K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 10 2018

1. PTBĐ chính: biểu cảm

2. Nội dung chính: công lao sinh thành như trời bể của cha mẹ và nhắc nhớ con cái phải biết hiếu thảo, biết ơn cha mẹ.

3. BPTT: so sánh. 

Tác giả so sánh cái vô hình, trìu tượng với cái hữu hình, cụ thể của thiên nhiên, vũ trụ: "công cha" với "núi Thái Sơn", "nghĩa mẹ" với "nước trong nguồn" => cụ thể hóa công lao to lớn như trời bể của mẹ cha.

=> Để tỏ lòng biết ơn cha mẹ: các em chăm ngoan, học giỏi; lễ phép, vâng lời người lớn; nhường nhịn em,... là thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ...

4. Từ láy: mênh mông => có 1 từ láy

5. Từ ghép: công cha, nghĩa mẹ, biển đông, núi cao, biển rộng, cù lao, ghi lòng

6. Bài ca dao không có từ Hán Việt

13 tháng 2 2019

1. Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên là biểu cảm.

2. Nội dung chính của bài ca dao: Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu.

3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao : So sánh

Tác dụng : Gợi hình , gợi cảm

4. + ngoan ngoãn , vâng lời bố mẹ

    + chăm sóc, hỏi han khi bố, mẹ ốm đau

    + học hành chăm chỉ để bố, mẹ vui lòng

5. Bài ca dao có 1 từ láy : Mênh mông

6. Công cha , nghĩa mẹ , biến đông , núi cao , biển rộng , cù lao , ghi lòng

7. Không có từ Hán Việt trong bài ca dao

23 tháng 11 2021

nhanh đi mn :(

 

23 tháng 11 2021

a) chủ đề gia đình 

b) công lao sinh thành như trời bể của cha mẹ và nhắc nhớ con cái phải biết hiếu thảo, biết ơn cha mẹ.

2 tháng 12 2021

Mình Cần Gấp Giúp Mình Đi Mọi Người !

 

2 tháng 12 2021

a) sử dụng phương thức biểu đạt là biểu cảm
b) “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
c) so sánh
- Giá trị: 
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. 
d) học giỏi, ngoan ngoãn,....

31 tháng 10 2021

Bài ca dao trên được sử dụng biện pháp tu từ là so sánh, nhằm nhấn mạnh công lao, tình nghĩa to lớn của cha mẹ dành cho con của mình. Có thể thấy công cha vô cùng lớn lao, trong bài ca dao, công cha được so sánh với núi ngất trời, thể hiện sự hùng vĩ, lớn lao trong công lao nuôi nấng, dạy dỗ con. Nghĩa tình của mẹ thì luôn là vô bờ bến đối với con, bài ca dao so sánh nghĩa mẹ với nước ở Ngoài biển Đông, cũng phần nào thể hiện nghĩa tình của mẹ dành cho con dạt dào, bao la và lớn vô cùng. Biện pháp tu từ nhân hóa này làm cho bài ca dao thêm sinh động, gợi lên hình ảnh công lao của cha mẹ đối với con cái, tình nghĩa của cha mẹ luôn hùng vĩ, vĩnh cửu. 

31 tháng 10 2021

Tham khảo

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

a)thuộc bài ca dao công cha như núi ngất trời

b) sử dụng phương thức biểu đạt là biểu cảm

c) ẩn dụ: làm cho bài văn thêm sinh động

    so sánh: làm nổi bật vai trò to lớn của cha mẹ

    đối xứng: làm khắc sâu ấn tượng công cha đối với nghĩa mẹ,núi với biển

24 tháng 12 2021

Bài ca dao trên nói về công cha mẹ nuôi dưỡng, sinh thành chúng ta. Chúng ta phải biết ơn công lao của cha, của mẹ mà báo hiếu và không làm phụ lòng cha mẹ.

20 tháng 9 2021
  • Phân tích cách so sánh, ví von: "  Công cha – núi ngất trời." và "nghĩa mẹ – nước biển đông"  => Sự so sánh với những đại lượng khó xác định, chỉ sự lớn lao, vĩnh cửu của tự nhiên từ đó khẳng định công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đo đếm được.
  • “Cù lao chín chữ”: Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dạy bảo

=> Nội dung chính:  Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng=> Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.

Bài ca dao thứ hai: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Phân tích nội dung: 

  • Thời gian “Chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.
  • Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
  • Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

=> Nội dung: Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.

Bài ca dao thứ ba: là nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà):

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Phân tích nội dung:

  • Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kính
  • Hình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình
  • Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

=> Nội dung:  diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà, dạy chúng ta phải biết nhớ tới cha ông, anh em ruột thịt phải biết đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Bài ca dao thứ tư: là lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu:

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Phân tích nội dung:

  • Cặp từ “cùng chung” - “cùng thân”: thể hiện tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiết
  • Nghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống

=> Nội dung: Khuyên nhủ, nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Bài ca dao thứ nhất: đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • Cách ví von:" công cha, nghĩa mẹ- núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông"  là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt.
  • Hình ảnh: “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát. Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc. 
25 tháng 11 2021

Câu 1:

a, Chủ đề tình cảm gia đình

b, Bài ca dao cho thấy công lao to lớn của cha mẹ với con cái và nhắc nhở con cái phải có hiếu với cha mẹ. 

c, 

Em tham khảo:

Bptt: so sánh, ẩn dụ

- So sánh (công cha - núi ngất trời; nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông.

 Công lao và tình cảm của cha mẹ vô cùng lớn lao, vĩ đại. Việc so sánh với cái trừu tượng, to lớn nhằm thể hiện được tình thương yêu của cha mẹ là vô bờ bến, không thể đo đếm được.

- Ẩn dụ: (Núi cao biển rộng mênh mông)

 Khẳng định lại công lao của cha mẹ là vô tận, thiêng liêng và ấm áp vô cùng.

Câu 2:

a, Nếu em được HSG thì mẹ sẽ mua cho em máy tính mới

B. Càng mưa trời càng tối sớm

C. Tuy trời lạnh nhưng mọi người vẫn đến cuộc họp đúng giờ

D. Bởi chăm chỉ học tập nên Minh được mọi người yêu quý.