K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 6: Ở Nam Phi là khu vực giàu khoáng sản nhưng vẫn nghèo là do:
   A. Chưa khai thác.
   B. Bị xâm lược.
   C. Xung đột sắc tộc.
   D. Phân biệt chủng tộc.
Câu 7: Nét độc đáo của địa hình Nam Phi là:
   A. Đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1 000m.
   B. Có thảm thực vật của vùng ôn đới.
   C. Ven biển có nhiều đồng bằng thấp.
   D. Giới động vật rất nghèo nàn
Câu 8: Cộng hoà Nam Phi là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao, biểu hiện ở:
   A. Kĩ thuật canh tác cao.
   B. Giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu.
   C. Cơ cấu cây trồng đa dạng.
   D. Có thế mạnh xuất khẩu cây ăn quả.
Câu 9: Dải đất hẹp cực Nam của Nam Phi có khí hậu:
   A. Nhiệt đới.
   B. Địa Trung Hải.
   C. Cận nhiệt đới.
   D. Ôn đới hải dương.
Câu 10: Loại khoáng sản rất có giá trị trữ lượng lớn ở Nam Phi là:
   A. Uranium.
   B. Chì.
   C. Vàng.
   D. Kim cương.
Câu 11: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?
   A. Châu Âu.
   B. Châu Mĩ.
   C. Châu Đại Dương.
   D. Châu Phi.
Câu 12: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
   A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.
   B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.
   C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.
   D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.
Câu 13: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?
   A. Ơ-rô-pê-ô-ít
   B. Nê-grô-ít
   C. Môn-gô-lô-ít
   D. Ôt-xtra-lo-it
Câu 14: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?
   A. Sang xâm chiếm thuộc địa
   B. Bị đưa sang làm nô lệ
   C. Sang buôn bán
   D. Đi thăm quan du lịch
Câu 15: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại:
   A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.
   B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.
   C. In-ca, Mai-an, sông Nin.
   D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.
Câu 16: Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là:
   A. Sông Mixixipi.
   B. Sông Amadon.
   C. Sông Panama.
   D. Sông Orrinoco.
Câu 17: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu:
   A. Cận nhiệt đới.
   B. Ôn đới.
   C. Hoang mạc.
   D. Hàn đới.
Câu 18: Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình:
   A. 1   B. 2
   C. 3   D. 4
Câu 19: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có:
   A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.
   B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.
   C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.
   D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.
Câu 20: Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là:
   A. Vùng núi cổ A-pa-lát.
   B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.
   C. Đồng bằng Trung tâm.
   D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.
Câu 21: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:
   A. Đông – Tây.
   B. Bắc – Nam.
   C. Tây Bắc – Đông Nam.
   D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 22: Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo:
   A. Theo chiều bắc - nam.
   B. Theo chiều đông - tây.
   C. Bắc - nam và đông - tây.
   D. Theo chiều đông – tây và độ cao.
Câu 23: Kinh tuyến 1000T là ranh giới của:
   A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm.
   B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat.
   C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat.
   D. Dãy núi Apalat với đại dương Đại Tây Dương.
Câu 24: Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là:
   A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
   B. Miền núi phía tây.
   C. Ven biển Thái Bình Dương.
   D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.
Câu 25: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:
   A. Rất đều.
   B. Đều.
   C. Không đều.
   D. Rất không đều.
Câu 26: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
   A. Alaxca và Bắc Canada.
   B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
   C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
   D. Mê-hi-cô và Alaxca.
Câu 27: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình:
   A. Di dân.
   B. Chiến tranh.
   C. Công nghiệp hóa.
   D. Tác động thiên tai.
Câu 28: Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:
   A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
   B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
   C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
   D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
Câu 29: Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:
   A. Các ngành công nghiệp truyền thống.
   B. Các ngành dịch vụ.
   C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
   D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.
Câu 30: Càng vào sâu trong lục địa thì:
   A. Đô thị càng dày đặc.
   B. Đô thị càng thưa thớt.
   C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
   D. Đô thị quy mô càng lớn.
Câu 31: Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa:
   A. Rất muộn.
   B. Muộn.
   C. Sớm.
   D. Rất sớm.
Câu 32: Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là:
   A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.
   B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.
   C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.
   D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.
Câu 33: Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:
   A. Các khu công nghiệp tập trung.
   B. Hình thành các dải siêu đô thị.
   C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.
   D. Hình thành các khu ổ chuột.
Câu 34: Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:
   A. Sự phát triển kinh tế.
   B. Sự phân hóa về tự nhiên.
   C. Chính sách dân số.
   D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 35: Đâu không phải nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?
   A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
   B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
   C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
   D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 36: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:
   A. Rộng lớn.
   B. Ôn đới.
   C. Hàng hóa.
   D. Công nghiệp.
Câu 37: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:
   A. Giá thành cao.
   B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
   C. Ô nhiễm môi trường.
   D. Nền nông nghiệp tiến tiến
Câu 38: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?
   A. Ca-na-đa.
   B. Hoa kì.
   C. Mê-hi-cô.
   D. Ba nước như nhau.
Câu 39: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng:
   A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.
   B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.
   C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.
   D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.
Câu 40: Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở:
   A. Quy mô diện tích lớn.
   B. Sản lượng nông sản cao.
   C. Chất lượng nông sản tốt.
   D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.
Câu 41: Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở:
   A. Đồng bằng Bắc Mĩ.
   B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì;
   C. Ven vịnh Mê-hi-cô
   D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì
Câu 42: Nước nào có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong các nước Bắc Mĩ?
   A. Ca-na-đa.
   B. Hoa Kì.
   C. Mê-hi-cô.
   D. Ngang nhau.
Câu 43: Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là:
   A. Ca-na-đa.
   B. Hoa kì.
   C. Mê-hi-cô.
   D. Ba nước như nhau.
Câu 45: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Ki và Ca-na-da:
   A. Năng suất cao.
   B. Sản lượng lớn.
   C. Diện tích rộng.
   D. Tỉ lệ lao động cao.
Câu 46: Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các đới khí hậu:
   A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
   B. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.
   C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đối, cực đới.
   D. Xích đạo, cận nhiệt đối, ôn đới, cực đới.
Câu 47: Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là:
   A. Núi cao.
   B. Ngược hướng gió.
   C. Dòng biển lạnh.
   D. Khí hậu nóng, ẩm.
Câu 48: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực:
   A. Quần đảo Ảng-ti.
   B. Vùng núi An-đét.
   C. Eo đất Trung Mĩ.
   D. Sơn nguyên Bra-xin.
Câu 49: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
   A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
   B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
   C. Đất đai rộng và bằng phẳng.
   D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
Câu 50: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là:
   A. Tính chất trẻ của núi.
   B. Thứ tự sắp xếp địa hình.
   C. Chiều rộng và độ cao của núi.
   D. Hướng phân bố núi.

 

6
8 tháng 3 2022

chia nhỏ ra nhen bạn ;-;

8 tháng 3 2022

tách ra

Câu 1: Châu Phi có mấy khu vực có mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Atlat là dãy núi trẻ duy nhất của châu Phi nằm ở khu vực nào? A. Bắc Phi B. Trung Phi C. Nam Phi D. Cả A, B, C đều sai Câu 3. Các nước ven Địa Trung Hải có nền kinh tế chủ yểu dựa vào ngành nào? A. Khai thác xuất...
Đọc tiếp

Câu 1: Châu Phi có mấy khu vực có mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Atlat là dãy núi trẻ duy nhất của châu Phi nằm ở khu vực nào?

A. Bắc Phi B. Trung Phi
C. Nam Phi D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3. Các nước ven Địa Trung Hải có nền kinh tế chủ yểu dựa vào ngành nào?

A. Khai thác xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát
B. Phát triển du lịch
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Cây trồng phổ biến ở các nước phía nam Xahara:

A. Lúa mì B. Cây ăn quả cận nhiệt đới
C. Ô liu D. Lạc, bông, ngô

Câu 5: Các nước trong khu vực Trung Phi có nền kinh tế chủ yếu dựa vào?

A. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu
B. Chăn nuôi theo lối cổ truyền
C. Khai thác lâm sản, khoáng sản
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu khiến nạn đói thường xuyên xảy ra ở các nước Trung Phi:

A. Dân cư đông
B. Đất đai xấu, thoái hoá, hạn hán kéo dài
C. Nạn châu chấu phá hoại mùa màng
D. Cả A, B, C đều đúng

5
5 tháng 1 2019

Ei, cái này trên mạng mà sao bạn lại copy, trên đó có giải mà????

Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: D
Câu 5: D Câu 6: D

Nguồn: Bài kiểm tra

5 tháng 1 2019

Câu 1: Châu Phi có mấy khu vực có mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Atlat là dãy núi trẻ duy nhất của châu Phi nằm ở khu vực nào?

A. Bắc Phi B. Trung Phi
C. Nam Phi D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3. Các nước ven Địa Trung Hải có nền kinh tế chủ yểu dựa vào ngành nào?

A. Khai thác xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát
B. Phát triển du lịch
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Cây trồng phổ biến ở các nước phía nam Xahara:

A. Lúa mì B. Cây ăn quả cận nhiệt đới
C. Ô liu D. Lạc, bông, ngô

Câu 5: Các nước trong khu vực Trung Phi có nền kinh tế chủ yếu dựa vào?

A. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu
B. Chăn nuôi theo lối cổ truyền
C. Khai thác lâm sản, khoáng sản
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu khiến nạn đói thường xuyên xảy ra ở các nước Trung Phi:

A. Dân cư đông
B. Đất đai xấu, thoái hoá, hạn hán kéo dài
C. Nạn châu chấu phá hoại mùa màng
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 1: Xác định vị trí của MT đới lạnh - Đới lạnh nằm khoảng từ hai vòng cực về hai cựcCâu 2 : Tinh chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh- Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, nhiệt độ trung bình luôn dưới 10 độ C,gió đông cực, mùa hạ ngắn ít khi đến 10 đô C. Lượng mưa trung bình dưới 500mm, mưa dạng tuyết rơi.Câu 3 : Giải thích vì sao các loại động vật ,thực vật thích...
Đọc tiếp

Câu 1: Xác định vị trí của MT đới lạnh

- Đới lạnh nằm khoảng từ hai vòng cực về hai cực

Câu 2 : Tinh chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh

- Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, nhiệt độ trung bình luôn dưới 10 độ C,gió đông cực, mùa hạ ngắn ít khi đến 10 đô C. Lượng mưa trung bình dưới 500mm, mưa dạng tuyết rơi.

Câu 3 : Giải thích vì sao các loại động vật ,thực vật thích nghi được MT đới lạnh

* Thực vật

- Còi cọc, thấp lùn

- Rêu, địa y Chỉ phát triển vào mùa hè

* Động vật

( Gấu, chim cánh cụt)

- Có lớp mỡ dày, lông dày, không thấm nước.

- Ngủ đông hoặc di cư để tránh rét.

Câu 4 : Hãy nêu điểm khác nhau giữa quần cư độ thị và quần cư nông thôn

+) Quần cư nông thôn:
_ Có mật độ dân số thấp.
_ Sống theo làng mạc, thôn xóm.
_ Chủ yếu là nhà sàn gắn liền với ruộng nương.
_ Sống theo quản hệ thị tộc (dòng máu).
_ Nghề chủ yếu là sản xuất nông, lâm ngư nghiệp.
+) Quần cư đô thị:
_ Có mật độ dân số cao.
_ Sống theo khối, phường.
_ Chủ yếu là nhà cao tầng, khu chung cư, biệt thự...
_ Sống trong một cộng đồng có luật pháp.
_ Nghể chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Câu 5 : Giải thích vì sao các loại động vật ,thực vật thích nghi được MT đới nóng

Câu 6 : Giải thích vì sao Châu Phi hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới

- Có đường chí tuyến đi qua
_ Có dòng biển nóng đi qua Bắc Phi
_ Lãnh thổ châu Phi rộng về bề ngang nên ít có mưa

Câu 7 : Giả thích vì sao Châu Phi nóng và khô nhất thế giới

- Vì:
-Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.Nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất
-Diện tích Châu Phi rất rộng,hầu hết là hoang mạc
-Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền
-Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô
-Có dòng biển lạnh chảy qua, nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức

Câu 8 : Tại sao Châu Phi chậm phát triển,kể các nước chậm phát triển


- Do điều kiện tự nhiên không thjck hợp: khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan
- Những tài nguyên đang bị khai thác trái phép và lãnh phí gây ảnh hưởng đến môi trường
- Bệnh tật ở đây xảy ra thường xuyên, tập trung 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới.
- Do cuộc xung đột ở Bờ Biển Ngà đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, những xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra

Câu 9 : Nêu điểm khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thưc ở Châu Phi

-Sản xuất cây công nghiệp được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hoá, nhằm mục đích xuất khẩu. Các đồn điền thuộc sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.
- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy là chủ yếu, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón,dựa vào sức người năng suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu.

