K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2019

Mình ngu văn nhưng mik cho bạn một số ví dụ để tả 1 di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở Tỉnh Hải Dương. 1 là bài văn tả dòng sông, 2 là gợi ý tả Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

1.Sông Thái Bình

Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc

Nước sông trong in bóng nhũng hàng tre

Nghe bài thơ “ Nhớ dòng sông quê hương” là tôi lại nhớ về hình ảnh con sông quen thuộc ở làng Bình Hàn. Quê hương tôi là vùng đất Hải Dương, nơi có con sông Thái Bình uốn lượn mang tuổi thơ của bao nhiêu người. Khi nghĩ về dòng sông quê hương, lòng tôi lại có những kí ức tưởng đã phai tràn về , khắc lên trong tôi sự yêu thương tha thiết tới  nơi tôi sinh ra.

Hình ảnh của dòng sông trong tâm trí tôi thơ tôi chưa từng phai mờ. Xa xa nhìn lại, dòng sông như một dải lụa đào tuyệt đẹp, duyên dáng, yêu kiều chảy ngang qua xóm làng. Hai bên bờ, những rặng tre, rặng liễu in bóng mình xuống mặt sông, nước sông trở thành mặt gương để cho tre, liễu soi mình. Trên ngọn tre, những chú cò đang đứng rỉa lông, rỉa cánh, vài chú chim bói cá vừa đạp nước bay lên đã thu ngay được chiến lợi phẩm là một con cá béo. Dòng sông như một người mẹ hiền từ, tốt bụng khi ban tặng cho làng tôi biết bao món quà vô giá.

Những đồng ruộng nhờ có phù sa của dòng sông mà càng thêm tươi tốt. Nước sông là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho cây cối và hoa màu hai bên bờ. Không chỉ thế, sâu dưới lòng sông là nguồn cá tôm vô tận, hàng chiều, tôi vẫn nghe thấy tiếng đuổi cá của bác thuyền chài làm náo động cả một góc sông. Có trò nghịch ngợm nào của tuổi thơ mà không diễn ra bên cạnh dòng sông. Làm sao quên được những lần cùng bạn bè ra sông mò cua, bắt cá. Hay sau một ngày làm việc chăm chỉ lại dắt trâu ra sông nghỉ ngơi, gặm cỏ, uống nước, rồi cả người và trâu cùng ngụp lặn trong dòng nước mát, nước sông cuốn bay mọi mệt mỏi của ngày dài. Vào mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Buổi sáng, khi mặt trời lên, chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên xuống mặt nước, dòng sông trông như nàng thiếu nữ e ấp trong nắng sớm, sương giăng trên mặt sông tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Buổi trưa, khi nắng chói chang và gay gắt hơn, cả dòng sông như ánh lên một màu vàng rực rỡ. Còn khi màn đêm đen buông xuống, dòng sông khoác lên mình chiếc áo nhung đen huyền bí được tô điểm bởi ánh sáng lấp lánh của các vì sao. Trăng trên trời in bóng xuống lòng sông, mỗi lần những gợn sóng nhấp nhô là trăng như vỡ ra làm ngàn mảnh.

Dòng sông quê sống mãi trong tâm trí tôi như một bóng hình của quê hương yêu dấu. Sông đã ôm ấp tuổi thơ của tôi, nuôi lớn những ước mơ nhỏ bé ngọt ngào

2.Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc 

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc

Ngày 18/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 920/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trong dịp Lễ hội mùa thu năm 2012, Khu Di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Côn Sơn

Chính điện chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa "Thiên Tư Phúc Tự" trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp "Huyền Quang tôn giả".

Chùa Côn Sơn có từ thời Đinh, năm Khai Hựu nguyên niên (1329), thời nhà Trần được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Đền Kiếp Bạc

 Làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ bốn con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đền thờ Nguyễn Trãi

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn - Hải Dương

Đền thờ Nguyễn Trãi khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000 mét vuông, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền.

Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước...

Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau. Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

Đền thờ Trần Nguyên Hãn

Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi, cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.

Đền thờ Trần Nguyên Đán[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên, trong đó có các nơi "Nghỉ ngơi, chơi ngắm" là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh, di tích nổi tiếng, đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.

Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.

Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiến trúc theo chữ Đinh, toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc, Minh Đường hướng đông nam, hồ Côn Sơn nơi tụ phong, tụ thuỷ; núi An Lạc làm Tiền Án, dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.

29 tháng 5 2020

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.

30 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn Dũng nha 

29 tháng 4 2019

cần LKT cơ, có ko

29 tháng 4 2019

Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU  ( 4.0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

             “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                                    ( Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên  là ai?

Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 ( 0.25 điểm)  : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ.

b. Cụm động từ.

c. Tính từ.

d. Cụm tính từ.

Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?

a. Thiếu chủ ngữ.

b. Thiếu vị ngữ.

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Thiếu bổ ngữ.

Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn? 

Câu 7( 1,5 điểm)  : Nêu một vài  suy nghĩ, tình cảm  của em được gợi ra từ đoạn văn trên  .

Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)

            Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

1 tháng 4 2019

mk chỉ bt bài cuối là tả về khu phố em khi trời đang mưa phùn thôi

1 tháng 4 2019

mk ko có

30 tháng 4 2019

bn ơi hầu hết m.ng đã thi đâu

vả lại ko phải đề thi trg nào cũng như nhau nhé 

..

29 tháng 4 2019

Thời gian từ 9 giờ đến 20phut cho đến 9 giò 40phut. là bao nhiêu.

TRƯỜNG THCS Lê Khắc Cẩn

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học: 2018 - 2019

Đề bài:

I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm). Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Chú bé loắt choắt..."

Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?

Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?

Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?

II. Tập làm văn ( 6 điểm):

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3-5 câu) miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa. (Hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn).

Câu 2: Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.

29 tháng 4 2019

Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU  ( 4.0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

             “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                                    ( Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên  là ai?

Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 ( 0.25 điểm)  : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ.

b. Cụm động từ.

c. Tính từ.

d. Cụm tính từ.

Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?

a. Thiếu chủ ngữ.

b. Thiếu vị ngữ.

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Thiếu bổ ngữ.

Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn? 

Câu 7( 1,5 điểm)  : Nêu một vài  suy nghĩ, tình cảm  của em được gợi ra từ đoạn văn trên  .

Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)

            Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

28 tháng 4 2019

TRƯỜNG THCS………

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học: 2018 - 2019

Đề bài:

I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm). Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Chú bé loắt choắt..."

Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?

Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?

Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?

II. Tập làm văn ( 6 điểm):

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3-5 câu) miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa. (Hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn).

Câu 2: Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.

Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi :

'' Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện...................................................................................................(hết đoạn đấy)(đoạn này có trong gần trang cuối Đề khảo sát lớp6 sgk)

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào. Nêu tên tác giả

2. Chỉ ra biện pháp so sánh (1 câu so sánh đầu đoạn) và nêu tác dụng.

3. Nội dung chính của đoạn văn là gì?

Câu 2: Miêu tả cảnh buổi sáng trên quê hương em