K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2021

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc quan hệquoocs tế phát triển theo bốn xu hướng sau: một là: xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế (từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu nhau. Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình giải quyết các tranh chấp. Hai là: sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm (nhưng Mĩ lại chủ trương "thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối, thống trị thế giới). Ba là: từ sau Chiến tranh lạnh dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng KH - KT, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm (các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng nhau hợp tác và phát triển như Liên minh châu Âu- EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN mà VN là một thành viên từ tháng 7 - 1995. Bốn là: tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái: Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước ở Trung Á..(nguyên nhân là do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ. Ở nhiều nơi, các cuộc xung đột diễn ra nghiêm trọng, kéo dài làm cho đất nước không ổn định  và gây bao đau khổ cho người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình và ổn định hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.

11 tháng 12 2017

Xu thế phát triển của thế giới:

- Hầu như tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp...

- Nhiều khu vực trên thế giới vẫn diễn ra nội chiến và xung đột.

- Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

4 tháng 2 2016

* Các xu thế phát triển :

- Một là : Sau chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

- Hai là : sau " Chiến tranh lạnh", quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt nổi bật là : mâu thuẫn và hòa hoãn, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

- Ba là : Tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau "chiến tranh lạnh", những ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại diễn ra nhữung chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố....Những mâu thuận sắc tốc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ thường có những căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không dễ dàng và thường kéo dài.

- Bốn là : Những năm 90 của thế kỹ XX sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

* Thời cơ và thách thức :

- Thời cơ :

   + Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

  + Các quốc gia có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm  quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để đưa đất nước phát triển.

  + Các dân tộc ngày càng có tiếng nói chung, đoàn kết cùng nhau đấu tranh vì một thế giới hòa bình ổn định, hợp tác phát triển vì công bằng hạnh phúc cho mỗi con người, cho mỗi dân tộc trên hành tinh.

- Thách thức :

  + Đối với các nước đang phát triển : Cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế - phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời. Phần lớn các nước đang phát triển đề từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng hạn chế. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển. Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữc truyền thông và hiện đại cần được lưu ý.

+ Đối với các nước phát triển : Cần làm cho các vấn đề xã hội được ổn định, nhất là sự phân hóa giàu nghèo và những mâu thuẫn nội tại của đất nước. Cần điều chỉnh các chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế hòa bình đang là nhu cầu đặt ra cho nhân loại.

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

28 tháng 11 2019

Đáp án: A

14 tháng 3 2018

Chọn đáp án A

8 tháng 11 2018

Chọn đáp án A.

Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”? A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao.  B. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để...
Đọc tiếp

Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?

A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao. 

B. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. 

C. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia. 

D. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3.

1
8 tháng 2 2017

Đáp án B

Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là thời cơ đối với các nước, tạo điều kiện xây dựng và phát triển đất nước.

- Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn dầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

=> Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển đã tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển về mọi mặt.

29 tháng 2 2016

- Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay :

 Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, xây dựng sức mạnh quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang.  

 Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp, tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi trong cạnh tranh.

  Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột; nguy cơ khủng bố và chủ nghĩa li khai…

  Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trở thành một xu thế khách quan, tạo nên thời cơ và thách thức cho các quốc gia đang phát triển.

- Những thời cơ và những thách thức đang đặt ra cho dân tộc Việt Nam :

 Thời cơ: Chúng ta có thể mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và các nguồn lực khác của thế giới, nhanh chóng đưa đất nước ta tiến lên kịp với thời đại

 Thách thức: Thách thức lớn nhất của chúng ta là trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém. Ngoài ra còn có âm mưu diễn biến hoà bình, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ suy thoái đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc. Tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông...