì sẽ đổi dấu 4 số). Vì vậy, cho dù ta thực hiện bao nhiêu lần, từ bảng vuông (1, 15) sẽ chỉ đưa về các bảng vuông có số lẻ dấu -, có nghĩa là không thể đưa về bảng có toàn dấu cộng. 

Bạn tham khảo nha

AH
Akai Haruma
Giáo viên
31 tháng 7 2021

Bài 1:

Nếu chị nhớ không nhầm thì phải là \(\left[\begin{matrix} \frac{1}{2}\leq x< 2\\ 0< x<\frac{1}{2}\end{matrix}\right.\)

Tức là $x$ nhận các khoảng giá trị sau:

\(0< x< \frac{1}{2}\)\(x=\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{2}< x< 2\)

Vậy có nghĩa $0< x< 2$ (rất dễ hiểu mà????)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
31 tháng 7 2021

Bài 2:

Ngoặc nhọn dùng khi muốn biểu thị hai/ nhiều phương trình/ bất phương trình đồng thời xảy ra cùng một lúc

Ngoặc vuông dùng khi muốn biểu thị cái này hoặc cái kia xảy ra.

Bài trên phải dùng ngoặc vuông là sao em? Ngoặc nhọn thường xuất hiện trong bài toán giải hệ phương trình, bất phương trình. Còn ngoặc vuông thì thường dùng kết luận nghiệm của pt/ bpt.

Kết hợp điều kiện thì dùng ngoặc nhọn. Ví dụ $\sqrt{x+1}+\sqrt{2-x}$ thì việc $x+1\geq 0$ và $2-x\geq 0$ phải đồng thời xảy ra cùng lúc.

 

 

 

Chỉ mình ạ! Bài 1: Ví dụ: Cho A = 0, 1, 2, 3, 4 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau là số lẻ* Đầu tiên gọi 4 chữ số đó là \(\overline{abcd}\)  rồi . Bắt đầu đi tìm từng cách chọn. Nếu mà làm như thế này: chọn d xong chuyển sang a rồi đến b tiếp đến c thì là có kết quả đúng. Nhưng mà Nếu xét lẫn lộn thích cái nào trước thì chọn trước rồi tìm ra cách chọn...
Đọc tiếp

Chỉ mình ạ! 

Bài 1: 

Ví dụ: Cho A = 0, 1, 2, 3, 4 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau là số lẻ

* Đầu tiên gọi 4 chữ số đó là \(\overline{abcd}\)  rồi . Bắt đầu đi tìm từng cách chọn. Nếu mà làm như thế này: chọn d xong chuyển sang a rồi đến b tiếp đến c thì là có kết quả đúng. Nhưng mà Nếu xét lẫn lộn thích cái nào trước thì chọn trước rồi tìm ra cách chọn thì mình thử có cais không ra kết quả ví dụ chọn d rồi tớ c,b,a hoặc không theo một trình tự, vậy là như thế nào ạ? Chỉ mình rõ chi tiết nhá! 

* Mình có xem giảng qua nhưng mình mới nghe qua: ví dụ 18 bạn nữ và 15 bạn nam. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 1 bạn nữ, 1 bạn nam. Thì người ta có nói 1 bạn nữ có 18 cách chọn, 1 bạn nam có 15 cách chọn. Thì cứ 1 bạn nữ ta lại có 1 cách chọn bạm nam( có phải 1 bạn nữ ta có thể chọn ra bạn nam A hoặc bạn nam B, hoặc vvv. Theo mình hiểu là như vậy). Chỉ mình câu này hiểu như nào ạ:  cứ 1 bạn nữ ta lại có 1 cách chọn bạm nam.

Bài 2: Ví dụ: Trong 1 sân vui chơi có 10 bạn chơi cầu lông, 15 bạn chơi đá bóng, trong đó có 5 bạn chơi cả cầu lông và đá bóng, còn lại 4 bạn không chời gì chả hạn. 

