K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: HỌC CƠ BẢN MƠI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519 thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

HỌC CƠ BẢN MƠI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519 thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.

Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

(Theo Xuân Yên)

Câu hỏi:

a. Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

b. Bài có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng trong bài.

(Gợi ý: Câu mở đầu đối lập nhiều người và ít ai là dùng phép lập luận gì? Câu chuyện Đơ Vanh-xi vẽ trứng đóng vai tro gì trong bài? Hãy chỉ ra đâu là nhân, đâu là quả trong lập luận ở đoạn kết bài)

 

 

4
25 tháng 4 2017

a. Đọc bài văn “Học cơ bản mới trở thành tài lớn”, chúng ta nhận thấy tư tưởng chủ đạo của bài văn là: Muốn trở thành những người tài giỏi, nổi tiếng thì phải học những điều cơ bản nhất.

- Tư tưởng trên của bài văn thể hiện ở nhừng câu văn mang luận điếm cụ thế như sau:

+ “Chỉ ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ”.

+ “Và cũng chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho những điều cơ bản nhất., chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi...”.

b. Bài văn có bố cục gồm ba phần, mỗi phần tương ứng với một đoạn văn và mồi một đoạn văn lại có cách lập luận riêng, tạo nên sự thông nhất, chạt chẽ trong toàn bài. Điều này được thế hiện cụ thể:

Mở bài: (đoạn 1) “Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài”. Tác giả lập luận ở đoạn văn này theo cách suy luận tương phản, đối lập: “nhiều người” >< “ít ai”

Thân bài: (đoạn 2) Từ “danh họa” đến “họa sĩ lớn thời Phục hưng”. Tác giả kể chuyện Đơ Vanh-xi học vẽ trứng để làm dẫn chứng, chứng minh cho luận điểm ở phần mở bài và kết luận ở phần kết bài.

- Tác giả đã lập luận theo quan hệ nhân quả (Thầy giáo dạy trò luyện những nét cơ bản nhất -> kết quả trò đã trở thành tài lớn).

Kết bài: (đoạn 3) phần còn lại. Tác giả lập luận theo quan hệ nhân quả: “Ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh”, “những ông thầy lớn”, “thầy giỏi”(nhân); “có tiền đề”, “mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất” (quả).

25 tháng 4 2017

a. Đọc bài văn “Học cơ bản mới trở thành tài lớn”, chúng ta nhận thấy tư tưởng chủ đạo của bài văn là: Muốn trở thành những người tài giỏi, nổi tiếng thì phải học những điều cơ bản nhất. - Tư tưởng trên của bài văn thể hiện ở nhừng câu văn mang luận điếm cụ thế như sau: + “Chỉ ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ”. + “Và cũng chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho những điều cơ bản nhất., chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi...”.

b. Bài vãn có bố cục gồm ba phần, mỗi phần tương ứng với một đoạn văn và mồi một đoạn văn lại có cách lập luận riêng, tạo nên sự thông nhất, chạt chẽ trong toàn bài. Điều này được thế hiện cụ thể:
Mở bài: (đoạn 1) “Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài”. Tác giả lập luận ở đoạn văn này theo cách suy luận tương phản, đối lập: “nhiều người” >< “ít ai”
Thân bài: (đoạn 2) Từ “danh họa” đến “họa sĩ lớn thời Phục hưng”. Tác giả kể chuyện Đơ Vanh-xi học vẽ trứng để làm dẫn chứng, chứng minh cho luận điểm ở phần mở bài và kết luận ở phần kết bài. - Tác giả đã lập luận theo quan hệ nhân quả (Thầy giáo dạy trò luyện những nét cơ bản nhất -> kết quả trò đã trở thành tài lớn).
Kết bài: (đoạn 3) phần còn lại. Tác giả lập luận theo quan hệ nhân quả: “Ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh”, “những ông thầy lớn”, “thầy giỏi”(nhân); “có tiền đề”, “mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất” (quả).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:                     HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                    HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng. Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

(Theo Xuân Yên)

Bài văn trên có phải là bài văn nghị luận không?

A. Có 

B. Không

1
16 tháng 5 2018

Đáp án: A

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:

? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.

? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

 a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

 b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

 c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1
14 tháng 4 2020

Bố cục

- Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+  Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

+  Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

     Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.

+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.

+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.

-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.

=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.

- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

+  Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.

=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.

=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

10 tháng 9 2018

a.

- Luận điểm cơ bản của bài này là: Đừng sợ vấp ngã.

- Những câu văn mang luận điểm đó:

    + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

    + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

b. Người viết đưa ra những dẫn chứng hết sức xác thực:

- Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hằng ngày.

- Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng vấp ngã không cản trở việc họ thành đạt vẻ vang về sau.

Qua đó, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0
19 tháng 1 2017

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

10 tháng 2 2017

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

Văn nghị luậnCho đề bài “Thương người như thể thương thân”:a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.Gợi ý trả lờia. Đề bài “Thương người như thể thương thân”- Đề bài nêu lên vấn đề gì?- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?- Đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận
Cho đề bài “Thương người như thể thương thân”:
a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.
b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
Gợi ý trả lời
a. Đề bài “Thương người như thể thương thân”
- Đề bài nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?

b. Lập ý cho đề văn.
- Luận điểm: nêu ra ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của con về tình yêu thương
con người.
-> Xây dựng luận điểm chính và cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ.
( Gợi ý luận điểm phụ:
Trả lời các câu hỏi: Giải thích thế nào là thương người, thương thân? Tại sao cần thương người
như thể thương thân? Bài học rút ra? Mở rộng vấn đề, phê phán những người sống ích kỉ, hẹp
hòi,...)
- Luận cứ: Liệt kê các lí do vì sao cần thương người như thể thương thân (lí lẽ) và
chọn dẫn chứng quan trọng.
(dẫn chứng trong gia đình và ngoài xã hội: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc
ta trong chiến tranh; cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi
thiên tai bão lũ, ...)

c. Lập luận
Nên bắt đầu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” từ đâu? Có nên bắt
đầu bằng việc miêu tả một người giàu tình yêu thương hay không? Hay bắt đầu đi từ
định nghĩa thương người là gì, thương thân là gì rồi đưa ra lời khuyên?
-> Hãy xây dựng trình tự lập luận để giải quyết đề bài.

mình đang cần gấp các bạn giúp mình với ~~~

0