K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2023

- Bài học kinh nghiệm từ thành công của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa:

+ Đổi mới toàn diện nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế;

+ Đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo;

+ Chú trọng khoa học kĩ thuật;

+ Củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản;

+ Kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa…

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:

- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.

+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.

- Đối ngoại:

+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.

27 tháng 10 2023

- Tự do hóa kinh tế, giảm bớt quyền kiểm soát của Nhà nước: Trung Quốc đã thực hiện cải cách về quản lý nền kinh tế, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và khu vực ngoại thương.

- Tập trung phát triển nông nghiệp: Trung Quốc đã giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào nông nghiệp, thúc đẩy sự tự do hóa sản xuất và tạo điều kiện cho bà con nông dân tự quyết định việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Qua việc thiết lập các khu kinh tế đặc biệt và khu công nghiệp, Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

- Đổi mới giáo dục và đào tạo: Trung Quốc đã đặt nền giáo dục và đào tạo làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế và xã hội, tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.

- Giữ vững lập trường chính trị và đảm bảo ổn định xã hội: Mặc dù tập trung vào cải cách kinh tế, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững được lập trường chính trị và đảm bảo sự ổn định xã hội, tránh được những biến động lớn.

- Kết hợp truyền thống với hiện đại: Trong quá trình đổi mới, Trung Quốc đã biết cách kết hợp truyền thống văn hóa của mình với yếu tố hiện đại, tạo ra một nền văn hóa đặc trưng và hấp dẫn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Tham khảo: Một số điểm tương đồng trong chính sách cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam:

- Lĩnh vực kinh tế:

+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

+ Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập, coi ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài là những mũi nhọn đột phá.

- Lĩnh vực chính trị:

+ Kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

+ Củng cố, nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

+ Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao.

- Lĩnh vực văn hóa - giáo dục:

+ Thực hiện cải cách giáo dục;

+ Chú trọng đầu tư, phát triển khoa học - công nghệ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:

- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.

+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.

- Đối ngoại:

+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.

18 tháng 8 2023

Lời giải:

♦ Thành tựu tiêu biểu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc:

 

- Về chính trị: thành tựu lớn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

- Về kinh tế:

Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm. Giai đoạn 1978 - 2012, tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc đạt 9,6 %, giai đoạn 2013 - 2016 đạt mức 7,2 %.

+ Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai thế giới (sau Mỹ).

+ Kinh tế Trung Quốc trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.

+ Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới.

- Về xã hội:

+ Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI) năm 2021 vượt mốc 12.500 USD, số người thoát nghèo ổn định trong giai đoạn 2016 - 2021 đạt hơn 60 triệu người.

- Về khoa học - kĩ thuật:

 

+ Năm 1992, Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Năm 2003, với việc phóng tàu “Thần Châu 5” vào vũ trụ, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Liên Xô, Mỹ) có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.

+ Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc thể hiện sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật.

+ Trung Quốc cũng nâng cao năng lực tự chủ về khoa học công nghệ như: trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sinh học, công nghệ sinh học,...

- Về đối ngoại:

+ Chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi theo xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.

+ Từ năm 1997 đến năm 1999, Hồng Kông và Ma Cao lần lượt trở lại thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hiện nay, đây là hai trung tâm kinh tế, tài chính lớn của quốc gia này.

- Về văn hóa - giáo dục: nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ, xuất hiện nhiều trường đại học chất lượng cao.

-

 Về quốc phòng: Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.

♦ Ý nghĩa:

- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa đã khẳng định đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn.

- Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội.

- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

22 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay:

+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;

+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”;

+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;

+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;

+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.

+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;

 (*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:

- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.

+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.

- Đối ngoại:

+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.

20 tháng 11 2017

Đáp án D

24 tháng 2 2022

*Nguyên nhân

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

* Bài học: 

- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

24 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta (1858 - 1884) thất bại bao gồm:

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Từ bài học lịch sử trong cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19, để khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

→ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam-ngọn cờ quy tụ, tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

→ Củng cố và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

→ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh, củng cố “thế trận lòng dân”, thực hiện “quân với dân một ý chí”.

→ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho toàn quân, toàn dân.