Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
# | Ngành động vật | Đại diện | Hệ tuần hoàn | Hệ hô hấp |
1 | Động vật nguyên sinh | Trùng biến hình | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
2 | Ruột khoang | Thủy tức | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
3 | Các ngành giun (Giun tròn, giun dẹp, giun đốt) | Giun đốt | Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp qua da |
4 | Thân mềm | Ốc sên, mực… | Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở | Hô hấp qua mang đối với nhóm ở nước/ phổi đối với nhóm ở cạn |
5 | Chân khớp (Giáp xác, hình nhện, sâu bọ) | Châu chấu | Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn hở | Hô hấp qua hệ thống ống khí |
6 | Động vật có xương sống - Lớp cá | Cá chép | 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng mang |
7 | Động vật có xương sống - Lớp lưỡng cư | Ếch | 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi, da |
8 | Động vật có xương sống - Lớp bò sát | Thằn lằn | 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi |
9 | Động vật có xương sống - Lớp chim | Chim bồ câu | 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi, túi khí |
10 | Động vật có xương sống - Lớp thú | Thỏ | 3 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi |
Sự biến hóa của hai hệ này được thể hiện ở sự tiến hóa về cấu tạo và chức năng phức tạp hơn:
1. Hệ tuần hoàn
+ Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn được bảo vệ trong khoang ngực (tim,...)
+ Cấu tạo có tim 4 ngăn cùng hệ mạch tạo 2 vòng tuần hoàn
+ Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể -> trao đổi chất mạnh
2. Hệ hô hấp
+ Bao gồm: phổi, khí quản, phế quản
+ Phổi lớn gồm nhiều túi phổi với mạng mao mạch dày đặc
-> việc thực hiện trao đổi chất dễ dàng
+ Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự co giãn các cơ liên sườn và cơ hoành!
TK
Cá : tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín
*Bò sát: 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín
*Lưỡng cư: 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín
*Chim: 2 vòng tuần hoàn, tim bốn ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
*Lớp thú:2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu tươi, hệ tuần hoàn kín
Chọn đáp án A.
Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.
- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.
- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).
- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.
Chọn C
Nội dung I sai. Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa và thúc đẩy cả sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.
Nội dung II, III, IV đúng
Chọn đáp án B.
1 sai, có một phần Cacbon đi vào khoáng thạch (lớp trầm tích) do vậy không phải toàn bộ các nguyên tử cacbon được tuần toàn và không bị thoát khỏi chu trình.
2 sai, sinh vật sản xuất – thực vật không bao giờ thiếu Cacbon vì lượng Cacbon trong khí quyển có thể cung cấp đủ lượng Cacbon cần thiết cho cây.
3 Đúng, vì CO2 có thể hòa tan trong nước. Đây là quá trình axit hóa.
4 Đúng, tại mỗi bậc dinh dưỡng sinh vật sẽ biến một phần cacbon trong hợp chất hữu cơ thành cacbon vô cơ thông qua việc thực hiện quá trình hô hấp thải ra CO2.
Chọn đáp án C.
- I đúng: Cơ quan tiêu hóa dạng ống được hình thành ở những động vật đa bào bắt đầu từ giun.
- II sai: Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.
- III đúng: châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí, cá chép hô hấp bằng mang. 3 loài còn lại hô hấp bằng phổi, trong đó chỉ có trâu rừng và thằn lằn xảy ra trao đổi khí ở các phế nang; đại bàng tuy hô hấp bằng phổi nhưng thông qua các ống khí.
- IV đúng: Trâu rừng, thằn lằn, đại bàng có hệ tuần hoàn kép; châu chấu và cá chép có hệ tuần hoàn đơn.
Giải chi tiết:
(1) đúng, Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
Cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân ly
(2) đúng
(3) sai, tính phổ biến mới chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới
(4) đúng
Chọn B
Tiến hóa về hô hấp:
- Hệ hô hấp có chức năng lấy khí oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể và thải khí cacbonic từ cơ thể ra ngoài môi trường
- Hệ hô hấp đc tiến hóa từ những loài cơ quan hô hấp chưa phân hóa (trùng biến hình, thủy tức..) đến những loài có cơ quan hô hấp đơn giản qua da (giun đất ), nhờ hệ ống khí ( châu chấu), hô hấp bằng phổi và da ( ếch đồng) và hoàn chỉnh hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi ( các loài thú, các loài động vật có vú)
Tiến hóa về tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng: khí oxi, hooc môn, enzim đến các mô và tế bào, đông thời vận chuyển các chất tiết, khí cacbonic do tế bào và mô tiết ra
- Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm tim, động mạch và tĩnh mạch
+ Ở các động vật chưa có xương sống chưa xuất hiện hệ tuần hoàn
+ Các loài cá tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Các loài động vật có xương sống trên cạn có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (lưỡng cư) và 3 ngăn có vách hụt như bò sát, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
+ Ở chim và thú tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các ngành động vật:
Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá( Động vật nguyên sinh, Ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ( Giun đốt, chân khớp) đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ (Động vật có xương sống).
Ở động vật có xương sống có tim 2 ngăn ( Cá), tim 3 ngăn( Lưỡng cư), tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt ( Bò sát), tim 4 ngăn ( Chim, Thú).
chúc bạn học tốt !!