K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

Chọn B

18 tháng 3 2021

Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh hệt các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội. Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.

Dĩ nhiên, bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người.

 

Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.

Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…

Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.

Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam.

  

Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"

Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến p, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý để án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên. Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.



 

5 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Trong đoạn trích, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Qua đây, có thể thấy rằng lòng yêu nước của ông là vô cùng sâu sắc

25 tháng 11 2021

 Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

2 tháng 3 2019

  "Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông"
 
Tên tuổi người anh hùng Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công hiển hách ấy. Ông là tác giả cuốn "Binh thư yếu lược" và "Hịch tướng sĩ" bất hủ. Năm 1285, Hốt Tất Liệt lại sai Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trước đó, Trần Quốc Tuấn đã được vua Trần cử giữ chức Tiết chế thống lĩnh. Và ông đã viết “Hịch tướng sĩ” kêu gọi ba quân, vương hầu, tướng lĩnh học tập binh thư, rèn tập giáo mác, cung tên, chiến mã, sẵn sàng quyết chiến quyết thắng lũ xâm lược.
 
Đoạn văn sau đây trích trong bài "Hịch tướng sĩ":
 
... "Huống chi, ta cùng các ngươi sinh thời loạn lạc.... Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng "...
 
1. Câu thứ nhất là một lời tâm huyết của vị thông soái thổ lộ tâm tình với các tướng sĩ: cùng một thế hệ đang gánh vác sứ mệnh lịch sử. “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ”. " Thời loạn lạc và buổi gian nan " ấy là khi đất nước ta đang đứng trước họa xâm lăng của quân Mông cổ. Ta cùng các ngươi đang chung chịu gian nan thử thách nặng nề, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, cùng vinh, nhục với dân tộc và đất nước.
 
2. Bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc. Sau thảm bại lần thứ nhất 1258, cậy thế "Thiên triều", đế quốc Nguyên - Mông liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu. Chẳng khác nào lũ thái thú thuở nào, sứ giặc Mông cổ "nghênh ngang đi lại ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà mắng triều đình, đem thân dê chó ma bắt nạt tể phụ ". “Lưỡi cú diều ”, “thân dê chó ”là hai hình ảnh ẩn dụ lột tả bộ mặt tham tàn của bọn ngụy sứ. Hành động của chúng thì ngang ngược, “nghênh ngang ”, coi Đại Việt và kinh thành Thăng Long là quận huyện của chúng. Cậy thế nước lớn chúng ra sức hoành hành, vừa “bắt nạt ”, vừa "sỉ mắng" triều đình và vua tôi nhà Trần. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc. Trần Quốc Tuấn đã biểu lộ lòng căm thù và khinh bỉ đối với sứ giặc, khêu gợi ý thức dân tộc đối với tướng sĩ.
 
Lòng tham vô đáy là bản chất của bọn giặc phương Bắc. Lúc thì chúng "thác mệnh Hốt Tất Liệt" mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng lúc thì chúng "giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn". Giặc tìm đủ trăm phương nghìn kế "mà đòi...mà thu... để vét..." tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy. Nghệ thuật đối ngẫu được vận dụng sắc bén làm nổi bật hành động và dã tâm của bọn sứ giặc. Mỗi vế câu vạch trần một âm mưu, một hành động tham tàn của bọn sứ giặc: “Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình // đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ; thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng // giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn ”.
 
Lòng căm thù giặc như ngọn lửa ngày một bốc cao. Tác giả gọi sứ giặc là hổ đói không thể khoan nhượng, không thể khoanh tay ngồi nhìn chúng hoành hành. Với cái nhìn sáng suốt, ông đưa ra một so sánh vô cùng sâu sắc: khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !. Hổ đói phải ném cho chúng bao nhiêu thịt mới vừa, có lúc người nuôi hổ đói phải thế mạng !. Cũng như phải cống nạp bao nhiêu ngọc lụa, bạc vàng cho thỏa lòng tham vô đáy của lũ giặc ! vạ về sau mà Trần Quốc Tuấn chỉ rõ là thảm họa nước mất nhà tan, cùng các ngươi bị giặc bắt, đau xót biết chừng nào ? ”.
 
Một trong những yêu cầu của hịch là vạch trần tính chất phi nghĩa, dã man của đối phương, của giặc để khêu gợi lòng căm thù giặc của đông đảo nhân dân. Đoạn văn trên đây với cách lập luận sắc bén, cách đưa dẫn chứng, với nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, cách cấu trúc các vế biền ngẫu đối xứng... đã tạo nên giọng văn đanh thép, (lùng hồn, mạnh mẽ, đầy ấn tượng).
 