* Ở đây:  trong đó có 5 bạn chơi cả cầu lông và đá bóng có phải là: có 10 bạn chơi cầu lông, 15 bạn chơi đá bóng thì trong đó có 5 bạn chơi cả hai môn đúng không ạ.? 5 bạn chơi cả hai môn này là nằm trong 10 bạn chơi cầu lông và 15 bạn chơi đá bóng à? Nhưng mà ở đây lại tách riêng ra chứ không lẫn cả cầu lông với đá bóng thì 5 bạn chơi cả hai môn đó có thế là 1 bạn bên đá bóng hoặc 1 bạn bên cầu lông à? Hoặc 5 bạn bên cầu lông hoặc 5 bạn bên đá bóng?5 bạn chơi cả hai môn này là như thế nào, theo các bạn nghĩ? 

Các bạn chỉ mình đầy đủ từng hoa thị, từng dấu hỏi chấm với nhé! 

2
AH
Akai Haruma
Giáo viên
4 tháng 9 2021

Bài 1:

** Nếu chị nhớ không nhầm thì dạng bài như thế này đến lớp 11 em mới được học mà??? Tuy nhiên, nếu em quan tâm thì chị có thể giải đáp sơ qua như sau:

Việc chọn thứ tự các số để xét nó là linh hoạt và không cố định. Tùy thuộc vào tính chất bài toán mà ta có cách chọn riêng.

Thông thường, việc chọn sẽ bắt nguồn từ những chữ số có tính chất đặc biệt (liên quan đến bài nhất), sau đó mới xét đến những cái sau. Cái nào càng bớt quan trọng thì càng xét sau.

Đi vào bài toán 1 chả hạn, vì sao phải xét d trước? Vì đề nó cho yêu cầu số lẻ, nên ta phải quan tâm đến cái đặc biệt là số cuối

Tiếp theo vì sao nên xét a? Vì a có tính chất đặc biệt thứ hai, a chỉ có thể nhận các giá trị khác 0

Cuối cùng mới đến những số b,c (không có gì đặc biệt)

-------------------------

Bài nam, nữ: Đề bài hỏi có bao nhiêu cách chọn 1 bạn nữ, 1 bạn nam thì em hiểu đơn giản là: có 18 bạn nữ nên có 18 cách chọn bạn nữ (đương nhiên). Nam cũng vậy.

"Cứ 1 bạn nữ lại có 1 cách chọn bạn nam"??? Cứ 1 bạn nữ ta lại có 15 cách chọn bạn nam chứ?

Giả sử em chọn ra bạn nữ U1 chả hạn, thì để ghép với U1 em có thể có 15 cách chọn bạn nam là A1, A2,...,A15

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
4 tháng 9 2021

Bài 2:

Ý em hiểu đúng rồi. 5 bạn chơi cả cầu lông và bóng đá này nằm cả trong nhóm chơi cầu lông và bóng đá.

Ví dụ:

A là nhóm chơi cầu lông 

B là nhóm chơi bóng đá

Nhóm A có thể bao gồm người chỉ chơi cầu lông và chơi cả 2 loại cầu lông, bóng đá. Nhóm B cũng vậy.  

Khi nói em nằm trong trong top 5 bạn chơi cả cầu lông và bóng đá, thì bản thân em chơi cả trong nhóm 10 bạn cầu lông lẫn 15 bạn bóng đá.

Nói tóm gọn lại, 5 bạn này đồng thời cùng thuộc cả 2 nhóm cầu lông, bóng đá.

