Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Phương thức biểu đạt: nghị luận
Nội dung: Nếp sống giản dị của Bác Hồ có nguồn gốc, giống như sự giản dị của những danh nho xưa, là một thú di dưỡng tinh thần.
b. Vì "Cái đẹp bắt nguồn từ sự giản dị", khi vẫn nuôi dưỡng được tâm hồn, vẫn cảm thấy sự thoải mái, tự do thì sự gản dị vươn tới tầm cái đẹp, không khoa trương, cầu kì.
c. Viết đoạn văn, học sinh có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình. Tham khảo quan niệm thế nào là cuộc sống đẹp sau đây:
- Là biết sống vì người khác, biết yêu thương, sẻ chia với người khác.
- Biết nghĩ đến bản thân mình, hoàn thiện bản thân mình.
- Sống có lí tưởng, ước mơ, khát vọng.
- Có ý chí, nghị lực.
a. PTBĐ: Nghị luận
Nội dung: về nếp sống giản dị của Bác Hồ.
b. Nếp sống giản dị của Bác là quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống vì nó giúp đem đến sự thanh cao cho cả tâm hồn và thể xác. Khi con người biết sống giản dị thì sẽ không bị những vật chất bề ngoài ràng buộc, có tâm sức làm những điều quan trọng và mình cho là có ích cho đời. Khi giúp đỡ và trở nên có ích trong cuộc đời này, con người sẽ thấy tâm hồn được thanh thản, nhẹ nhõm, sảng khoái. Từ đó mà càng thêm vui tươi, yêu đời và có nhiều năng lượng. Như vậy, sống giản dị là quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống, là lối sống tích cực.
c. Quan niệm về cuộc sống đẹp: Sống đẹp là sống có ích, không vì những tư lợi hay lợi ích vật chất mà làm cải biến hay suy chuyển những tư tưởng, mục đích của bản thân. Sống đẹp là lối sống tích cực, không bi quan, bi lụy, sầu muộn, sống an nhiên tự tại giữa dòng đời bon chen xô bồ. Sống đẹp là không chỉ nghĩ đến sự tiến bộ của bản thân mà còn có thể giúp đỡ được nhiều người. (dẫn chứng + phân tích)
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.
Em tham khảo nhé:
Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa giản dị và thanh cao. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị. NƠi, nơi làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh quê nhà quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, là nơi họp của bộ chính trị,... Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị: bộ quàn áo bà ba nâu, chiếc áo trân thủ, đôi dép lốp thô sơ,...Về việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém,cà muối, cháo hoa,...Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại nét đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của HCM:"Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ-Không thích nói to và đi lại rất khẽ cả trong vườn"Cách sống giản dị, đạm bạc của HCM lại vô cùng thanh cao. Dây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp giản dị mà vĩ đại của HCM trong hai câu thơ "Mong manh áo vải hồn muôn trượng/Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"
Tham khảo:
Từ bao đời nay, vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh vẫn luôn là tấm gương sáng về một nét sống đẹp dành cho chúng ta. Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.
Bài làm
Hồ Chí Minh - niềm tự hào của đại dân tộc chúng ta có lẽ không một ai trên đất nước Việt Nam lại không biết tới con người làm Cha , làm Bác của vạn người này. Đến nay Bác đã đi xa được 52 năm rồi nhưng Bác vẫn để lại cho chúng ta sự kính trọng , mến yêu từ tận đáy lòng. Vị chủ tịch ấy đã làm nên 1 điều kì tích khiến dân tộc ta có 1 bước ngoặt lịch sử rất vĩ đại. Nhưng đó không phải là tất cả lý do để mọi người kính trọng Bác như vậy, Bác còn khiến mọi người phải nể phục Bác vì phong cách riêng của mình - giản dị. Nhà văn Lê Anh Trà đã từng viết trong tác phẩm "Phong cách Hồ Chí Minh" rằng :“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích." hay nhà văn Phạm Văn Đồng đã đặt bút vào tờ soạn thảo bài "Lối sống giản dị của Bác Hồ" như sau :"Có rất nhiều câu chuyện kể về Bác Hồ khi Người về các địa phương làm việc. Vẫn là bộ quần áo kaki bạc màu giản dị và chiếc mũ cối, Người ra đồng thăm và nói chuyện với bà con nông dân, uống chung cốc nước trà xanh và ngồi bệt bên bờ cỏ để hỏi chuyện đồng bào. " Đấy, Bác sống thật giản dị nhưng không kham khổ mà rất đỗi thanh cao, trong sáng, rất đỗi lạc quan. Phong cách Hồ Chí Minh - phong cách văn hóa của con dân đất Việt !
Đoạn văn :
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.
b.
Trong cuộc sống của mỗi người, đức tính giản gị là vô cùng quan trọng. Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.