Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “(1)- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. (2) Chỉ e việc quân cơ khó liệu, thế giặc khôn lường. (3)Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
“(1)- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. (2) Chỉ e việc quân cơ khó liệu, thế giặc khôn lường. (3)Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng…”
(Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ)
1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Lời nói đó thể hiện vẻ đẹp gì của nhân vật? (1,5đ)
2. Ghi lại 1 từ láy có trong đoạn trích? Tìm từ trái nghĩa với từ vừa tìm được?(0,5đ)
3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn (1). Cho biết câu đó thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo? (1đ)
4. Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu (2) thuộc kiểu câu gì? Vì sao?(0,5đ)
5. Em hiểu những hình ảnh “thế trẻ tre”, “mùa dưa chín quá kì”, như thế nào? Đó có phải đều là hình ảnh ẩn dụ không? (1,5đ)
6. Trong xã hội ngày nay, người phụ nữ không chỉ làm tốt công việc chăm lo gia đình mà họ còn có vai trò quan trọng trong xã hội. Từ đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy. (2đ)
7. Cho câu chủ đề sau: “Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh.”
Viết tiếp câu trên để hoàn chỉnh đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 – 12 câu). Trong đoạn văn sử dụng 1 câu ghép, 1 trợ từ. (gạch chân, chú thích kiến thức Tiếng Việt). (3đ)
Câu ghép: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường."
Từ Hán - việt: chàng, thiếp
Tớ cảm ơn