Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Tình cảm mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn “Tấm gương” đó là biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.
2.
Không miêu tả một con người cụ thể mà mượn hình ảnh của tấm gương làm điểm tựa cho bài văn. Qua đó, bộc lộ tình cảm của tác giả vi tấm gương luôn phản chiếu các sự vật xung quanh đúng như bản chất vốn có của nó. Do vậy, trong bài văn tác giả đã ngợi ca phẩm chất của gương nhưng là để ngợi ca đức tính trung thực ngay thẳng của con người.
3.
Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: từ đầu đến ... “sinh ra nó” nêu phẩm chất của gương
- Thân bài: tiếp đến... “không hổ thẹn” nêu lên các đức tính của gương.
- Kết bài: khẳng định lại phẩm chất của gương.
Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy mở bài, thân bài, kết bài có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tất cả đều hướng tới chủ đề của văn bản và tập trung biểu đạt một thứ tình cảm chủ yếu là biểu dương về tính trung thực.
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.
b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.
c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.
tham khảo
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm thiêng liên , cao quý của ông cha ta. đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Nó đc thể hiện qua những câu nói , hành động , qua thơ ca ....Và tình yêu quê hương đất nước đc thể hiện rõ nhất qua các bài thơ , ca dao trong trương trình ngữ văn 7 . Những câu thơ ca ấy đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Tình yêu quê hương đất nước đc thể hiện rộng dãi qua các lời thơ văn. Nó mang dấu ấn không quên trong lòng người đọc . đó là mọt tình yêu nồng nàn và sâu sắc.
Mở đầu tình yêu đất nước là những cảnh đẹp bao la của dân tộc , gợi cuộc sống thanh bình và yên ả:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đòng ngó bên ni đòng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Câu thơ ngắn gọn mà nhẹ nhàng đã gợi lên cảnh đẹp tràn đầy sức sống. Với nghệ thuật điệp ngữ cùng đảo ngữ :ni đồng , tê đồng , mênh mông , bát ngát . dã gợi ra không gian rộn lớn, bát ngát của cánh đồng miền quê. và cùng đó là phép so sánh: thân em như chẽn lúa đòng đòng .gợi ra vẻ đẹp tràn đầy sức sống thanh xuân và đầy hứa hẹn của người phụ nữ thôn quê. Qua đó ta thấy bài ca dao gợi cảnh sắc thôn quê con người nơi đây với tình yêu quý tự hào tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương.
Đọc bài thơ ta cảm thấy tự hào về quê hươngmình biết bao với bao cảnh đẹp bao la bát ngát. tình cảm yêu quý đến quê hương và cảm thấy tự hào và tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương. đọc câ ca dao ta cảm thấy thêm yêu quê hươn mình hơn.
Không chỉ trong ca dao tình yêu ấy đc thắp sáng mà còn thắp sáng qu những tác phẩm trung đại . Tiêu biểu có bài PHÒ GIÁ VỀ KINH của Trần Quang Khải:
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử qua
Thái bình trí lực
Vạn cổ thử gian san
Bài thơ đã dựng lại hào khí chiến thắng của dân tộc ta và khát vọng thái bình thịnh trị muôn đời. nhịp thơ nhanh khẩn cấp diễn tả khí thế chủ động áp đảo trước kẻ thù của quân đội nhà trần. Và cũng đồng thời tái hiên lại không khí cưa hai chiến thắng oanh liệt hào hùng của dân tộc ta và phản ánh sự thát bại thảm hại của kẻ thù. Với hai câu cuối giong thơ trầm xuống thể hiên khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc dưới thời trần. Đống thời đóa là lời động viên để phát triển đất nước bền vững muôn đời.
Thật cảm động trước tình yêu nước của trần quang khải . quả là một hào trưởng của dân tộc .Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén vào bên trong ý tưởng bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời trần.
Tình yêu quê hương đất nuocs thể hiên thật đẹp và cao cả . Tình yêu ấy mang trọn non sông gấm vóc quê nhà . từ những tình yêu ấy đã cho emthấy một tình yêu cao cả và thieng liêng của dân tộc ta . Vì vậy chúng ta nên học tập rèn luyện thật chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh và tiến bộ .
Tình yêu đất nước và quê hương mãi giữ vững trong lòng mọi người , trong nhân dân ta. Hãy cố gắngđể tình yêu nước đc phát huy với truyền thống cao đẹp của dân tộc .mỗi chúng ta phải học tập rèn luyện để xây dựng đất nước. Tình yêu quê hương đất nước thật đẹp , quý báu và thiêng liêng mỗi chúng ta nên giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy.
Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.
Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế
Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị; bác giản dị trong đời sống hằng ngày:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm
-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng
-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ
-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình
Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết
-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo
-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập
Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.
Câu 3: Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.
Công dụng của văn chương:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống
Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú
Mình cg học lớp 7 nà
Học tốt nha bạn
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy. Văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đòi. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ... của nhân vật, văn chương gây ra cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mồi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc nhũng bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”... Nhò' đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với nhừng biếu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chang những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hon, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhò' vậy, chúng ta cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hon những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc nhũng bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vòi đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người
♥Tomato♥