Câu 10. Dựa vào lược đồ hãy nêu đường biển châu Phi,cho biết đường biển đoó ảnh hưởng như thế nào đến khí hâu châu Phi

- Đường bờ biển ít khúc khuỷu, ít bán đảo, vũng, vịnh. Vì vậy, ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền

Nam Phi chịu ảnh hưởng của biển rõ hơn ở Bắc Phi vì khoảng cách từ biển vào trung tâm Nam Phi nhỏ hơn ở Bắc Phi nên khí hậu Nam Phi ẩm hơn so với Bắc Phi.

2
28 tháng 12 2016

Câu 1: Vì sao ở núi cao các vành đai tự nhiên từ thấp lên cao được phân bố như phân bố các vành đai tự nhiên theo vĩ độ?

Câu 2:Vì sao miền Bắc VN cùng vĩ độ với Bắc Phi nhưng hoang mạc không phát triển?

Giúp mình vs!!!

9 tháng 1 2017

Cau 2 : Do nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình hẹp ngang. Đồng thời nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gây mưa nhiều. Còn ở châu Phi thì sông ngòi thưa thớt, lãnh thổ trải rộng nên ko chịu ảnh hưởng của biển....

22 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha :

Bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa | Học trực tuyến

Bài 27 : Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến

Bài 33 : Các khu vực Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến

kéo xuống phía dưới có câu trả lời cho câu hỏi của bạn

12 tháng 12 2016

1,đặc điểm công nghiệp đới ôn hòa:

-hiện đại,trang bị nhiều máy móc,thiết bị tiên tiến

-công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi tập trung nhiều khoáng sản,nhieu rung(dong bac hoa ki,ca-na-da,..)

-công nghiệp chế biến:nổi bật và đa dạng,từ các ngành nghề truyền thống như luyện kim,có khi,hóa chất...đến các ngành hiện đại,đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao như điện tử,..

-hoạt động công nghiệp ngày nay chiếm 3/4 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới

12 tháng 12 2016

thực vật:

+ vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y..

động vật:

+Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...),

+lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...).

+các loài này thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau.

+một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng

+ số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông

+sinh vật phù du phát triển là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...

 

1.Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là: A.Đông Nam Á, Bắc Á C.Đông Á, Bắc Á B.Đông Á, Đông Nam Á D.Tây Nam Á, Tây Phi Câu 2.Chủng tộc có màu da trắng , tóc nâu (vàng), mắt xanh, mũi cao là: A.Ơ-rô-pê-ô-it C.Nê-grô-it B.Môn-gô-lô-ít D.Ôx-tra-lô-it Câu 3.Lối sống theo phong tục, tập quán, dòng họ, gần gũi với thiên hiên thuộc loại hình quần cư : A. Nông thôn C. Cả 2 loại hình trên B. Đô thị...
Đọc tiếp

