K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2023

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Biện pháp nghệ thuật so sánh: "như"

Tác dụng: làm giàu tính gợi hình ảnh "mặt trời" vào trong sự miêu tả đặt vào câu thơ, giúp người đọc hình dung được rõ sự vật đang gợi tả hơn. Đồng thời tăng giá trị diễn đạt làm hấp dẫn đọc giả hơn.

"Sóng đã cài then đêm sập cửa"

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: "cài then"

Tác dụng: làm hình ảnh "sóng" trở nên sinh động, gần gũi hơn với đọc giả từ đó làm giàu giá trị gợi hình gợi cảm của câu thơ hơn, hấp dẫn hơn.

16 tháng 7 2023
Biện pháp nghệ thuật: So sánh

Tác dụng: Tạo hình ảnh mạnh mẽ và sống động, tăng tính hình tượng và thể hiện sự mạnh mẽ, sức mạnh của mặt trời khi lặn xuống biển.

8 tháng 8 2023

Xác định: BPTT so sánh và BPTT nhân hóa.

Chỉ:

BPTT so sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

BPTT nhân hóa: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa".

13 tháng 8 2018

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.

13 tháng 8 2018

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sáng đã cài then đêm sập cửa "

( " Đoàn thuyền đánh cá " - Huy Cận )

* So sánh Mặt trời như Hòn lửa

* Nhân hóa Cài, sập.

⇒⇒ Tác dụng Miêu tả sự kì vĩ, lớn lao của thiên nhiên vũ trụ, giống như một ngôi nhà khổng lồ vậy. trong đó, sóng là then cài còn màn đêm là cánh cửa. Thiên nhiên, mặt trời thật hùng vĩ tráng lệ, huy hoàng, gợi ra một bức tranh về cảnh trên biển lúc hoàng hôn. vạn vật đang có sự chuyển giao giữa ngày và đêm, bước dần vào trạng thái nghỉ ngơi.

a) Biện pháp tu từ: So sánh "cái lầm đó" với "ảo ảnh của một dòng nước".

                               Nói quá: "Khác gì ảo ảnh của... giữa sa mạc.

=> Tác dụng: Thể hiện sự mong ngóng đến gần như tuyệt vọng của đứa con khi nó khao khát tình mẹ đến cháy bỏng. Giúp cho người đọc hiểu thêm về phần nào tâm hồn, ước muốn mãnh liệt muốn được gặp mẹ của Hồng. Đồng thời khắc họa được tâm lý vừa thẹn vừa tủi cực của Hồng nếu người quay lại ấy không phải là mẹ. 

b) Biện pháp tu từ giống câu văn trên là: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

- So sánh: "những cổ tục" với "hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ".

=> Tác dụng: Thể hiện rõ sự căm ghét của Hồng với các hủ tục đã đày đọa mẹ đồng thời làm nổi bật lên sự thấu hiểu, thông cảm, tình yêu thương mẹ, sẵn sàng bênh vực và bảo vệ mẹ của chú bé Hồng. 

15 tháng 9 2016

1) " rất kịch" có nghãi là giả tạo , dối trá , không đúng sự thật 

2) a) cổ tục là những luật lệ hà khắc của thời xưa cũ nhằm kìm nén sự phát triển của ng phụ nữ Việt Nam.

B) so sánh, liệt kê.

C) qua biện pháp nghệ thuật so sáng và liệt kê kết hợp việc dùng các động từ mạnh như : vồ , cắn , nhai, nghiến trong câu văn : "giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cụ thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến ch kì náy vụn mới thôi" đã thể hiện rất rõ được sự căm ghét , hận thù của nhân vật bé Hồng . Em ghét những hủ tục xưa cũ đã khiến mẹ của em phải sinh đẻ 1 cách giấu giếm, không cho mẹ em một con đường  , lối thoát khiến mẹ khổ sở , cực nhọc . Em muốn bảo vệ mẹ , che chở cho mẹ . Qua tất cả các biện pháp tu từ đã sử dụng trong câu văn , tác giả đã cho thấy được Hồng là 1 chú bé có tình yêu thương mẹ vô cùng.

15 tháng 9 2016

Ai hướng dẫn giúp mình với

 

11 tháng 9 2018

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa:

  • Hình tượng hóa hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.
  • Thể hiện sự tưởng tượng đặc sắc của nhà thơ Huy Cận về hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.
  • Thể hiện xúc cảm của nhà thơ trong buổi chiều khi nhìn thấy mặt trời từ từ khuất dần dưới mặt nước biển.
  • Tạo một tiền đề để làm nổi bật hình ảnh người ngư dân trong hai câu cuối của khổ thơ: Mặt trời khuất dần trên mặt biển như kết thúc một ngày lao động; trong khi đó, đây lại là thời điểm người ngư dân bắt đầu cho một buổi lao động mới: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa”, nhưng “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” và trong tâm thế “Câu hát căng buồm cùng gió khơi
10 tháng 9 2018

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm

29 tháng 6 2018

a ,

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.

b,

Phép nhân hoá ở đây- được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Tài tình hơn là hình ảnh nhân hoá được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh Mưa hiện lên sống động như thật. Người đọc có thể thấy và cảm nhận được ngay.

c ,

Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, trăng như người dưng đi qua, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Người có lương tâm, lương tri mới biết sám hối. Biết sám hối để tự hoàn thiện nhân cách, tự vươn lên, hướng tâm hồn về ánh sáng và cái cao cả. Không đao to búa lớn, không đại ngôn, mà trái lại, giọng thơ thầm thì như trò chuyện, giãi bày tâm sự, nhà thơ đang trò chuyện với mình.

=> Chất trữ tình của thơ ca trở nên sâu lắng, chân thành.

29 tháng 6 2018

a,

”Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển.
Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.
Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong đêm.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động.
Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí chung của cả bài thơ.

5 tháng 8 2021
Biện pháp nghệ thuật trong khổ cuối của nước đại việt ta là: biện pháp liệt kê Tác dung là:Dẫn chứng xác thực theo trình tự lịch sử lđ sự thảm bại của quân thù và chiến công lẫy lừng của dân tộc.
5 tháng 5 2023

Biện pháp tu từ là phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng “mảnh hồn làng”.