K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2017

Luận điểm: Đến với tục ngữ ta có thể tìm thấy lời khuyên quý báu về phẩm chất về lối sống của con người cần có.

Luận cứ :

Dẫn chứng 1: Trong đời sống hằng ngày, con người cần học và làm theo ý nghĩa câu tục ngữ để phát triển khả năng về giao tiếp.....

Dẫn chứng 2: Nhờ có tục ngữ mà con người giữ được phẩm chất ốt đẹp nhất, hình thành nên con người có học....

Dẫn chứng 3: Tục ngữ không chỉ dạy con người về cách sống mà con dạy con người áp dụng vào lao động, sản xuất...

21 tháng 5 2017

eoeo

17 tháng 8 2017

BÀI LÀM

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay: "Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.


17 tháng 8 2017

TRE VIỆT NAM

Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.

...Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Nguyễn Duy

Cảm nhận của em khi đọc bài "Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy.

BÀI LÀM

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay: "Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.


7 tháng 4 2020

Dẫn chứng 1: Trong đời sống hằng ngày, con người cần học và làm theo ý nghĩa câu tục ngữ để phát triển khả năng về giao tiếp.....

Dẫn chứng 2: Nhờ có tục ngữ mà con người giữ được phẩm chất ốt đẹp nhất, hình thành nên con người có học....

Dẫn chứng 3: Tục ngữ không chỉ dạy con người về cách sống mà con dạy con người áp dụng vào lao động, sản xuất...

2 tháng 2 2017

Dàn ý về văn nghị luận chứng minh(mk chỉ làm đc thế thôi ha):

1. Mở bài :
- Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận hoặc chứng minh (luận đề)
2.Thân Bài :
a/Trả lời câu hỏi ''Là gì?'' -> Nêu định nghĩa về vấn đề.
b/Trả lời câu hỏi ''Tại sao?''-> Nêu nguyên nhân,lí do(Vấn đề đưa ra là đúng hay sai?"Vì sao đúng?Vì sao sai?)
c/Trả lời câu hỏi ''Như thế nào?''-> đưa ra các dẫn chứng cụ thể về vấn đề.

3.Kết bài:
-Nêu ý kiến, nhận xét của bản thân về vấn đề.
- Liên hệ nâng cao.

Nếu đúng thì tick ha!!!

3 tháng 2 2017

tick òi đó

thank nhayeuokeoeothanghoa

29 tháng 10 2017

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp"vừa trắng lại vừa tròn" nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận " bảy nổi ba chìm" và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mìn"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

29 tháng 10 2017

thanh sờ kiu bạn nhiều!!!!!!!!!!

19 tháng 9 2017

Bn có thẻ tham khảo ở đây nha : https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tu-lay.1967/

19 tháng 9 2017

I. Các loại từ láy

Câu 1:

- Giống nhau:

+ Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.

+ Đều do hai tiếng tạo thành.

- Khác nhau:

+ Đăm đăm – láy hoàn toàn

+ Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)

+ Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)

Câu 2: Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:

Từ láy

Câu 3:

Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ láy

Câu 1:

Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắcgiống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.

Câu 2:

- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.

- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.

+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.

+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.

Câu 3:

- Đặt câu với mỗi từ.

+ Tấm vải này rất mềm mại.

+ Quả cà chua này có màu đo đỏ.

Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.

- Tham khảo nhé ,trên mạng còn nhiều kiểu khác nhau nữa bn cứ search lên sẽ có .

26 tháng 6 2017

Tôi và anh Thành là hai anh em trong một nhà , tôi rất yêu mến anh và anh tôi cũng thế . Thế nhưng vì bố mẹ chia tay nên hai anh em chúng tôi đã phải chia tay . Trước khi chia tay , tôi cùng anh phải chia đồ chơi và chia tay với lớp học trong sự nghẹn ngào , xúc động vô cùng , nước mắt tôi cứ tuôn chảy không ngừng . Và đến lúc về nhà , tôi đã thực sự phải chia tay với anh . Cuộc chia tay này diễn ra mới đột ngột làm sao ! Trước khi trèo lên xe , tôi đã tuột xuống chạy về phía anh , đặt con Em Nhỏ canh con Vệ sĩ và dặn dò anh Thành không bao giờ được để chúng xa nhau...

26 tháng 6 2017

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

-Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế, tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt đen của tôi lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Sáng nay dậy sớm, anh tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Có lẽ, anh không biết tôi đã theo ra từ lúc nào. Lặng lẽ đặt tay lên vai anh. Anh kéo tôi ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế! Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Anh còn nói tôi rất ngoan và khéo tay. Hồi anh còn học lớp Năm, có lần anh đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, anh cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn mách, tôi đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Tôi bảo:

- Anh cởi áo ra, em và lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

Bàn tay mảnh mai của tôi dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt... Không hiểu sao từ ngày đó, anh em tôi càng thân vs nhau hơn. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

- Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy
- Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh. Tôi mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay anh. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Anh nhắc lại hai ba lần, tôi mới giật mình nhìn xuống. Buồn bã lắc đầu:

-Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Tôi sụt sịt bảo:
-Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Anh dành hầu hết cho tôi: Bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Tôi chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi anh vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì tôi bỗng tru tréo lên giận dữ:

-Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!

Anh nhìn tôi buồn bã:
- Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
Anh đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của tôi. Cặp mắt tôi dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì đó, tôi lại kêu lên:

- Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?

Anh nhếch mép cười cay đắng. Trước đây có thời kì anh toàn mê ngủ thấy ma. Nên tôi bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. Tôi buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường anh. Đêm ấy, anh không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, tôi lại “võ trang” cho con Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường anh. Buổi sáng, tôi tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy anh đem chia chúng ra, tôi không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. Tôi bỗng trở nên vui vẻ: - Anh xem chúng đang cười kìa!
Tôi lại xịu mặt xuống và buồn bã:
- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Anh nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm...
- Hay anh dẫn em đến trường một lát.

Anh đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Tôi lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Tôi nắm chặt tay anh và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chầm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên tôi dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ. Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Anh dẫn tôi đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Tôi cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi tôi bật lên khóc thút thít.

- Ôi, em Thủy! – Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm chúng tôi giật mình.

Tôi bước vào lớp:
-Thưa cô, em đến chào cô… - Tôi
nức nở.
Cô Tâm ôm chặt:
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!
Và cô quay xuống lớp:
-Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng để dành phần nhau trong suốt mấy năm qua... Cô giáo Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
Tôi đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:
- Thưa cô, em không dám nhận… em không được đi học nữa.

- Sao vậy? – Cô Tâm sửng sốt.

- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.

“ Trời ơi !”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, tôi ngửng đầu lên, nức nở:

- Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi. Anh dắt tôi ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, chúng tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật. Vừa tới nhà, chúng tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe. Cuộc chia tay đột ngột quá. Tôi như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi ra. Hai con búp bê anh đã đặt gọn vào trong đó. Lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt tôi và thì thào:

Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…

Tôi khóc nức lên và chạy lại nắm tay anh tôi dặn dò:

Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé...

Anh khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc anh và nhẹ nhàng dắt tay tôi và nói: "Thủy, đi thôi con." Gần đến xe, tôi lại tụt xuống chạy về phía anh, tay ôm con búp bê. Tôi đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
Anh xin hứa
Anh mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi....

P/s: Mệt chết