3. Phần hai của đoạn văn sục sôi nhiệt huyết và tinh quyết chiến. Một tâm trạng nhiều đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc, trước họa xâm lăng đang đến gần. Ăn và ngủ là những nhu cầu sống không thể thiếu được đối với mỗi người. Thế mà vị thống soái đã và đang trải qua những đêm ngày căng thẳng. Tới bữa “quên ăn ”, nửa đêm "vỗ gối đau đớn, tủi nhục đến cực độ "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ".Một cách nói cụ thể, ám ảnh. Một cách diễn tả mạnh mẽ qua các vế câu cân xứng, hô ứng (chủ yếu mỗi vế 4 từ) làm nổi bật tâm trạng của người anh hùng khi Tổ quốc Đại Việt lâm nguy:
 
" Ta thường / tới bữa quên ăn / nửa đêm vổ gối / ruột đau như cắt / nước mắt đầm đìa"...
 
Cái nguyên cớ sâu xa của nỗi đau, của sự căm tức của vị thống soái cũng thật phi thường, quyết không dung tha lũ giặc cướp: căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù !”. Các động từ mạnh được sử dụng rất đắt dể diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục: "xả" thịt, “lột" da, “nuốt" gan, "uống" máu (quân thù). Đó là cách nói, cách biểu thị của người xưa quyết không đội trời chung với giặc !
 
Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn. Từ tâm trạng mà thể hiện thái độ, từ thái độ mà biểu thị hành động, đó là cấu trúc nội tại ý tưởng - cảm xúc đoạn văn trên. Vị thống soái quyết một phen sống, mái với giặc Nguyên - Mông:
 
"Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng !"

"Trăm thân...nghìn xác... " là cách nói thậm xưng, là phép khoa trương trong phú, hịch ngày xưa. "Nội cỏ" là đồng cỏ, bãi chiến trường: "Xác gói trong da ngựa" là điển tích nói lên niềm kiêu hãnh tự hào của các tráng sĩ, tướng tá ngày xưa được hi sinh trên chiến địa. Tác giả đã có một cách nói rất hay, rất sâu sắc và độc đáo về một lời thể thiêng liêng, thể hiện tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến của người anh hùng thuở "Bình Nguyên". Chính vì vậy mà khi giặc Nguyên Mông tràn vào nước ta mạnh như gió lướt sóng dữ, ông vẫn ung dung, nghiêm nghị tâu với vua Trần Nhân Tông. "Nếu hệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã !...
 
Đoạn văn trên đây tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của lí lẽ và cảm xúc kết hợp hài hòa. Giọng văn đanh thép, hùng hồn. Hình ảnh quân giặc tham lam, tàn bạo bao nhiêu thì hình ảnh Trần Quốc Tuấn lại hiên ngang, lẫm liệt và anh hùng bây nhiêu ! Đoạn văn đã làm sống lại những năm tháng hào hùng thuở "Bình Nguyên". Nó như tiếng kèn vang dội non sông, nâng cao dũng khí đoàn quân ào ào xung trận với quyết tâm "phá cường địch, báo hoàng ân". Thể hịch dưới ngòi bút Trần Quốc Tuấn đã trở thành bản anh hùng ca thời đại "Hịch tướng sĩ" là bài ca yêu nước thể hiện cao đẹp tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta, biểu hiện rực rỡ nhất "Hào khí Đông A".

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
Câu 2. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:“Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường....
Đọc tiếp

Câu 2. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

“Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.(Ngữ văn 8, tập 2)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

b. Qua đoạn trích trên, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học lệch lạc ấy là gì?

c. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của từng câu in đậm trong đoạn trích trên?

3
2 tháng 3 2020

a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.

b. Tác giả phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

3 tháng 3 2020

in đậm là Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

1) tha hương câu thực là đi xa quê kiếm ăn

2) Phương thức biểu đạt trong đoạn văn là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

3) Nội dung: Gần đến ngày giỗ cha, mẹ cậu bé Hồng vẫn chưa về. Người cô rót vào tai cậu những lời cay độc để cậu ghét bỏ mẹ, một người phụ nữ bị tội góa chồng, nợ nần, bỏ con đi tha phương cầu thực

4) 3 trường từ vựng chỉ thái độ: rất kịch ( giả dối), khinh miệt, ruồng rẫy

5) là từ láy

7) rất kịch có nghĩa là rất giống đóng kịch; ở đây nghĩa là giả dối

tính cách nhân vật người cô: 

- Là một người giả tạo, độc ác

- Là hiện thân của xã hội phong kiến xưa

=> Là một người gian ác, tâm địa đầy những toan tính. Muốn gieo vào đầu Hồng những lời cay độc để cậu ghét mẹ.