 

26 tháng 8 2020

=\(\sqrt{\left(5+2\sqrt{6}\right)+\left(2\sqrt{10}+2\sqrt{15}\right)+5}\)

=\(\sqrt{\left(\sqrt{3}+\sqrt{2}\right)^2+2\sqrt{5}\left(\sqrt{2}+\sqrt{3}\right)+\left(\sqrt{5}\right)^2}\)

=\(\sqrt{\left(\sqrt{3}+\sqrt{2}+\sqrt{5}\right)^2}\)

=\(\sqrt{3}+\sqrt{2}+\sqrt{5}\)

1."Albert, Bernard vừa kết bạn với Cheryl và họ muốn biết ngày sinh nhật của cô. Cheryl đã đưa cho họ một danh sách với 10 ngày là:             15/5,  16/5,  19/5,             17/6,  18/6,             14/7, 16/7,             14/8,  15/8 và 17/8.Cheryl sau đó đã nói riêng với Albert về tháng và nói riêng với Bernard về ngày sinh của mình.- Albert: Tôi không biết sinh nhật của Cheryl...
Đọc tiếp

1."Albert, Bernard vừa kết bạn với Cheryl và họ muốn biết ngày sinh nhật của cô. Cheryl đã đưa cho họ một danh sách với 10 ngày là:

            15/5,  16/5,  19/5,

            17/6,  18/6,

            14/7, 16/7,  

           14/8,  15/8 và 17/8.

Cheryl sau đó đã nói riêng với Albert về tháng và nói riêng với Bernard về ngày sinh của mình.

- Albert: Tôi không biết sinh nhật của Cheryl là ngày nào nhưng tôi biết Bernard cũng không biết nhiều hơn.

- Bernard: Lúc đầu tôi không biết sinh nhật Cheryl nhưng bây giờ thì tôi đã biết.

- Albert: Sau đó tôi cũng biết sinh nhật Cheryl là ngày nào.

Vậy, Cheryl sinh nhật vào ngày nào?"

2.

Ba cầu thủ của đội bóng đá nữ trường Trung học Euclid nói chuyện với nhau.

Ashley:

- Tớ vừa nhận ra rằng số áo của bọn mình đều là những số nguyên tố có hai chữ số.

 Bethany:

- Tổng hai số áo của các bạn là ngày sinh của tớ, các cậu vừa dự còn gì!

 Caitlin:

- Ừ, vui thật, tổng hai số áo của các cậu lại là ngày sinh của tớ, sắp đến rồi đấy.

 Ashley:

- Giờ tớ mới để ý là hai cậu cùng sinh trong tháng này. Và một điều thú vị nữa là tổng hai số áo của các cậu lại đúng bằng ngày hôm nay!

     Tìm số áo của mỗi bạn. 

3.

“Một sợi dây được quấn đối xứng liên tiếp 4 vòng quanh một ống trụ tròn đều. Ống trụ có chu vi 4 cm và độ dài là 12 cm.

Hỏi: Sợi dây dài bao nhiêu cm? Giải thích cách làm của bạn”.

Không như hai câu hỏi khác trong đề thi, câu hỏi toán này được dành cho học sinh năm cuối. Thế nhưng, nó lại khiến học sinh vô cùng bối rối và rất khó khăn trong việc giải đáp.

"Chỉ có khoảng 10% học sinh trả lời chính xác, 2% học sinh giải được một phần. Học sinh Thụy Điển làm bài tốt nhất với 24% hoàn thành. Trong khi đó, học sinh Mỹ chỉ có 4% làm được bài", báo cáo của (IEA).

8.0pt;color:maroon;background:#EAEAEA'> Caitlin:

 

- Ừ, vui thật, tổng hai số áo của các cậu lại là ngày sinh của tớ, sắp đến rồi đấy.

 Ashley:

- Giờ tớ mới để ý là hai cậu cùng sinh trong tháng này. Và một điều thú vị nữa là tổng hai số áo của các cậu lại đúng bằng ngày hôm nay!

     Tìm số áo của mỗi bạn. 

0

Bạn chỉ cần hiểu là căn bậc hai số học của là một số x sao cho \(x^2=a\) và \(x\ge0\) thôi

13 tháng 7 2021

Thế bạn ơi