Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Vũ Nương là một người con gái đẹp đúng chuẩn của phụ nữ ngày xưa. Nàng không những đẹp về nhan sắc mà còn đẹp về phẩm chất. Nhưng ai ơi, người xưa đã có câu "Hồng nhan bạc mệnh". Nàng vốn là con kẻ khó, nhưng được chàng Trương Sinh con nhà hào phú mê đắm về tư dung. Nhưng chàng Trương Sinh lại là một con người ít học thô lỗ, với tính cách thùy mị, nết na cùng trí thông minh của mình, nàng luôn giữ gìn bền chặt hạnh phúc gia đình, không để vợ chồng xảy ra thất hòa. Khi chồng đi lính, nàng một mình hết lòng chăm sóc mẹ chồng già yếu, đứa con thơ chưa biết mặt cha. Thật đúng là một người phụ nữ "tam tòng, tứ đức". Khi mẹ chồng ra đi, nàng lo ma chay, tế lễ cho mẹ chồng như bố mẹ đẻ thể hiện tấm lòng hiếu thảo, đảm đang, tháo vát, đậm tình nghĩa. Suốt những năm tháng xa chồng, Vũ Nương đã nói với con rằng cái bóng chính là cha. Nhưng chỉ vì lòng thương nhớ chồng ấy mà dẫn đến cái chết oan nghiệt của nàng. Khi chồng về nhà cùng với nỗi đau mất mẹ và tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức nghe thấy đứa con bảo hàng đêm vẫn có một người cha đến thăm nó, Trương Sinh đã không tìm hiểu ngọn ngành mà đổ oan cho Vũ Nương. Một người phụ nữ đẹp, luôn tuân theo "tam tòng tứ đức" mà nay lại bị nghi ngờ không đoan chính, bị chồng con ruồng bỏ, chắc chắn sẽ nghĩ đến cách tự vẫn giải oan. Người phụ nữ ấy luôn hết mực yêu thương chồng con nhưng phải chịu cái chết oan ức, thật là đáng thương!
1)
a. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."
b. Tham khảo:
Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng được thần rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh biết vợ bị oan. Ít lâu sau Vũ Nương gặp Phan Lang cùng làng bị đắm thuyền được Linh Phi cứu. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, Trường Sinh làm theo, Vũ Nương trở về chốc lát, ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.
2) Ý nghĩa chi tiết cái bóng:
* Cách kể chuyện:
- Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
- Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.
* Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:
- Bé Đản ngây thơ
- Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.
- Vũ Nương yêu thương chồng con.
* Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.
- Chi tiết chiếc bóng xuất hiện do lời nói ngây thơ của bé Đản, là chi tiết thắt nút, mở nút câu chuyện.
- Chi tiết chiếc bóng chứng tỏ tình thương yêu của Vũ Nương dành cho bé Đản: mong muốn con có tình thương đủ đày của cha và mẹ.
- Chi tiết chiếc bóng càng chứng minh sự hồ đồ, độc đoán, gia trưởng của Trương Sinh, vì lời vu vơ, vì chiếc bóng không rõ thực hư mà đánh đuổi nàng đi.
- Chi tiết chiếc bóng càng khắc sâu nỗi bất hạnh, bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa, họ phải chịu vô vàn những lễ giáo phong kiến hà khắc, thấp cổ bé họng, chịu nhiều oan khuất.
- Chi tiết chiếc bóng (mà bé Đản trỏ lên tường khi Trương SInh ngồi bế con) lại chính là điểm mở nút, giải tỏa mọi mối nghi ngờ, chứng tỏ Vũ Nương vô tội và Trương Sinh hồ đồ. Ân hận thì cũng đã muộn.
=> Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện tài năng của Nguyễn Dữ, tạo nên sức hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện kể.
1/ Câu thứ nhất: Nhưng làm sao mình có thể đến đó đc? Câu thứ 2 mẹ mình đang đợi ở nhà , làm sao có thể rời mẹ mà đến đc? Đây đều là câu hỏi về trò chơi. Nhưng câu đầu đó là sự tò mò về trò chơi hấp dẫn, Nhưng câu thứ 2 là là sự chần chừ vì nhớ rằng mẹ đag đợi. Như vậy ta có thể thấy đây là một nhân vật ngây thơ bị lôi cuốn với trò chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ và k mún rời xa mẹ.
2/ Vì hình ảnh mây và sóng là một thứ bất diệt mà không bao giờ mất đi. Giống như tình mẹ tha thiết, nồng ấp và tồn tại mãi mãi.
Tưởng người dưới chén nguyệt đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bìa giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Hình ảnh chiếc xe ở phần đầu và phần kết bài thơ có gì thay đổi ?
Ở phần đầu, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có của kính.
Ở phần cuối, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có của kính, không có mui xe và thùng xe bị xước. Nhưng ở trong xe là cả 1 "trái tim" hướng về miền Nam.
Thuộc tính nào vẫn được giữ nguyên ?
Sự hỏng hóc, tồi tàn của những chiếc xe vẫn được giữ nguyên
Ý nghĩa nghệ thuật của điều này như thế nào?
Diều này thể hiện 1 trái tim nồng nàn yêu nước, sôi nổi yêu đời, một trái tim dũng cảm, yêu đời, không sợ hãi khó khăn
Nêu mối quan hệ giữa cái không và cái có trong bài thơ
Chính cái không có (sự tiện nghi, thoải mái của chiếc xe) lại là cái gốc để tác giả nêu lên cái có(lòng dũng cảm, tình yêu tổ quốc...) trong mỗi chiếc xe trên tuyến đường trường Sơn
1.Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương
-Đó là kết quả thảm khốc của chiến tranh( dù là chính nghĩa hay phi nghĩa). Nếu không có chiến tranh sảy ra thì trương Sinh ko phải đi lính và ko có sự việc đáng tiếc này sảy ra
-Đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản khi kể chuyện vs người cha về chiếc bóng oan nghiêt. Đây chính là mấu chốt để dẫn tới nguyên nhân cho sự hiểu lầm về con người Vũ nương
-Đó Là Trương Sinh, một con người bảo thủ, độc quyền, đa nghi là nguyên nhân tiếp theo để dẫn đến cái chết của Vũ Nương.
-Tất cả điều trên nhìn chung đều là do xã hội pk bất công. Trọng nam khinh nữ, nam quyền nên số phận của người phụ nữ luôn bị người đàn ông nắm giữ
2.Chi tiết cái bóng là nhân vật đặc biệt. Bởi với Vũ Nương thì đó chỉ là cái bóng của chính mình nhưng đối với bé Đản, đó là người cha mà bé không tường mặt. Với Trương Sinh, đó là người đàn ông mò đến hàng đêm khi chàng đi vắng (theo lời kể của bé Đản). Cái bóng còn xuất hiện khi Vũ Nương đã chết, Trương Sinh ngồi ôm bé Đản
=>đây là nhân vật đặc biệt bởi không phát ngôn một lời nào, không có khuôn mặt cụ thể nhưng vô tình lại reo rắc mọi ngờ vực và gây ra cái chết cho Vũ Nương. Chi tiết cái bóng là nút thắt quan trọng trong cốt truyện, khiến câu chuyện đẩy lên cao trào và cũng giúp hóa giải tất cả. chính là lời lý giải cho mọi oan khuất của Vũ Nương
=>Được coi như một nhân vật đặc biệt