K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2024

Ủa sao c k mở sách 

Đợi em chút

29 tháng 3 2024

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Chúng ta có đầy đủ các bằng chứng pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh sự thật hiển nhiên này qua các giai đoạn lịch sử có liên quan.

Đây ạ!!!!!!!!!!!!(≧▽≦)/

☆ミ(o*・ω・)ノ

15 tháng 10 2023

- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.

- Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

- Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, chiếm giữ của hai đội Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.

=> Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.

24 tháng 10 2023

 

Trong thế kỷ XVII, việc chúa Nguyễn thực thi quyền kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta về mặt chính trị, kinh tế và an ninh. Dưới đây là một số ý nghĩa của việc này:

1. Chính trị: Thực thi quyền kiểm soát hai quần đảo này cho thấy sự khẳng định chủ quyền của nước ta đối với lãnh thổ biển. Điều này giúp tăng cường uy tín và địa vị của nước ta trong khu vực và trên thế giới.

2. Kinh tế: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng. Việc kiểm soát quần đảo này giúp nước ta có quyền kiểm soát và khai thác tài nguyên biển, bao gồm đánh bắt cá, khai thác dầu khí, khoáng sản và các nguồn tài nguyên sinh vật biển khác.

3. An ninh: Việc thực thi quyền kiểm soát hai quần đảo này giúp bảo vệ lợi ích an ninh của nước ta. Đặc biệt, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở vị trí chiến lược, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng, việc kiểm soát quần đảo này giúp nước ta có khả năng theo dõi và phòng ngự trước các hoạt động quân sự và an ninh của các quốc gia khác.

16 tháng 11 2023

Hoàng sa và Trường sa là của VN!!!

28 tháng 10 2023

Chính quyền đầu tiên nào xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Chúa Trịnh ở Đàng Trong.                   B. Chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài.

C. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.                   D. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

25 tháng 10 2023

Câu 1: Cách mạng tư sản Pháp được xem là cuộc Cách mạng triệt để vì nó đã thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của Pháp vào cuối thế kỷ XVIII. Cách mạng này đã lật đổ hoàng đế và triều đình cũ, lập ra Cộng hòa Pháp, và thúc đẩy nhiều biến đổi quyền lực và quyền tự do cho tầng lớp tư sản. Cuộc Cách mạng Pháp cũng đã lan rộng ra nhiều nước khác và trở thành một nguồn cảm hứng cho các cuộc Cách mạng khác trên thế giới.

25 tháng 10 2023

Câu 2: Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn là việc họ thực hiện và duy trì quyền kiểm soát đối với hai quần đảo này trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn trị vì. Ý nghĩa của việc này là để bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên trên các quần đảo này, đồng thời củng cố chủ quyền của chúa Nguyễn đối với vùng biển này. Điều này có thể được xem là một phần của chiến lược quốc phòng và bảo vệ biên giới của họ.

10 tháng 12 2024

- Đảng và Chính phủ Việt Nam rút ra các bài học từ việc làm của Chúa Nguyễn Hoàng:

+Bảo vệ và mở rộng lãnh thổ: Quyết tâm bảo vệ và phát triển vùng đất biên cương, đặc biệt là biển đảo

+Khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế: Tận dụng tài nguyên biển để phát triển kinh tế.

+Xây dựng cơ sở hạ tầng: Củng cố chủ quyền qua việc xây dựng công trình ở các vùng biển đảo.

+Lãnh đạo chiến lược: Áp dụng chiến lược lâu dài để bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững.

8 tháng 10 2021

Việc sử dụng lao động trẻ em ở Anh thế kỉ XVIII-XIX đã vi phạm quyền được học tập, vui chơi giải trí và quyền dduocj bảo vệ không bị bóc lột sức lao động.

12 tháng 9 2017

Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo.