Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
- Ẩn dụ : nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...
- Nhân hoá : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.
BPTT: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm
Cho người đọc thấy hình ảnh của chiếc thuyền sau một đêm lao động vất vả.
biện pháp nhân hóa
tác dụng : thể hiện thái độ ca ngợi sức sống , vẻ đẹp bình dị trong lao động.
Biện pháp tu từ : nhân hóa
Tác dụng : làm cho sự vật trở nên sinh động hơn,làm tăng sức gợi hình, gợi cảm và làm cho sự vật có đặc điểm, tính cách như một con người.
a. Quê hương
Tế Hanh :
Ông sinh năm 1921 , mất năm 2009, tên thật là Trần Tế Hanh. Ông là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà.
Bắt đầu sáng tác từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, góp mặt trong phong trào Thơ mới chặng cuối với những bài thơ về nỗi buồn, tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, ông bền bỉ sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến; luôn hướng ngòi bút về nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
b, Câu trần thuật