Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :
Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).
.Kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu XIX .
|
Nội dung |
Các giai đoạn và những điểm mới . |
||||
Ngô - Đinh –Tiền Lê |
Lý – Trần – Hồ |
Lê sơ |
Thế kỉ XVI -XVIII |
Nửa đầu XIX |
||
1 |
Nông nghiệp |
-Khuyến khích sản xuất . -Lễ Tịch điền |
- Ruộng tư nhiều, điền trang , thái ấp. -Ngụ binh ư nông . |
- Phép quân điền - Cơ quan chuyên trách như Khuyến nông sứ , Hà đê sứ…. |
- Đáng Ngoài trì trệ. -Đàng Trong phát triển -Vua Quang Trung ban Chiếu Khuyến nông . |
Vua Nguyễn chú ý khai hoang , lập đồn điền . |
2 |
Thủ công nghiệp |
- Xưởng thủ công nhà nước. -Nghề thủ công cổ truyền phát triển . |
Nghề gốm Bát Tràng |
-Thăng Long có 36 phường thủ công . - Làng nghề. .( Bát Tràng , La Khê, Ngũ Xá) |
Làng nghề thủ công |
Mở rộng khai thác mỏ . |
3 |
Thương nghiệp |
Đúc tiền đồng để trao đổi buôn bán trong nước : đồng Thái bình Thông bảo * Đinh), tiền Thiên Phúc ( Tiền Lê ) |
- Đẩy mạnh ngoại thương. - Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất. |
-Khuyến khích mở chợ. -Hạn chế buôn bán với người nước ngoài. |
-Xuất hiện đô thị, phố xá. (Thăng Long , Phố Hiến ,Thanh hà , Hội An ). - Giảm thuế , mở cửa ải ,thông chợ . |
-Nhiều thành thị mới ( Gia Định) - Hạn chế buôn bán với phương Tây. |
Chúc bn học tốt
Cậu chỉ cần hiểu : Đồ nội bộ quân ta rối ren quân đội yếu nhân thời cơ Tôn Sĩ nghị sang xâm lược nước ta
Vì bấy giờ, vua Lê Chiêu Thống thế cùng kiệt lực, nhiều lần cho người sang cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.
Nên sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta
Câu 1): Nói cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt là cuộc tấn công để tự vệ vì:
- Mục tiêu tấn công của nước ta chỉ là căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công , quân ta treo bảnh nói rõ mục đích của mình , khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
-" Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo , sáng tạo . Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược . Thắng lợi này là đòn phủ đầu làm cho quân Tống hoang mang, bị động.
Câu 2): Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên:
- Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên, tất cả các tầng lớp nhân dân , các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc .
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo cho mỗi cuộc kháng chiến, quan tâm chăm lo sức dân, tạo sự gắn bó đoàn kết giữ triều đình với nhân dân.
- Vương triều Trần có đường lối lãnh đạo kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên:
- Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập , toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ; góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Do nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước,ý chí bất khuất giành độc lập , tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.
-Nhờ sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi ,...
- Những chiến thuật đúng đắn của bộ tham mưu.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của quân Minh
- Mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước
-Đập tan âm mưu xâm lược quân Minh
- Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.
Câu 3): Nêu vai trò của Lê Lợi và sự đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Lê Lợi là người khởi đầu, bắt nguồn cho sự ra đời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là người đã huy động lực lượng dựng cờ khởi nghĩa.
- Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước , câm thù giặc và đoàn kết chống giặc, đóng góp lương thực, gia nhập nghĩa quân , tự vũ trang đánh giặc nhờ đó mà từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc kháng chiến giải phóng toàn dân tộc trên quy mô cả nước.
Chúc bạn học tốt nha!
~ Tháng Tư Là Lời Nói Dối Của Em ~
Kinh tế |
Văn hóa |
|||
Nông nghiệp |
Công thương nghiệp |
Tôn giáo |
Chữ viết |
Văn học & Nghệ thuật |
- Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất. - ĐàngTrong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,... |
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,... - Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị. |
- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo. |
- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời. |
- Văn học; Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,...
-Văn học dân gian có nhiều thể loại.
- Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào
|
KINH TẾ.
1.Kinh tế nông nghiệp:
*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.
*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:
-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.
-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)
-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.
2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
* Thủ công nghiệp:
+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :
-Dệt La Khê, Long Phượng.
-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.
-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.
-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.
*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị
*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .
*Thành thị: là trung tâm kinh tế lớn
-Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.
+Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kinh kỳ, Kẻ chợ) có 36 phố phường ,Phố Hiến ( Hưng Yên).
+Đàng Trong : Thanh Hà ( Thừa Thiên) ; Hội An ( Quảng Nam) ; Gia Định ( tp Hồ Chí Minh )
-Thương nhân châu Âu , châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm , đường, trầm hương, ngà voi….
-Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.