K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

+ Đặc điểm chung của các nước đế quốc :

- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Nhiều thành phố lớn , nhiều khu công nghiệp ra đời.

- Chính sách đối ngoại bành chướng.

21 tháng 10 2021

đặc điểm chung nổi bật là đều có các công ty đọc quyền chi phối vào nền kinh tế và đời sống nhân dân

21 tháng 11 2018

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có "vua dầu mỏ", "vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng...

14 tháng 10 2016

1) 

Nguyên nhân: 

Họ bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề 

Làm việc nhiều giờ, tiền lương thấp điều kiện sinh hoạt tồi tàn 

=> Công nhân đứng lên đấu tranh 

Hình thức đấu tranh: 

Đập phá máy móc và đot công xưởng 

Đầu thế kỉ 19 : hình thức bãi công, đòi tang lương, giảm giờ làm, thành lập công đoan 

Kết quả: 

Các phòng trào đều thất bại 

Ý nghĩa: 

Đánh dấu sự trưởng thành của phòng trào cônh nhân quốc tế và tạo tiêu đề cho sự ra đoi của lí luận cách mạng 

14 tháng 10 2016

Bn ơi câu 4 nêu và phân tích đặc điểm về cái gì của các nc vậy ( về kinh tế hay chính trị ) 

31 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu 3: 

 

* Ý nghĩa lịch sử:

- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

* Bài học: 

- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

15 tháng 11 2021

* Giống nhau: Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa
* Khác nhau
- Anh: Chủ nghĩa đế quốc thực dân, có nhiều thuộc địa, nhưng vị trí cường quốc công nghiệp đã sụt giảm
- Pháp: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi, chuyển từ 1 nước đứng thứ 2 về Công nghiệp, dần chuyển thành cho vay, xuất khẩu tư bản
- Đức: Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến, mức độ sản lượng công nghiệp tăng cao, nhưng lại quá ít thuộc địa => hung hăng nhất
- Mĩ: Cái này không nhớ lẵm, hình như là CNĐQ các tơ rốt hay gì ấy. nhưng giống Đức ít thuộc địa, có trình độ kĩ thuật công nghiệp cao

3 tháng 10 2018

1. Đế quốc Anh

* Kinh tế:

- Năm 1870 kinh tế Anh dẫn đầu.

- Năm 1913 xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:

+ Công nghiệp Anh phát triển sớm, kỹ thuật lạc hậu.

+ Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời (có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới, nguyên nhiên liệu, nhân công rẻ )

- Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa.

- Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

* Chính trị:

Anh là nước Quân Chủ lập Hiến (Đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ quyền lợi của tư sản.

* Đối ngoại:

- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Thuộc địa Anh: 33 triệu km2 – ¼ diện tích thế giới ; 400 triệu dân – ¼ dân số thế giới

- Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn: thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ôx trây lia, An Độ, Ai Cập, Xu đăng, Nam Phi, Ca na đa …. , nên gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”

2. Đế quốc Pháp:

* Kinh tế

- Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh, xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:

+ Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức.

+ Pháp nghèo tài nguyên.

+ Tư sản xuất khẩu tư bản,phần lớn cho Thổ, Nga,Cận Đông, Trung Âu, Mỹ la tinh vay lấy lãi,…. đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”

- Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hãng tư.

- Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới.

* Chính trị

- Sau 4- 9- 1870 nền Cộng Hòa thứ ba: đàn áp nhân dân chạy đua vũ trang, xâm lược thuộc địa.

* Đối ngoại

- Tăng cường xâm lược thuộc địa: hạng nhì thế giới, bằng 1/3 diện tích thuộc địa Anh

- Một số nước là thuộc địa của Pháp như: An giê ri, Tuy ni di, Ma rốc, Ma-đa-ga-xca; Việt Nam, Lào, Cam pu chia…

3 tháng 10 2018

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có " vua dầu mỏ", " vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng...

1. Mĩ: đế quốc tài chính độc quyền
2. Anh: đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn
3. Pháp: đế quốc cho vay nặng lãi
4. Đức: đế quốc quân phiệt hiếu chiến

25 tháng 9 2017

Tham khảo nhé bạnvui:

Đặc điển chung nổi bật trong sự phát triển của các nước anh, Pháp, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là:

-Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
-Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa