Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.
Ví dụ :Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư:
- Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường.
- Hoạn Thư cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo.
- Hoạn Thư và Kiều chung chồng => đều là nạn nhân chế độ đa thê
- Hoạn Thư lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng.
=> Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt.
* Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí.
a) Lời dẫn trực tiếp: "- Thiếp cảm ơn..."
Dấu hiệu nhận biết có dấu gạch ngang đầu dòng.
b) ND: Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang.
Qua đó em hiểu đc VN là 1 người vợ thương chồng, mẹ yêu con, thủy chung, vị tha.
a. Lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất vị tha, sống có tình có nghĩa của nàng.
b. Đây là một kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu:
- Là một cái kết có hậu:
+ Vũ Nương được cứu sống.
+ Được sống bất tử, giàu sang.
+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.
- Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:
+ Vẫn nhớ thương gia đình.
+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.
Kết thúc này là kết thúc tất yếu, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.
1. ngôi kể thứ 3
2. Trương Sinh lập đền Giải oan cho Vũ Nuương , Vũ Nương nói những lời từ biệt Trương Sinh
3.''Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng ,sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng ,rực rỡ đầy sông,lúc ẩn , lúc hiện"
1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.
2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.
c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)
- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)
Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
Phần cuối là sự sáng tạo của tác giả
+ Vũ Nương trở thành tiên nữ dưới thủy cung, đây là sự sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ.
+ Yếu tố kì ảo tạo ra màu sắc lung linh, nhưng cái ảo không tách rời hiện thực.
+ Cái kết có hậu chính là sự sáng tạo kết thúc có hậu, hoàn trả những điều xứng với giá trị, phẩm chất của Vũ Nương, qua đó thể hiện sự công bẳng, nỗi oan của nhân vật có cơ hội được hóa giải.
+ Cái kết có hậu cho nhân vật tiết hạnh được xây dựng bằng các chi tiết kì ảo để an ủi linh hồn của Vũ Nương, điều này phần nào khỏa lấp sự mất mát.
+ Nguyễn Dữ đồng thời cũng khiến cho bi kịch được đề cập tới trở nên sâu sắc và ám ảnh hơn: con người bị chia cắt vĩnh viễn với cuộc sống trần thế.
Những tác phẩm nói lên thân phận bất hạnh, khổ cực của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương.
- Truyện Kiều - Nguyễn Du.
- Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính (truyện dân gian).