Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vị trí địa lý
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lý:
+ Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)
+ Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1010Đ – l07020’Đ).
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
+ Phía Đông và Nam giáp biển dài 3260km.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
b. Vùng biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng
thềm lục địa.
c. Vùng trời
- Là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
Câu2: Phân tích sự khác biệt lớn nhất về địa hình miền Bắc và Đ.B Bắc Bộ
Sự khác biệt lớn nhất về địa hình của vùng là có các dãy núi hướng vòng cung mở về phía Bắc và Đông Bắc.
Câu 1 : Vị trí địa hình Châu Á :
* Vị trị địa lý :
- tiếp giáp vs Châu Âu , Châu PHi , và tiếp giáp vs biển : Ấn độ dương , Bắc Băng dương , Thái Bình Dương
- Tổng diện tích là 41,5 triệu km2 , nếu tính các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2
- Là Châu lục rộng nhất thế giới
- Vị trí thuận lời để gia lưu phát triển kinh tế các nước ..
* Địa hình :
- Có các dạng địa hình chủ yếu : Đồng bằng , sơn nguyên , núi cao , thung lũng đan xen nha
- Trong đó địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- Cao nhất là dãy núi Hi - ma lay -a và đỉnh núi e - vơ - rét cao 8848 m
=> Địa hình Châu Á bị chia cắt phức tạp vs 2 hương chính Đông tây hoặc gần đông tay , bắc nam hoặc gần bắc nam
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
trong tình hình mới
Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Song, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn chung sức, đồng lòng, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước.
Đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) _Ảnh: Lê Văn Hùng
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền.
Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”(1). Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”.
Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.
Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định.
Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng ta chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định...
Thượng cờ trên biển Hoàng Sa (tỉnh Khánh Hòa)_Ảnh: Lê Thanh TùngChúng ta cần thống nhất phương châm hành động “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất di bất dịch, không thể để bị xâm phạm, không thể đánh đổi và không thể nhân nhượng. Các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo phải được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết vì chúng ta có chính nghĩa, song cũng phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể; lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hòa bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu tối thượng. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, cho nên phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, có phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng lực lượng.
Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do vậy, phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc, thế bố trí chiến lược các lực lượng có chiều sâu, liên hoàn bờ - biển - đảo, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có xung đột. Xây dựng các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, dự bị động viên, dân quân, tự vệ biển mạnh, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, trong đó Hải quân là lực lượng nòng cốt, cần tiếp tục được ưu tiên xây dựng tiến lên chính quy, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ. Chỉ có trên cơ sở phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp và tập trung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Hải quân làm nòng cốt mới có thể bảo đảm được khả năng bảo vệ chủ quyền, duy trì hòa bình, ổn định lâu dài trên biển.
Nhân dân ta từ lâu đã đúc kết: “trong ấm, ngoài êm”. Đây không chỉ là bài học sâu sắc về đối nhân, xử thế trong mỗi gia đình mà còn cả quốc gia. Lịch sử dân tộc nhiều lần chứng minh, khi nội bộ đoàn kết, lòng dân hòa thuận thì biên cương, bờ cõi yên ổn. Nhưng khi trên dưới bất hòa, lòng dân ly tán, ắt ngoại bang sẽ nhòm ngó, xâm lăng. Suy ra, trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, “biển yên” thì “bờ ấm”, có bảo vệ được bình yên biển, đảo thì trong nước mới ổn định, phát triển. Ngược lại, “trong bờ có ấm, ngoài biển mới yên”, đất nước có ổn định, phát triển mới tạo ra thế và lực để bảo vệ biển, đảo. Vậy nên, cần phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo. Củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị và nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Khi “ý Đảng” đã hợp với “lòng dân” sẽ tạo sức mạnh vô địch, đập tan những mưu đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo chống phá nước ta; đồng thời tạo ổn định chính trị trong nước để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong bờ, ngoài biển. Và khi đó sẽ khơi dậy được lòng tự hào, tự tôn, truyền thống, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc; hình thành mặt trận chính trị rộng lớn của nhân dân cả nước hướng về biển, đảo quê hương, chung sức đồng lòng bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, “kiên quyết, kiên trì đấu tranh”, tăng cường hợp tác quốc tế, “tạo sự đan xen lợi ích”, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Và cũng cần xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không làm phức tạp thêm tình hình, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại quốc phòng với các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp ranh, chồng lấn để xây dựng lòng tin, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt căng thẳng, kịp thời phối hợp giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh trên biển. Qua đó, hình thành môi trường thuận lợi cho bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không để xảy ra xung đột, không để đất nước bị cô lập trong vấn đề Biển Đông, cùng các nước xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, ổn định lâu dài.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Do đó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng nghiên cứu xây dựng các chính sách về phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển; về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo vệ biển, đảo. Sự kết hợp đó phải thể hiện rõ trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của quốc gia cũng như từng vùng, từng địa bàn, từng ngành. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng các lực lượng, các mặt trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có tình huống.
Mặt khác, chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; giữa khai thác và bảo vệ biển; giữa xây dựng sức mạnh khai thác biển và sức mạnh bảo vệ biển. Kinh tế biển mạnh sẽ tạo điều kiện vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ biển, đảo vững chắc, toàn vẹn. Ngược lại, quốc phòng, an ninh vững mạnh mới bảo vệ được biển, đảo, tạo ra môi trường, không gian, điều kiện thuận lợi, an toàn cho phát triển kinh tế biển bền vững. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Quá trình phát triển kinh tế biển cần được kết hợp với tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội biển, đảo và nâng cao đời sống nhân dân cần đi đôi với củng cố trang bị, cầu cảng, công trình phòng thủ, bố trí dân cư. Các lực lượng chuyên trách, trong đó có Hải quân tích cực tham gia phát triển kinh tế quốc phòng trên biển, đảo ở lĩnh vực thế mạnh, ưu tiên những vùng biển, đảo xa, tiền tiêu, còn nhiều khó khăn, góp phần tạo thế và lực cho đất nước trong hành trình bảo vệ và khai thác biển.
Nhà giàn DK1-21 trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) _Ảnh: Tư liệu
Trước những diễn biến mau lẹ, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trên Biển Đông, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải nâng cao cảnh giác, chủ động nắm chắc, dự báo chính xác mọi động thái, ngăn ngừa nguy cơ xung đột từ sớm, từ xa, kiên quyết không để mất dù là một sải biển, một tấc đảo. Các lực lượng hoạt động trên biển, nòng cốt là Hải quân thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, lấy nhân tố con người là quyết định, vũ khí trang bị là quan trọng; đồng thời duy trì sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình trên các vùng biển, nhất là vùng biển trọng điểm, nhạy cảm, không để bị động, bất ngờ. Tăng cường huấn luyện làm chủ và phát huy hiệu quả trang bị, nâng cao khả năng tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn các hoạt động kinh tế biển. Khi có tình huống, cần tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về phương châm, đối sách, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xử lý; phát huy sức mạnh tổng hợp; kết hợp giữa đấu tranh trên thực địa với đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý; tổ chức, chỉ huy, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng; kiên quyết, khôn khéo bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển.
Gần 500 năm trước, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo chiến lược: “Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình”. Và khi về thăm lực lượng Hải quân năm 1961, Bác Hồ kính yêu cũng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Những lời dạy đó luôn nhắc nhở chúng ta hôm nay phải luôn ghi nhớ, trong khi đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, không được một giây phút lơ là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
chúc bạn học tốt
1
Năm 1992 đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), và trở thành Quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hàng năm. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.
Tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này.
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay
2:
- Thuận lợi:
- Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
- Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
- Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
- Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...
- Khó khăn:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
3:Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.210 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km, không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.[1]
1. Trug Quốc thắng vì ba cái còn lại lạc để rùi
2 anh
3 khi bạn làm thành dấu lớn
CÂU 2
Vị trí và giới hạn lãnh thổ - Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: điểm cực Bắc là 23°23B, 105°20Đ; điểm cực Nam là 8°34B, 104°40Đ; điểm cực Tây là 22°22B, 102°10 Đ, điểm cực Đông là 12°40 B, 109°24Đ.
- Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2.
- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Về mặt tự nhiên: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với đường bờ biển kéo dài hình chữ s đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta đa dạng và phong phú. Lãnh thố kéo dài nhiều vĩ độ đã làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi từ Bắc vào Nam. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước cùng vĩ độ, giảm tính nóng của vùng nhiệt đới, tăng tính ẩm nên nước ta không hình thành hoang mạc như các nước cùng vĩ độ.