Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bố cục
- Mở bài: từ Dân ta đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
+ Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.
- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.
Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.
+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.
+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.
-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.
=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.
- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.
+ Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.
=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.
=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
VÀo đây bạn nhé
https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-binh-luan-tinh-than-tuong-than-tuong-ai.2976/
Nhà giáo không phải là nghề mà bất cứ ai cũng có thể là được, là giáo viên cần phải có biết bao nhiêu tình thương, lòng kiên nhẫn, nhiệt huyết và cả sự đồng cảm vô bờ thì mới có thể dẫn dắt được các thế hệ học trò trẻ sang bến bờ tương lai. Thật không sai khi ví thầy cô giáo như “người lái đò”, người lái đò đưa hết đoàn khách này đến đoàn khách kia, thầy cô giáo cũng là người ân cần dìu dắt các thế hệ học sinh qua từng bài giảng, hết thế hệ này đến thế hệ kia, thầy cô luôn là người hy sinh thầm lặng, che chắn những sóng gió bảo vệ học trò của mình.
Bên cạnh đó, thầy cô giáo cũng là người hết sức tâm lý, phải hiểu tính cách của từng người học trò của mình từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp dạy và học phù hợp. Trong lớp học không phải ai cũng tiếp thu tốt, sẽ có những bạn chậm hiểu hơn, thầy cô giáo phải là người hết sức kiên nhẫn, giảng giải lại từ từ từng chút một để đảm bảo học sinh của mình ai cũng hiểu hết bài học. Thầy cô giáo còn đóng vai trò như người cha người mẹ thứ hai dạy cho học sinh thế nào là lễ phép, và trở thành một người tốt. Có thể nói một ngày bạn đến trường gặp thầy cô giáo và bạn bè còn nhiều hơn bạn gặp bố mẹ, có lẽ trong một lớp nhiều học sinh như vậy thì thầy cô giáo không thể lúc nào cũng ở bên cạnh bạn chăm lo từng chút như bố mẹ, nhưng thầy cô giáo sẽ là những người luôn dõi theo bạn và kịp thời nhắc nhở và định hướng cho bạn khi bạn sai lối, khi bạn buồn và cô đơn thì thầy cô là những người luôn sẵn sàng lắng nghe và cho bạn những lời khuyên chân thành, bổ ích và kịp thời nhất.
Nghề giáo viên vất vả lắm mà mấy ai hiểu được, thầy cô giáo là người phải đến trường sớm nhất để chuẩn bị đón những người học trò của mình, thầy co cũng là người ra về trễ nhất sau khi các học sinh của mình đã về hết. Mấy ai biết được tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô nhòe đi vì những đêm soạn giáo án và chấm bài để kịp có điểm cho những cặp mắt háo hức mong chờ điểm số. Thầy cô giáo đã tiếp thêm tri thức, chắp cánh cho bao nhiêu ước mơ bay cao bay xa, nhưng khi đã đến được bến bờ bên kia thì có mấy ai còn nhớ đến người lái đò này nữa. Nhưng những người lái đò đó vẫn nhiệt huyết vẫn đem hết tất cả tri thức của mình để đưa nhiều thế hệ trẻ sang sông, chỉ cần một người nhớ đến là thầy cô đã vui mừng biết bao đó cũng là niềm động lực lớn để thầy cô giáo vững bước trên con đường dạy học của mình.
Các bạn hãy nhớ: “Không thầy đố mày làm nên” hãy biết thương yêu và trân trọng người thầy của mình vì đó là những người có công rất lớn đối với thành công của bạn ngày hôm này đấy, hãy gửi những lời tri ân chân thành nhất đến thầy cô giáo và ba mẹ vì đó là những người luôn ở bên cạnh dõi theo và nâng đỡ bạn từng bước trên đường đời.
I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu công lao và vai trò lớn lao của thầy cô giáo,....
II. Thân bài:
- Biểu cảm về công lao của thầy cô giáo.
VD:
Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến....
Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em....
- Nói về vai trò của thầy cô giáo, thầy cô như là người cha, người mẹ thứ hai,....
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
III. Kết bài:
- Cảm nghĩ chung của em về công lao to lớn đó, lời hứa.
a, Tìm hiểu đề và xác định ý
- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ
b, Lập dàn ý
- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé
- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác
- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con
c, Viết bài
Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi
Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống
Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
câu 1 :
Công thức thường gặp : mở bài bằng cách xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài.
1 Công thức khác: đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.
Câu 2 :
Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói
Câu 3 :
1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)
3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)
....v.v
Câu 4 :
Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích
Câu 5:
-Than ôi!
-Thê thảm thay .
-.....
câu 6
em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.
1/ Giải thích:
+ Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể:
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)
2/Chứng minh:
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic là đc
Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.(vì nếu làm theo công thức nhiều thì bn sẽ không thể phát huy khả năng văn chương của bạn !)
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
3/ Bình luận:
-giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.
=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:
- Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài:
Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
Câu 7:
Viết KB mở rộng hoặc ko mở rộng.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát,NHỚ không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.
Câu 8 :
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ , văn
- Thể thơ ( riêng cho thơ)
- Hình ảnh thơ , văn
-Tình cảm đc gửi gắm vào bài thơ , văn
- Chi tiết thơ , văn
- Giọng điệu
- Vần (nhịp) thơ. ( riêng thơ)
- Ngôn ngữ thơ , văn: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !...).
- Bố cục: chia thành các phần , các đoạn
Câu 9 : Có . Ko kb.
Hừm có vẻ như tớ thấy tớ làm sai câu 1 hay sao ý ! Nhưng tớ sẽ sửa lại thành
Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học,mỗi học sinh chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn.