Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.
Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:
- Trong đoạn trích bài thơ “Việt Bắc”, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói - ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.
- Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:
- Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).
- Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).
- Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).
Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:
- Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. Lối xưng hô gần gũi đó từng xuát hiện trong ca dao, dân ca
- Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ.
Em có một đứa bạn thân, chơi cùng em từ bé. Ngoài những bạn thân trong lớp, có lẽ bạn ấy là một người mà em yêu quý nhất. Bạn là Ngọc Duy ở lớp kế bên. Em quen bạn Duy trong một lần tình cờ gặp nhau trên sân trường. Chúng em nhanh chóng làm quen với nhau, chơi với nhau rồi thân nhau lúc nào không biết. Năm nay, Duy tròn mười một tuổi. Bạn có dáng người vừa phải, không cao cũng không thấp, chỉ cao hơn em nửa cái đầu. Làn da hơi ngăm ngăm trông rất rắn chắc. Mái tóc bạn đen nhánh, lúc nào cũng gọn gàng. Gương mặt đầy đặn và hay tươi cười. Đôi mắt sáng tinh anh làm bạn có vẻ rất thông minh. Bạn làm gì cũng nhanh nhẹn, chỉ nhoáng cái là xong. Tính Duy rất hiền lành, hay nhường nhịn bạn. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn ấy thường rủ em học chung hoặc chơi cờ. Mỗi khi chơi trò gì đó, nó thường nhường bạn chơi trước. Dù chơi có thua hay thắng, nét mặt bạn ấy vẫn luôn tươi cười. Bạn ấy học rất giỏi, thường được cô giáo khen. Năm nào bạn ấy cũng được nhận phần thưởng của trường và của lớp. Chơi với nhau gần năm năm, chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm. Có lần, chúng em chơi đuổi bắt, Duy bị vấp cục đá, té trầy hết cả chân tay. Hai đứa sợ bố mẹ xanh cả mặt mày. Rất may là không có(chuyện gì xảy ra. Hôm sau gặp nhau lại cười toe toét. Năm năm học trôi qua thật nhanh. Sang năm đã chuyển trường mới chắc là không còn học chung với nhau nữa. Dù thế nào đi nữa, chúng em vẫn sẽ giữ bao kỉ niệm đẹp về nhau.
Hồi học lớp một ở quê, em có một người bạn rất thân, tên là Thái Thanh Hải.
Hải và em cùng tuổi. Hải mồ côi cả mẹ lẫn bố nên ở với bà ngoại. Hải to lớn hơn em, nặng hơn em ba cân, cao hơn em gần một tấc. Hải nhanh nhẹn, rất thông minh. Hải có mái tóc quăn rễ tre, cặp mắt sáng ngời, nụ cười rạng rỡ. Hải giải thích cho em nghe về tên của bạn: “Thanh Hải nghĩa là biển xanh, có cảnh đẹp nhưng cũng có nhiều bão tố…”. Tuy hoàn cảnh gia đình éo le, khó khăn, nhưng Hải lạc quan và học rất giỏi; đá bóng, đá cầu không bạn nào địch nổi. Hải thường đến nhà em chơi, hai đứa cùng học Toán và đi câu. Có một buổi chiều hè, Hải đến biếu mẹ em một chục con cá rô to… Hải nói vừa mang một bó hoa sim đi thăm mộ bố, mẹ và đi câu về. Mẹ em rán cá cho hai đứa ăn cơm. Hải nói với mẹ em: “Cháu muốn được bác coi như con đẻ của bác. Cháu và Lân là anh em sinh đôi…”. Mẹ em khóc, rồi hai đứa cùng khóc… Năm lên lớp hai, em theo gia đình chuyển ra thị xã học. Hai đứa vẫn qua lại thân thiết. Hải vẫn là học sinh giỏi, còn em đã phấn đấu trở thành học sinh tiên tiến.
1, Hãycho biết những từ trong ngoặc sau đây từ nào là danh từ ,từ nào là động từ:
a, bà ba nắmcơm
Bà ba : chủ ngữ được cấu tạo từ cụm danh từ
nắm cơm : vị ngữ . Trong đó : nắm là động từ còn cơm là danh từ
a, Bà ba nắm com
Trong đó có :
Bà ba là chủ ngữ đóng vai cho cụm danh từ
Nắm cơm là vị ngữ nhưng nắm là động từ còn cơm là danh từ
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phốđượm một màu vàng óng.Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào,nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn vàthênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừđang rung rinh nhữnglá non xanh mượt.
- Quan hệ từ có trong đoạn văn trên: và
- Từ trái nghĩa: ngược xuôi, già cỗi và non xanh
a)
* Viết
- Ngòi viết mẹ tôi vừa mua cho tôi rất đẹp
- Em đang viết bài
* Cưa
- Cái máy cưa của bố em đã cũ
- Những người thợ đang cưa gỗ
b)
- To >< nhỏ
- Cao >< thấp
- Nhiều >< ít
- Thích >< ghét
* Tác dụng: gây ấn tượng mạnh, tạo hình ảnh tương phản, làm cho câu thơ, câu văn thêm sinh động