K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2016

1)            X + HCl \(\rightarrow\) NO

=> trong X còn muối Fe(NO3)2

\(n_{NO\left(1\right)}=\frac{7,84}{22,4}=0,35mol\);        \(n_{NO\left(2\right)}=\frac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)

Sau khi cho HCl vào X thì thu được dung dịch trong đó chứa: Cu2+ và Fe3+

Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Cu

Ta có:

\(\begin{cases}56x+64y=26,4\\3x+2y=3\left(0,35+0,05\right)\end{cases}\)\(\Leftrightarrow\begin{cases}x=0,3\\y=0,15\end{cases}\)

=> \(\%Fe=\frac{0,3.56}{26,4}.100\%=63,64\%\);     %Cu = 100% - %Fe = 36,36%

2) Số mol HNO3 than gia phản ứng = 4nNO(1) = 0,35.4 = 1,4(mol)

 

3) Gọi a , b lần lượt là số mol Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong X

=> a + b = 0,3

    2a + 3b + 2. 0,15 = 3.0,35

=> a = 0,15 (mol); b = 0,15 (mol)

=> trong X có : 0,15 mol Fe(NO3)2;   0,15 (mol) Fe(NO3)3   và 0,15 mol Cu(NO3)2

=> CM các chất đều bằng nhau và bằng: \(\frac{0,15}{0,8}=0,1875M\)

 

25 tháng 9 2016

Cho 17,7 gam hỗn hợp Cu,Zn,Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu dược dung dịch X cô cạn dung dịch X thu được 67,3 gam muối khan ( không có NH4NO3 ).Nung hỗn hợp muối khan này đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn
nNO3 trong muối = 67.3-17.7 / 62 = 0.8(mol)
Cu(NO3)2 >>CuO + 2NO2 + 1/2O2
Mg(NO3)2 >>MgO + 2NO2 + 1/2O2
Zn(NO3)2 >>ZnO + 2NO2 + 1/2O2
hoặc là M(NO3)2 >>MO + 2NO2 + 1/2O2 ( theo pt >> tỉ lệ mol)
>>m chất rắn = 24.1 (g)

25 tháng 9 2016

bạn có thể giải thích cho mình chỗ suy ra tỉ lệ mol k?

29 tháng 7 2020

1) Gọi x là hóa trị cao nhất của M

\(n_{NO}=\frac{4,48}{22,4}=0,2\left(mol\right)\); \(n_M=\frac{19,2}{M_M}\left(mol\right)\)

Có: \(M^0-xe\rightarrow M^{+x}\)

__ \(\frac{19,2}{M_M}\) --> \(\frac{19,2x}{M_M}\) -> \(\frac{19,2}{M_M}\)

=> Số mol e nhường: \(\frac{19,2x}{M_M}\)

Có: \(N^{+5}+3e\rightarrow N^{+2}\)

_________ 0,6 <--- 0,2

=> Số mol e nhận: 0,6

Áp dụng DDLBT e => \(\frac{19,2x}{M_M}=0,6=>M_M=32x\)

Xét x =1 => \(M_M=32\) k có

Xét x =2 => \(M_M=64=>\) M là Cu

Chất rắn cuối cùng thu được là CuO

=> \(m_{CuO}=\frac{19,2}{64}.80=24\left(g\right)\)

2) Gọi số mol NO và N2 lần lượt là a,b (mol)

Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}\frac{30a+28b}{a+b}=28,8\\a+b=0,125\end{matrix}\right.\) => \(\left\{{}\begin{matrix}a=0,05\left(mol\right)\\b=0,075\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

\(n_X=\frac{8,1}{M_X}\left(mol\right)\)

Có: \(X^0-3e\rightarrow X^{+3}\)

___ \(\frac{8,1}{M_X}\) -> \(\frac{24,3}{M_X}\)

Có: \(N^{+5}+3e\rightarrow N^{+2}\)

_________ 0,15 <- 0,05

\(2N^{+5}+10e\rightarrow N_2^0\)

_______ 0,75 <- 0,075

Áp dụng ĐLBT e => \(\frac{24,3}{M_X}=0,15+0,75\) => \(M_X=27\) => M là Al

\(m_{HNO_3}=0,5.2,5.63=78,75\left(mol\right)\)

m dd HNO3 = \(2500.12,5=31250\left(g\right)\)

=> C% = \(\frac{78,75}{31250}.100\%=0,252\%\)

21 tháng 8 2016

Dung dịch D chỉ chứa 1 chất tan duy nhất ,như vậy Na2O và Al2O3 vừa đủ để tạo muối NaAlO2 .

Chất rắn G là CuO , nung CuO + H2 -> Cu + H2O 

từ dữ kiện liên quan đến NO và NO2 ta có hệ phương trình với x = nNO2 và y = nNO 

x+y = 0,02 mol và 12x - 4y = 0 -> x = 0,005 và y = 0,015 mol 

tổng số e nhận = 0,005.1 + 0,015.3 = 0,05 mol -> nCu = 0,05/2 = 0,025 mol = nCuO.

ta có các phản ứng đối với Na2O và Al2O3 .

Na2O + H2O -> 2NaOH
a mol -----------> 2a mol .

2NaOH + Al2O3 -> 2NaAlO2 + H2O
2a mol --> a mol --> 2a mol.

muối duy nhất là NaAlO2 ,nMuoi' = 0,2 = 2a mol 

-> nNa2O = 0,1 mol ,nAl2O3 = 0,1 mol .

vậy , m = 0,025.80 + 0,1.62 + 0,1.102 = 18,4 g 

29 tháng 6 2017

cho t hoi la 12x-4y=0 la o dau

22 tháng 12 2019

1. Gọi số mol Mg và Al là a và b

nNO=0,3

Ta có 24a+27b=9,9(1)

Theo bảo toàn e: 2a+3b=0,3.3=0,9(2)

Từ (1 ) và (2 ) có hệ PT:

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{24a+27b=9,9}\\\text{2a+3b=0,3.3=0,9}\end{matrix}\right.\rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\text{a=0,3}\\b=0,1\end{matrix}\right.\)

\(\rightarrow\)mMg=0,3.24=7,2

mAl=0,1.27=2,7

b. Ta có nHNO3=4nNO=4.0,3=1,2mol

c. 4,95 mol X thì có 0,15 mol Mg; 0,05 mol AL

nN2=0,04

ne nhường=0,15.2+0,05.3=0,45

ne nhận =0,04.10=0,4<0,45

\(\rightarrow\)Có NH4NO3 và nNH4NO3=\(\frac{\text{0,45-0,4}}{8}\)=0,00625

Ta có muối =mMg(NO3)2+mAl(NO3)3+mNH4NO3

=0,15.148+0,05.213+0,00625.80=33,35

giải giúp mình mấy câu này với: 1, Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X ( không có ion amoni). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là ...
Đọc tiếp

giải giúp mình mấy câu này với:

1, Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X ( không có ion amoni). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là A. 29,89% B. 27,09% C.28,66% D. 30,08%

2, Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 3m gam chất răn khan. Giá trị của m là: A. 8,52 B. 7,81 C. 21,3 D. 12,78

3, Cho m gam Mg vào dung dịch có chưa 0,29 mol HNO3 loãng thì phản ứng vừa đủ, thu được 0,56 lít hỗn hợp gồm N2O và NO có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19,2 ( đktc). Giá trị của m là: A.2,64 B.1,92 C.1,8 D. 2,76

0