Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D
Giải thích: Vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là:
- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.
- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.
- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.
- Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
* Giải thích:
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành là tỉ trọng của từng ngành tính theo giá trị sản lượng so với tổng giá trị sản lượng của toàn
bộ ngành công nghiệp cả nước. Ví dụ minh hoạ cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta (1990).
. Ngành công nghiệp nhiên liệu chiếm 7% so với tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước.
. Ngành điện năng chiếm 10%
. Ngành hóa chất chiếm 11%
. Ngành Vật liệu xây dựng chiếm 12%
. Ngành luyện kim chiếm 9%
. Chế biến lương thực thực phẩm 30%
. Sản xuất hàng tiêu dùng 15%
. Các ngành khác 16%
- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là sự phân bố sắp xếp các xí nghiệp công nghiệp 1 cách khác nhau giữa các vùng. Đồng
thời sự phát triển công nghiệp ở mỗi vùng đó cũng được tính = tỉ trọng theo giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp trong mỗi
vùng so với cả nước. Ví dụ minh hoạ.
Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp của nước ta (1992-1995)
- Trung du miền Núi phía Bắc 7,4%
- Đồng bằng sông Hồng 15,6%
- Bắc Trung Bộ 4,2%
- Duyên hải Nam TB 5,7%
- Tây Nguyên 1,4%
- ĐNBộ 51,9%
- ĐBSCL 12,9%
* Mối quan hệ giữa cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ.
- Khi cơ cấu công nghiệp theo ngành mà phát triển có nghĩa là trong cơ cấu công nghiệp sẽ hình thành thêm nhiều ngành
mới dẫn đến cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng đa dạng nhưng sự hình thành thêm các ngành công nghiệp mới cần thiết phải
được phân bố cụ thể các nhà máy, xí nghiệp trên những vùng lãnh thổ nào đó. Vì vậy khi cơ cấu công nghiệp theo ngành mà phát
triển thì kéo theo cơ cấu công nghiệp lãnh thổ cũng phát triển.
- Khi cơ cấu công nghiệp lãnh thổ mà phát triển có nghĩa là các nhà máy, xí nghiệp được phân bố hợp lý trên những vùng
lãnh thổ nào đó. Sự phân bố hợp lý đó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho cơ cấu công nghiệp theo ngành ngày càng phát triển mạnh mẽ
hơn nữa. Tạo thành thêm nhiều nhà máy hơn nữa và làm cho cơ cấu ngành ngày càng đa dạng hơn.
- Qua đó ta thấy cơ cấu công nghiệp theo ngành và cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chỉ là 2 mặt của 1 vấn đề thống nhất
vấn đề đó là cơ cấu công nghiệp mà chúng luôn luôn quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau
được.