Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong câu chuyện , bức tranh của em gái tôi của tác giả Tạ Duy Anh em rất ấn tượng với nhân vật Kiều Phương. Cô nghịch ngợm nên được anh trai gọi với cái tên là mèo . Tuy vậy cô không giận mà vẫn vui vẻ hồn nhiên như con chim non hót líu lô .Mèo rất thích chế màu vẽ và cái mặt luôn bị bôi bẩn bởi bút vẽ . Cô có một tấm lòng bao dung , rộng lượng . Dù anh trai ghét mình , so bì nhưng cô vẫn vẽ anh mình đẹp thơ mộng , vẽ bằng cả trái tim , tâm hồn . Khi đi về thấy anh mình lạnh nhạt mà cô bé vẫn hồn nhiên mời anh mình đi nhận giải . Sau khi nhìn thấy bức tranh, người anh vô cùng ngạc nhiên , xấu hổ . Bức tranh giúp ng anh nhận ra sai lầm , trở thành ng anh tốt như trong tranh ,nhận ra rằng bức tranh đã đc em mình vẽ bằng cả tấm lòng . Em càng thấy khâm phục Kiều Phương hơn với tâm hồn của một đứa trẻ con
Ủng hộ mình nhé
iều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.Kiều Phương là một cô bé hiếu động, mặt mũi lúc nào cũng lấm lem nên có biệt danh là “Mèo” do anh trai đặt. Thế nhưng cô bé ấy lại là một tài năng hội họa với những bức tranh có thể treo bất kì nơi nào ở phòng khách. Dù có tài và được mọi người quý mến, Kiều Phương vẫn giữ được tính cách hồn nhiên tinh nghịch đáng yêu của mình. Biết anh trai ghen tị, cau có gắt gỏng với mình, nhưng Kiều Phương với trái tim nhân hậu và tình cảm trong sáng, cô bé đã giúp anh thấy được lỗi lầm qua bức tranh đoạt giải nhất mang tên “Anh trai tôi”. Thật thú thị khi thấy lòng nhân hậu đã thắng tính ghen tị cũng như người anh biết bắt đầu “xấu hổ” nhận ra hạn chế của chính mình đồng thời cảm nhận được lòng nhân hậu của người em. Nhân vật Kiều Phương thật tuyệt vời, qua đó em rút ra được bài học cho mình là cần có lòng nhân hậu trong cuộc sống.
-Bạn thi hsg ak-
Em đã đc học văn bản "Bức tranh của em gái tôi" trích từ tác phẩm "Con dế ma" của nhà văn Tạ Duy Anh. Trong đó em thích nhất là nhân vật Kiều Phương- người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Khuôn mặt của cô lúc nào cũng lem nhem như một chú mèo con. Và đặc biệt cô vẽ rất đẹp, y nhưu một họa sỹ nhí vậy. Trong những bức tranh của Kiều Phương, người đọc như em có thể thấy chú mèo vằn nhảy múa, thật là ngộ nghĩnh làm sao! Mặc dù người anh luôn gắt gỏng với cô nhưng cô vẫn chọn người anh làm đối tượng để vẽ trong cuộc thi. Cô có một tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng. Và nhờ tấm lòng ấy của Kiều Phương đã cảm hóa đc người anh, giúp người anh nhận ra những phần hạn chế của bản thân mình. Em rất khâm phục Kiều Phương bởi vì cô có tài năng nhưng không kiêu ngạo. Và dù tuổi đang còn nhỏ nhưng cô đã có một tấm lòng nhân hậu đáng để em và mọi người noi theo.
Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.
Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai (!?). "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!
Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớđang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
Kiểu 1:
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
Kiểu 2:
Đoạn sông ở vùng đồng bằng thật êm đềm, hiền hòa thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít là miền quê trù phú: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.
Đến đoạn nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.
Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả đặc tả hình ảnh dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dòng chảy dữ dội đã được tác giả miêu tả thật ấn tượng.
Giữa khung cảnh hoang dã và dữ dội ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật khỏe. Sự hiểm trở hiện lên qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
Điều đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn này là sự phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược dòng, vượt thác. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ và phong phú. Trung tâm bức tranh ấy là hình ảnh con người mà nổi bật là vẻ rắn rỏi, dũng mãnh của dượng Hương Thư: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc họa nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dặn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật này với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường của nhân vật.
phat bieu cam nghi ve bai vuot thac trong song nuoc ca mau
Hình ảnh dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi.
Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bờ cũng đổi khác và những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh sông núi miền Trung hùng vĩ và nên thơ.
Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôn mặt của Kiều Phương luôn lem luốc giống như con mèo. Tuy vậy, Mèo vẫn chấp nhận cái tên đó đã thể hiện tấm lòng yêu quí anh trai của mình. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc đuôi sam luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ rất đẹp và có hồn. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quí anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động và xấu hổ. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.
-Phó từ: rất (mức độ), vẫn (sự tiếp diễn)
-So sánh: giống như ... mèo (ngang bằng)
Khi đọc xong câu truyện Bức tranh của em gái tôi em nghĩ Kiều Phương là một cô bé đáng yêu với khuôn mặt bầu bĩnh, trắng trẻo nhưng mặt mũi luôn bị lấm lem bởi mọi thứ màu. Kiều Phương rất hồn nhiên và trong sáng. Đôi mắt to, tròn, toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch. khuôn mặt cô bé lúc nào vui tươi, mỗi khi cười đôi môi đỏ hồng của Kiều Phương nở ra một hàm răng trắng ngà, đều đặn. Ngược lại với em chắc hẳn anh Kiều Phương là cao, gầy. Người anh luôn thấy buồn và thất vọng vì không có tài năng như em gái của mình. Khuôn mặt sáng sủa nhưng lúc nào cũng buồn rầu. Người anh dù xét nét gắt um lên, nhưng Phương vẫn yêu quý anh, vẫn chọn anh làm đối tượng vẽ tranh vì anh là "thân thuộc nhất". Sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.
Kiều Phương: Là một cô bé có nét mặt bầu bĩnh, đáng yêu và cũng hơi lem luốc vì bị chính cô bôi bẩn khi chế màu vẽ. Cô có một tấm lòng rất nhân hậu, cho dù người anh có luôn gắt gỏng, la mắng, nhưng cô vẫn luôn luôn yêu quý anh và chọn anh của cô làm đề tài để vẽ tranh vì anh là người thân thuộc nhất. Và Phương có một năng khiếu vẽ rất đặc biệt.
Người anh: là một người anh hơi cao và gầy, nội tâm, ngỡ ngàng khi thấy bức tranh của em gái, sau đó hãnh diện và xấu hổ khi đã ghét bỏ em như trước.
Mình cũng không biết nữa, đó là bài tự học của mình thui! Chúc bạn học tốt môn Ngữ Văn nha!!!
Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.
Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”
Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.
Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.
Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…
Bài kia mk rất xl vì mấy tấm hình nhá
Bài 2 :
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
chúc bn hc tốt !
Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng của ngôi kể là: Tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh. Giúp cho nhân vật tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Câu 2:
Nhân vật anh trai của Kiều Phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Người anh luôn gọi Kiều Phương là Mèo vì mặt lúc nào cũng dính màu vẽ nhọ nhem như một chú mèo. Từ sự quan tâm đó đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em gái mình được trưng bày. Người anh thoạt đầu ngỡ ngàng rồi đến hối hận không nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương, người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phảng phất hình dáng của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi tài hội họa của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh có nhiều thay đổi. Người anh cảm thấy buồn, đôi khi muốn khóc và thậm chí là xem lén những bức tranh của em. Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm Kiều Phương, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi vì “bất tài vô dụng”. Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ tính ghen tị đã gặm mòn khối óc, cắn nát trái tim. Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: thoạt tiên là ngỡ ngàng, sau đó hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ. Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như trong tranh, mình còn nhiều hạn chế. Đó cũng chính là điều mà em quý nhất ở người anh: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.
Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học vẽ. Cái tên Mèo (lem nhem, xấu xí) do người anh đặt không hề làm cho Phương mếch lòng. Khi được phát hiện có tài năng hội họa, Phương vẫn đối xử bình thường với mọi người. Người anh dù xét nét gắt um lên, nhưng Phương vẫn yêu quý anh, vẫn chọn anh làm đối tượng vẽ tranh vì anh là "thân thuộc nhất". Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.