1.Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A.Đông Nam Á, Bắc Á C.Đông Á, Bắc Á
B.Đông Á, Đông Nam Á D.Tây Nam Á, Tây Phi
Câu 2.Chủng tộc có màu da trắng , tóc nâu (vàng), mắt xanh, mũi cao là:
A.Ơ-rô-pê-ô-it C.Nê-grô-it
B.Môn-gô-lô-ít D.Ôx-tra-lô-it
Câu 3.Lối sống theo phong tục, tập quán, dòng họ, gần gũi với thiên hiên thuộc loại hình quần cư :
A. Nông thôn C. Cả 2 loại hình trên
B. Đô thị D. Không có loại hình nào
Câu 4. Môi trường xích đạo ẩm có vị trí địa lí từ :
A. 50B -> 100N C.Chí tuyến Bắc và Nam
B. 50B -> 50N D.Vòng cực bắc và Nam
Câu 5.Độ ẩm rất cao, trung bình trên 80% nên không khí ẩm ướt ngột ngạt, là đặc điểm của môi trường:
A. Xích đạo ẩm C. Nhiệt đới gió mùa
B. Nhiệt đới D. Vùng núi
Câu 6. Ở vùng ven biển, cửa sông được phù sa bồi đắp là môi trường sống của nhiều loài động vật khác nhau xuất hiện rừng:
A. Xích đạo ẩm thường xanh C. Xa van
B. Mưa mùa nhiệt đới D. Ngập mặn
Câu 7.Một loại đất của môi trường nhiệt đới ở vùng đồi núi là:
A. Phù sa C. Xa van
B. Feralit D. Phèn
Câu 8. Môi trường nhiệt đới gió mùa: Lượng mưa thay đổi theo mùa gió nhưng còn thay đổi tuỳ thuộc vào:
A. Độ ẩm C. Vị trí đám mây
B. Độ bốc hơi D. Vị trí gần hay xa biển
Câu 9.Đới nóng lợn được nuôi nhiều ở các nơi:
A. Thưa dân C. Sâu trong lục địa
B. Đông dân D. Trồng nhiều ngũ cốc, đông dân
Câu 10. Những nơi tập trung dân cư động đúc: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Braxin chiếm gần :
A. 55% dân số C. 40% dân số
B. 50% dân số D. 30% dân số
Câu 11. Ngày nay nhiều nước ở đới nóng tiến hành đô thị hoá gắn liền với phát triển kinh tế và:
A. Nâng cao dân trí C. Nâng cao chất lượng cuộc sống
B. Nâng cao tuổi thọ D. Phân bố dân cư hợp lí
Câu 12. Chọn phương án nào sau đây điền vào chỗ trống….cho phù hợp:
Chăn nuôi ở đới nóng chưa phát triển bằng trồng trọt, hình thức ……… là phổ biến:
A. Nuôi vườn C. Chăn thả
B. Trang trại D. Chăn theo vùng
Câu 13. Thảm thực vật điển hình cho môi trường nhiệt đới là:
A. Rừng mưa xích đạo C. Xavan
B. Rừng ngập mặn D. Rừng thưa
Câu 14. Có đến 70% số loại cây và chim thú trên trái đất sinh sống ở:
A. Vùng núi C. Rừng thưa
B. Hoang mạc D. Rừng rậm đới nóng
Câu 15. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến bao nhiêu %:
A. 1,7% C. 2,0%
B. 1,9% D. 2,1%
Câu 16: Năm 2001, Việt Nam có diện tích 331212 km2, dân số là 78,7 triệu người thì mật độ dân số là:
A. 237 người/km2 C. 239 người/km2
B. 238 người/km2 D. 240 người/km2
Câu 17: Nhiệt độ cao nhất là 290C, nhiệt độ thấp nhất là 170C. Vậy biên độ nhiệt là:
A. 120C C. 170C
B. 130C D. 290C
Câu 18: Thảm thực vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có đặc điểm:
A. phát triển xanh tốt quanh năm C. thưa thớt và cằn cỗi
B. phong phú và đa dạng D. còi cọc và thấp lùn
Câu 19: Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng:
A. cây ăn quả C. rau quả nhiệt đới
B. cây công nghiệp D. cây lương thực (lúa nước)
Câu 20: Căn cứ vào bảng số liệu: Tương quan về dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á
Năm
Dân số (triệu người)
Diện tích rừng (triệu ha)
1980
360
240,2
1990
442
208,6
Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?
A. Dân số Đông Nam Á sau 10 năm tăng thêm 82 triệu người.
B. Diện tích rừng từ năm 1980-1990 giảm 31,6 triệu ha.
C. Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.
D. Độ che phủ rừng ngày càng giảm.
Câu 21: Ở môi trường tự nhiên nào càng gần chí tuyến ,thời kì khô hạn càng kéo dài ,biên độ nhiệt càng lớn?
A. Nhiệt đới. C. Hoang mạc.
B. Xích đạo. D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 22: Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng:
A. già hóa dân số. C. bùng nổ dân số.
B. trẻ hóa dân số. D. suy thoái dân số.
Câu 23: Mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đới nóng hiện nay là:
A. bảo vệ rừng. C. bảo vệ môi trường
B. thiếu nước sạch. D. kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số
Câu 24: Nguyên nhân chính dẫn đến dân số thế giới tăng nhanh?
A.Di dân, thiên tai, bệnh dịch. C. Tiến bộ về kinh tế- xã hội và y tế.
B. Bệnh dịch, đói kém, chiến tranh. D. Sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.

