Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn ơi bạn thiếu biện pháp so sánh nhé và cũng cảm ơn bạn đã giúp mình
“Tháng giêng của bé” là một trong những bài thơ gợi cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Ngay từ câu mở đầu, tác giả đã vẽ ra một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng “Đồng làng….”. Ôi, đó chính là những cánh đồng làng quê xanh bát ngát, trải dài đến tận chân trời. Hơn thế nữa, tô điểm cho cánh đồng ấy còn là những ngọn cỏ heo may. Cảnh vật nhờ đó mà thêm lãng mạn biết bao. Bên cạnh đó, hình ảnh của “mầm cây” cùng “tiếng chim” như làm cho đoạn thơ có thêm những thanh âm, nhịp điệu. Ta nhận thấy những âm thanh này chẳng có gì xa lạ với một làng quê nhưng đọc câu thơ nghe sao hay và êm tai đến thế. Có cảm giác như ta đang lạc vào bản nhạc của cô chim sơn ca trong vườn vậy. Hơn thế nữa, tác giả còn thành công khi sử dụng hàng loạt thủ pháp nhân hóa qua các từ ngữ: “tỉnh giấc, trốn tìm, viết tiếp, gom, lim dim” vừa giúp cho câu thơ thêm sinh động vừa nhấn mạnh vẻ đẹp của tháng giêng… Ấn tượng hơn cả còn là câu hỏi tu từ “Tháng giêng đến tự bao giờ?”. Điều này vừa như tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu thơ vừa nhấn mạnh hình ảnh của “Tháng Giêng”. Thật vậy, bài thơ đã miêu tả cảnh sắc thiên nhiên vào tháng giêng như một bức họa nên thơ, tươi đẹp và đầy sức sống. Thầm cảm ơn tác giả đã đem đến cho bạn đọc những áng thơ hay đến thế này.
1a,
- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.
1b
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Câu ca dao nói về tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó. Qua đó ngầm ca ngợi đứa tính thương chồng thương con, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.
Chồng ta áo rách ta thương
Chính là tình cảm yêu thương chân thành vô vị lợi mà người vợ dành cho chồng, không màng đến tiền bạc vật chất. Chồng dù nghèo, áo rách nhưng vẫn thương hết lòng.
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Giàu sang phú quý vật chất dồi dào nhưng những thứ đó là của người khác, chứ không thuộc về chồng mình. Người phụ nữ có chồng trong bài không so sánh chồng mình với chồng người khác, không vì cái áo rách mà tủi thân với áo gấm xông hương … “Mặc người” là một sự khằng định chắc chắn cho tấm lòng thương chồng, thủy chung của người phụ nữ. Dù thế nào, cũng một lòng một dạ thương yêu gắn bó với chồng của mình. Ngoài ra, từ biện pháp đối chữ “chồng ta” và “chồng người”, áo rách và áo gấm, thương = mặc (bỏ mặc) làm cho câu ca dao trở nên sống động và dí dỏm.
a. So sánh, ẩn dụ
Tác dụng: tất cả các sự vật đều được so sánh ngầm với "nắng". Đó là kết tinh của những gì đẹp nhất, đem đến sự sống, ánh sáng cho vạn vật.
b. So sánh -> khắc họa rõ nét số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, không được tự quyết định tương lai, hạnh phúc của mình
1. BPTT: Ẩn dụ
Tác dụng: Cho thấy tấm lòng thủy chung, son sắt, tình yêu thương và sẵn lòng đồng cam cộng khổ của người vợ. Tác giả lấy hình ảnh cái áo để chỉ tình cảm đó, đây là phẩm chất đáng quý của người phụ nữ VN
2. BPTT: nhân hóa
Tác dụng: Làm cho mọi vật trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn.