Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ND chính : nói về những người thuê viết ngày trước giờ sao không thấy chỉ còn bóng dáng của của ông đồ và những đồ vật buồn hiu.
tham khảo
Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa .Biết chừng nào. Ông đồ sẽ còn xuất hiện trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây.
3. Nghĩa:
- Viết lên một cách đẹp đẽ, thành thục.
4. BPTT so sánh: "....như..."
Tác dụng:
- Giúp hành động của ông đồ già trở được miêu tả rõ ràng, chi tiết.
- Câu thơ thêm phần hấp dẫn, mang tính gợi cảm.
5.
Ý nghĩa: thể hiện cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
nhưng mỗi năm mỗi vắng
người thuê viết nay đâu
giấy đỏ buồn không thắm
mực đọng trong nghiền sầu
Qua nhừng câu thở trên chúng ta thấy nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê . Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa . Khép lại bài ihơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu..Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà . Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ"
cho mik xin lựa chọn đúng nha
Câu 1: ông đồ có nét chữ đẹp, mềm mại như rồng múa phượng bay
Câu 2:
Tham khảo:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Ông đồ xuất hiện khi hoa đào nở, báo hiệu một năm mới đã về. “Mỗi năm… lại thấy”, cấu trúc câu như vậy cho ta thấy điều đó như môt quy luật, đã thành nếp. Tết đến, xuân về, ông đồ xuất hiện với mực tàu, giấy đỏ – những công cụ nghề nghiệp không thể thiếu được cho nghệ thuật viết thư pháp, cho chữ của ông vào những ngày Tết. Dường như, giữa phố đông người, ồn ào tấp nập vào những ngày đó, thiếu vắng bóng dáng ông đồ là thiếu đi cả không khí đặc biệt, trang trọng của ngày lễ linh thiêng này. Màu mực tàu, giấy đỏ của ông bên hè phố đông người như dấy lên cái không khí ấm cúng của những ngày Tết, mang lại nét hương vị cổ truyền độc đáo của dân tộc.
Ông đồ xuất hiện là tâm điểm của mọi sự chú ý. Mọi người thuê ông viết chữ, họ ngợi khen tài năng của ông : “Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay”. Chỉ với hai câu thơ thôi, nhà thơ đã bộc lộ rõ tài năng viết chữ của ông. Những nét chữ tinh tế, tài hoa, điêu luyện trong nghệ thuật viết thư pháp. Bốn câu thơ của khổ thơ thứ hai, ta thấy ông đồ được mọi người quý trọng bởi tài nãng tuyệt vời. Hai khổ thơ đầu nhà thơ tạc lên hình ảnh ông đồ trong những năm nho học còn thịnh hành. Chơi chữ ngày Tết còn là thú chơi tao nhã và phổ biến của nhân dân ta. Đấy là dấu hiệu của vẻ đẹp văn hoá một thời, là sự tôn vinh giá trị văn hoá cổ truyền.
Nhung dường như, tất cả chỉ là sự kể lại, miêu tả những điều đã xảy ra trong quá khứ của dân tộc. Bởi ngay khổ thơ kế tiếp, đã là sự thay đổi đến chóng mặt. Thời gian lặp lại mà cuộc đời không hề lặp lại:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu….
Câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ ba này như một chiếc bản lề xoay đổi thời thế. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng” chỉ một câu thơ đơn giản thôi vậy mà trong nó có biết bao biến cố, sự kiện đã xảy ra và có những cái đã ra đi không bao giờ trở lại nữa. Từ “nhưng” đứng đầu, xác định một cách chắc nịch cuộc đời và thời thế đã thay đổi. Tất cả không còn như hai khổ thơ đầu tiên. Hai từ “mỗi” lặp lại trong một câu thơ năm chữ như không chỉ gõ nhịp cho bước suy tàn của thời gian mà còn gợi được cả cái không gian như vắng lặng, cô tịch. Câu hỏi vô định “Người thuê viết nay đâu ?” như một sự bất ngờ đến đau lòng của tác giả. Còn người thuê viết không đơn giản chỉ là còn trên đời một nghệ thuật viết chữ, được coi là nét đẹp truyền thống của dân tộc mà nó còn là câu chuyện tri âm, lòng ngưỡng mộ nhân tài. Hai câu thơ tiếp theo là biểu hiện sâu sắc nhất cho một câu chuyện đang bị người ta đẩy vào quên lãng, ghẻ lạnh :
Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu…
Hai câu thơ khiến người đọc lặng người. Động từ cảm giác “buồn” và “đọng” trong hai câu thơ này là những động từ chỉ trạng thái tĩnh lặng, không còn sức sống. “Giấy đỏ” và “nghiên mực” là những công cụ để ông đồ thể hiện nghệ thuật thư pháp của mình vào những ngày Tết. Nhưng khi còn duyên thì giấy thắm, mực đượm, hết duyên giấy mực đều tàn phai. Tâm trạng của con người đã lây lan sang mọi vật. Một chữ “buồn” đứng giữa câu thơ nó như kéo cả bài thơ xuống một tâm trạng không thể cất lên được. Các từ ngữ : vắng, buồn, đọng, không thắm, sầu khắc hoạ rất rõ sự tàn lụi, buồn bã của sự sống. Dấu ba chấm cuối khổ thơ như một nốt nhạc trầm lắng. Ông đồ bị rơi vào quên lãng, vô tình bởi một thị hiếu đã chết, một phong tục bị bỏ quên, bởi sự vô cảm của người đời
Câu 1: ông đồ có nét chữ đẹp, mềm mại như rồng múa phượng bay
Câu 2:
Tham khảo:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Ông đồ xuất hiện khi hoa đào nở, báo hiệu một năm mới đã về. “Mỗi năm… lại thấy”, cấu trúc câu như vậy cho ta thấy điều đó như môt quy luật, đã thành nếp. Tết đến, xuân về, ông đồ xuất hiện với mực tàu, giấy đỏ – những công cụ nghề nghiệp không thể thiếu được cho nghệ thuật viết thư pháp, cho chữ của ông vào những ngày Tết. Dường như, giữa phố đông người, ồn ào tấp nập vào những ngày đó, thiếu vắng bóng dáng ông đồ là thiếu đi cả không khí đặc biệt, trang trọng của ngày lễ linh thiêng này. Màu mực tàu, giấy đỏ của ông bên hè phố đông người như dấy lên cái không khí ấm cúng của những ngày Tết, mang lại nét hương vị cổ truyền độc đáo của dân tộc.
Ông đồ xuất hiện là tâm điểm của mọi sự chú ý. Mọi người thuê ông viết chữ, họ ngợi khen tài năng của ông : “Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay”. Chỉ với hai câu thơ thôi, nhà thơ đã bộc lộ rõ tài năng viết chữ của ông. Những nét chữ tinh tế, tài hoa, điêu luyện trong nghệ thuật viết thư pháp. Bốn câu thơ của khổ thơ thứ hai, ta thấy ông đồ được mọi người quý trọng bởi tài nãng tuyệt vời. Hai khổ thơ đầu nhà thơ tạc lên hình ảnh ông đồ trong những năm nho học còn thịnh hành. Chơi chữ ngày Tết còn là thú chơi tao nhã và phổ biến của nhân dân ta. Đấy là dấu hiệu của vẻ đẹp văn hoá một thời, là sự tôn vinh giá trị văn hoá cổ truyền.
Nhung dường như, tất cả chỉ là sự kể lại, miêu tả những điều đã xảy ra trong quá khứ của dân tộc. Bởi ngay khổ thơ kế tiếp, đã là sự thay đổi đến chóng mặt. Thời gian lặp lại mà cuộc đời không hề lặp lại:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu….
Câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ ba này như một chiếc bản lề xoay đổi thời thế. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng” chỉ một câu thơ đơn giản thôi vậy mà trong nó có biết bao biến cố, sự kiện đã xảy ra và có những cái đã ra đi không bao giờ trở lại nữa. Từ “nhưng” đứng đầu, xác định một cách chắc nịch cuộc đời và thời thế đã thay đổi. Tất cả không còn như hai khổ thơ đầu tiên. Hai từ “mỗi” lặp lại trong một câu thơ năm chữ như không chỉ gõ nhịp cho bước suy tàn của thời gian mà còn gợi được cả cái không gian như vắng lặng, cô tịch. Câu hỏi vô định “Người thuê viết nay đâu ?” như một sự bất ngờ đến đau lòng của tác giả. Còn người thuê viết không đơn giản chỉ là còn trên đời một nghệ thuật viết chữ, được coi là nét đẹp truyền thống của dân tộc mà nó còn là câu chuyện tri âm, lòng ngưỡng mộ nhân tài. Hai câu thơ tiếp theo là biểu hiện sâu sắc nhất cho một câu chuyện đang bị người ta đẩy vào quên lãng, ghẻ lạnh :
Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu…
Hai câu thơ khiến người đọc lặng người. Động từ cảm giác “buồn” và “đọng” trong hai câu thơ này là những động từ chỉ trạng thái tĩnh lặng, không còn sức sống. “Giấy đỏ” và “nghiên mực” là những công cụ để ông đồ thể hiện nghệ thuật thư pháp của mình vào những ngày Tết. Nhưng khi còn duyên thì giấy thắm, mực đượm, hết duyên giấy mực đều tàn phai. Tâm trạng của con người đã lây lan sang mọi vật. Một chữ “buồn” đứng giữa câu thơ nó như kéo cả bài thơ xuống một tâm trạng không thể cất lên được. Các từ ngữ : vắng, buồn, đọng, không thắm, sầu khắc hoạ rất rõ sự tàn lụi, buồn bã của sự sống. Dấu ba chấm cuối khổ thơ như một nốt nhạc trầm lắng. Ông đồ bị rơi vào quên lãng, vô tình bởi một thị hiếu đã chết, một phong tục bị bỏ quên, bởi sự vô cảm của người đời
Tham khảo:
Mùa xuân vẫn tuần hoàn theo thời gian, vạn vật đổi, tưởng chừng như ông đồ, một vẫn mãi cùng mùa xuân vẽ nên cuộc sống dân tộc đến muôn đời. Thế nhưng, thật tàn nhẫn, mùa xuân đã đến, phố vẫn đông người qua nhưng ông đồ đã bị lãng quên từ bao giờ. Khi văn hoa Tây phương thắng thế, nền Nho học bị thất sủng, người ta không còn mảy may quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết, đến nền văn hoá vốn đã tồn tại đến nghìn năm qua của dân tộc. Quốc hồn, quốc túy bị xem thường và hình ảnh đại diện của nó cũng bị bứt bỏ ra khỏi tầm nhìn.
Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) lan tỏa nỗi buồn, thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người và thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay) gợi không gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ…
Thiên nhiên đồng cảm, còn con người thì vô tình đến đáng sợ. Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ Nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông đồ bị rơi vào quên lãng. Ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Đó cũng là tiếng thở dài của thế gian trước một lớp người sắp chìm vào quá vãng.
Nghệ thuật
- Từ "nhưng" bắt đầu khổ thơ như 1 cánh cửa khép lại thời kì hoàng kim, mở ra 1 thời kì khác với bao thay đổi
- Từ "mỗi" lặp lại 2 lần trong dòng thơ đầu, nhịp thơ chậm gợi bước đi của thời gian tring sự mòn mỏi, suy thoái "mỗi năm mỗi vắng", từ "vắng" khép lại câu thơ như 1 sự hụt hẫng, chơi vơi
- Câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?" -> 1 câu hỏi không có lòi đáp vừa khắc họa cảnh buồn vắng thê lương của ông đồ khi khách thuê chữ chẳng còn, vừa thể hiện sự ngậm ngùi, tiếc nuối của tác giả
- 2 câu thơ thứ 3 và 4 là 2 câu thơ tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc, tác giả đã mượn đồ vật để gửi gắm tâm sự của con người
Chúc bạn học tốt ^^
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?