0
1.khí hậu bắc mĩ phân bố từ tây sang đông vì A.cấu trúc địa hình bắc mĩ ảnh hưởng tới khí hậu B.Phía tây có dòng biến lạnh phía Đông có dòng biển nóng C.Bắc mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ D. Hệ thống núi cooc di e cao đồ sộ như bức tường thành ngăn chặn sự di chuyển của các khối khí tây- đông 2.Kiểu khí hậu ôn đới ở bắc mĩ chiếm diện tích lớn nhất vì : A. Bắc mĩ có 3...
Đọc tiếp

1.khí hậu bắc mĩ phân bố từ tây sang đông vì
A.cấu trúc địa hình bắc mĩ ảnh hưởng tới khí hậu
B.Phía tây có dòng biến lạnh phía Đông có dòng biển nóng
C.Bắc mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ
D. Hệ thống núi cooc di e cao đồ sộ như bức tường thành ngăn chặn sự di chuyển của các khối khí tây- đông

2.Kiểu khí hậu ôn đới ở bắc mĩ chiếm diện tích lớn nhất vì :
A. Bắc mĩ có 3 mặt giáp đại dương
B. Địa hình bắc mĩ phần thành 3 khu vực khác nhau
C. Phần lớn diện tích bắc mĩ nằm trong giới hạn từ chí tuyến bắc đến vòng cực bắc
D. Tất cả ý trên

3. Sự xuất hiện các dãy siêu đô thị ở bắc mĩ gắn với
A. sự phong phú tài nguyên
B. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao
C.Vùng có lịch sử khai phá sớm
D. Sự phát triển của mạng lưới giao thông đường thủy

4.Vùng kinh tế ven biển phía Nam mang tính chất chuyên môn hóa thể hiện ở cơ cấu cá ngành tập trung vào cá lĩnh vực
A. quân sự
b kỹ thuật cao
C.luyện kim
d truyền thống

5. Nội dung đáp án nào thể hiện đặc điểm vị trí quần đảo ăng ti
A. bao quanh vùng biển caribe
B. Là quần đảo chạy dài theo hướng vòng cung
C.Phía đông có nhiêu rừng rậm
D.Đại bộ phận nằm từ vĩ tuyến 18oB đến 23oB

6 Ven biển phía tây miền trung an đét xuất hiện nhiều dải hoang mạc ven biển là do ảnh hưởng của
A. Đông an đét chắn gió ẩm THÁI BÌNH DƯƠNG
B. Dòng biển lạnh PEERRU chảy rất mạnh sát ven bờ
C. Địa thế của vùng là địa hình khuất gió
D. Dòng biển nóng Bra-Xin

7 Khí hậu lục địa nam mỹ có tính chất nóng ẩm do
A. dòng biển nóng chảy sát ven bờ
B. Vị trí lục địa nằm giữa 2 chí tuyến bắc ,nam
C gió tín phong đông bắc , đông nam thường xuyên hoạt động
D. tất cả đáp án trên

8 trung và nam mĩ trồng trọt mang tính chất độc canh do
A. lệ thuộc nước ngoài
B. đát đai và khí hậu thích hớp với 1 số loại cây công nghiệp và ăn quả
C. người nông dân chưa quen với lối canh tác cây lương thực
D. tất cả đáp án trên

9 công cuộc cải cách ruộng đất trung nam mĩ ít thành công vì
A. nông dân bán đất cho đại điền chủ
B. vấp phải sự chống đối của các điền chủ và cty tư bản nước ngoài
C. diện tích đất chia cho nông dân nhỏ so với ruộng đất trong tay các điền chủ và công ti tư bản nước ngòai
D. tất cả đáp án trên

10 tình trạng lệ thuộc chặc chẻ của nền nông nghiệp trung và nam mĩ vào nước ngoài biểu hiện ở
a cơ cấu cây trồng
b chủ sở hữu đất đai
c mục đích sản xuất
d tất cả

11 châu nam cực có khí hậu lạnh gay gắt vì
A. do vị trí vùng cực nên mùa đông đêm địa cực kéo dài
B. mùa hè có ngày kéo dài, cường độ bức xạ lại rất yêu nên khả năng tích trữ năng lượng nhiệt của lục địa kém
C. là một lục địa rộng, diện tích trên 14 trKM2, băng nhiều nên nhiệt độ quanh năm thấp
D. tất cả

12. bộ phận nào của châu địa dương nằm trong khí hậu ôn đới

a. đảo ghi nê
b đảo ha-oai (hawai)
c quần đảo niu di lên
d quân đảo pêlinedi

Giúp mình thứ 3 thi rồi



0
3 tháng 1 2018

1)*Ôn đới hải dương

Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp... có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0°c. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000 mm/năm), có nhiều sương mù. đặc biệt là về mùa thu - đông. Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu của các nước này ấm và ấm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ. Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng. Rừng sồi, để xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi.

*Môi trường ôn đới lục địa

Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

Sông nhiều nước trong mùa xuân - hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.
Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm, về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hồn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.

Môi trường địa trung hải

Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu - đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.

Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu - đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.
Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.





3 tháng 1 2018

2.Nguyên nhân để nông nghiệp ở đới ôn hòa đạt hiểu quả cao:

-Qui mô tuy khác nhau nhưng đều được áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, sản xuất được một khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

- Khí hậu ôn hòa, ít thiên tai.

9 tháng 10 2016

Câu 1. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ, lượng mưa từ 1500 -> 2500 mm. Đó là môi trường nào?
Trả lời: Môi trường xích đạo ẩm
Câu 2: Châu lục nào có phần lớn diện tích nằm ở đới nóng?
Trả lời: Châu Á
Câu 3: Để phân biệt các chủng tộc trên thế giới ta dựa vào yếu tố nào?
Trả lời: Đặc điểm hình thể: màu da, tóc, mắt, mũi, nơi cư trú
Câu 4: Vùng nhiệt đới, loại đất nào thích hợp cho trồng cây công nghiệp?
Trả lời: Đất fe - ra - lit đỏ vàng
Câu 5: Dân cư trên thế giới tập trung sinh sống nhiều ở khu vực nào?
Trả lời: Dân cư trên thế giới tập trung ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, ven vịnh Ghi-nê, đông bắc Hoa Kì, nam Mê-hi-cô, đông nam Bra-xin.

4 tháng 5 2018

1.-Trên thế giới có 3 chủng tộc chính:
-Môn-gô-lô-ít:sống ở châu Á,da vàng,tóc đen,mắt đen,mũi thấp.
-Nê-grô-ít:sống ở châu Phi,da đen,mắt đen và to,tóc xoăn,mũi thấp và rộng.
-Ơ-rô-pê-ô-ít:sống ở châu Âu,tóc nâu hoặc vàng,da trắng,mắt nâu hoặc xanh,mũi cao và hẹp.

2. Những đặc điểm của khí hậu xích đạo ẩm
- Nóng quanh năm
- Nhiệt độ 25độ C- 28 độ C
- Biên độ nhiệt 3 độ C
- Mưa quanh năm, trung bình 1500mm- 2500mm
- Độ ẩm cao , >80%
- Cảnh quan: rừng rậm xanh quanh năm, nhiều tầng,nhiều loại cây và nhiều chim thú sinh sống
Những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
- nhiệt độ nóng quanh năm >20 độ C
- càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng tăng, trong măm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh
- lượng mưa tập trung theo mùa, càng gần chí tuyến mùa khô càng kéo dài
- cảnh quan: trùng thưa, xa-van, bán hoang mạc

Những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Nhiệt độ, lượng mưa tập trung theo mùa và thay đổi theo mùa gió:
+ Nhiệt độ TB > 20 độ C
+Biên độ nhiệt trung bình khoảng 8 độ C
+Lượng mưa trên 1000mm
- Thời tiết diễn biến thất thường như hạn hán lũ lụt,…diễn ra rất bất thường.

3.- Nguyên nhân: Do khói bụi từ nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào khí quyển

- Hậu quả:

+ Tạo ra trận mưa axít

+ Tăng hiệu ứng nhà kính

+ Khiến Trái Đất nóng lên

+ Băng ở hai cực tan chảy

+ Mực nước đại dương dâng cao

+ Khí hậu toàn cầu biến đổi

+ Làm thủng tầng ôzôn

4 tháng 5 2018

4.Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang

5.

- Sự phân bố dân cư ở châu Phi không đồng đều:

+ Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người: vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc Xa – ha – ra, Ca – la – ha – ri..

+ Dân cư tập trung đông đúc ở: vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam châu Phi , ven vịnh Ghi – nê và nhất là thung lũng sông Nin.

- Đa số dân châu Phi sống ở nông thôn. Các thành phố có trên 1 triệu dân thường tập trung ở ven biển.

- Sự phân bố dân cư ở châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các mô trường tự nhiên.