Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 8:
1. Anh:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
b) Về chính trị:
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
c) Về đối ngoại:
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Pháp:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
c) Về chính trị, đối ngoại:
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2
3. Đức:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.
=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Mĩ:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
Câu 11:
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
1914 | Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. | Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. | Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. |
2/4/1917 | Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. | Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. |
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. | Hai bên ở vào thế cầm cự. | |
11/1917 | Cách mạng tháng 10 Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập |
3/3/1918 | Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp | Nga rút khỏi chiến tranh |
Đầu 1918 | Đức tiếp tục tấn công Pháp | Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp |
7/1918 | Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 |
9/11/1918 | Cách mạng Đức bùng nổ | Nền quân chủ bị lật đổ |
11/11/1918 | Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc |
Câu 14:
a) Đối với nước Nga
- Lật đổ được phong kiến, tư sản.
- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.
- Chính quyền: không còn người bóc lột người.
- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.
b) Đối với thế giới
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
C1 :Giống nhau- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.
- Khác nhau - Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành 2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô
Những hậu quả mà chiến tranh mang lại rất khủng khiếp nhất,lớn nhất, khốc liệt nhất và sức tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người:" 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó công lại"
1.nhật bản
Tình hình kinh tế:
- Điều kiện:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
+ Sản lượng CN tăng 5 lần.
+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
b. Tình hình chính trị – xã hội:
- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện...
- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
+ Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập
Mĩ
Tình hình kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
Năm 1929, nắm trong
tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới
Hạn chế :
tình hình chính trị - xã hội
* Chính trị:
- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà
- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
Hãy cho biết tình hình chính trị của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Xã hội:
Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX
Giống nhau:
Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản đều phát triển do không mất mát gì nhiều và thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh, để đạt được sự phát triển đô, giai cấp tư sản không ngừng bóc lột tầng lớp nhân dân, khiến họ đói khổ bần cùng.
* Khác nhau:
-Kinh tế Mĩ rất phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại tài chính quốc tế.
-Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong những năm đầu
2. >> Diễn biến:
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
nuoc mi ban vu khi cho ca 2 ben,giu che do trung lap
khi phe hiep uoc co loi the thi mi nhanh chong nhay vao phe hiep uoc voi mong muon sau nay khi phe hiep uoc thang thi mi cung se co 1 phan chien loi pham
t thời gian | chiệnsư | kết quả |
tháng 9-1917 | cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công | chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. |
ngày 2-4-1917 | Mĩ tuyên chiến với Đức,tham gia vào cuộc chiến tranh cùng phe Hiệp ước | có lợi hơn cho phe hiệp ước |
trong năm 1917 | chiến sự diễn ra trên cả hai mặt trận tây âu. | hai bên ở vào thế cầm cự. |
tháng 11-1917 | Cách mạng tháng Mười Nga thành công. | chính phủ Xô viết thành lập. |
ngày 3-3-1918 | chính phủ Nga kí hiệp ước Bơ-rét Li-tốp. | Nga rút khỏi chiến tranh. |
đầu năm 1819 | Đức tiêp tục tấn công Pháp | một lần nữa Pa -ri bị uy hiếp. |
tháng7-1918 | mĩ đổ bộ vào châu Âu,chớp thời cơ ,Anh-pháp phản công. | đồng minh của Đức đầu hàng:Bun-ga-ri(29-9),Thổ Nhĩ Kì(30-10),Áo-Hung (2-11). |
ngày9-11-1918 | cách mạngĐức bùng nổ. | nền quân chủ bị lật đổ. |
ngày 11-11-1918 | chính phủ Đức đầu hàng. | chiến tranh kết thúc. |
Về thái độ của Mĩ sau khi giai đoạn một kết thúc thì lời về phe liên minh nhưng đến giai đoạn hai khi chiến tranh sắp kết thúc thì Mĩ tham chiến đđể có thêm thuộc địa và tổn thất ít nhất.