K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Bản chất của cấu trúc không gian của ADN chính là có cấu tạo từ hai hệ mạch xoắn kép và song song với nhau, cả hai mạch này sẽ được duy trì xoắn đều tại một trục cố định theo chiều ngược kim đồng hồ hay nói cách khác là từ trái qua phải. ... Theo quy ước thì 1 trong phân tử ADN sẽ bằng (A+G/T+X).

3 tháng 12 2021

TK

2, - Mô tả cấu trúc không gian của ADNADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit.

10 tháng 4 2017

10 tháng 12 2017

So sánh sự khác nhau giữa ADN và ARN

So sánh sự khác nhau giữa ADN và ARN

Câu 21: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN ban đầu?   A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’.   B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung.   C. Hai mạch mới của phân tử...
Đọc tiếp

Câu 21: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN ban đầu?

   A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’.

   B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung.

   C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau.

   D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện.

Câu 22: Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?

   A. Muỗi.                           B. Mèo rừng.                    C. Sâu ăn lá.                     D. Lúa.

 

 

Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai?

   A. Thường biến chỉ là biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến biến đổi trong kiểu gen.

   B. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.

   C. Thường biến là những biến đổi đồng loạt, theo cùng hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.

   D. Năng suất, sản lượng trứng, sữa ở động vật không phục thuộc vào điều kiện chăn nuôi.

Câu 26: Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?

   A. Địa nhiệt và khoáng sản.                                       B. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều.

   C. Đất, nước và rừng.                                                D. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Câu 27: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội được tạo ra từ loài trên có bộ nhiễm sắc thể là bao nhiêu?

   A. 30.                                B. 21.                                C. 19.                               D. 60.

Câu 28: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 30% số nuclêôtit loại Adenin. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại Xitozin của phân tử này là bao nhiêu?                          

   A. 10%.                             B. 30%.                             C. 40%.                             D. 20%.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ưu thế lai?

   A. Ưu thể lai biểu hiện ở F1 sau đó tăng dần qua các thể hệ tiếp theo.

   B. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa 2 dòng thuần chủng.

   C. Ưu thế lai có thể biểu hiện khác nhau ở phép lai thuận và phép lai nghịch.

   D. Các con lai F1 có ưu thế lai cao nên thường được sử dụng để làm giống sinh sản.

Câu 30: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống mới bằng phương pháp gây đột biến. Loài cây nào dưới đây là thích hợp nhất cho việc tạo giống tam bội có năng suất cao?

   A. Cây ngô.                                                                B. Cây củ cải đường.

   C. Cây đậu Hà Lan.                                                   D. Cây cà chua.

Câu 31: Nguyên nhân chính dẫn tới mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là gì?

   A. Nhiệt độ tăng giảm thất thường.                           B. Mật độ các cá thể trong quần thể tăng.

   C. Nguồn thức ăn, nơi ở khan hiếm.                          D. Số lượng cá thể cái quá nhiều.

Câu 32: Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai nào sau đây thu được thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu gen chiếm 25%?

   A. `              B. `              C. `               D. `

Câu 33: Một loài thực vật có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thể đa bội?

   A. AaaBbbDDd.              B. AaBbd.                        C. AaBbDdd.                   D. AaBBbDd.

Câu 34: Khi Menđen cho cây đậu hạt vàng, vỏ trơn tự thụ phấn thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Nếu chọn ngẫu nhiên các cây vàng, nhăn ở F1 đem giao phấn với nhau. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây xanh, nhăn ở thế hệ sau là bao nhiêu?

   A. 1/3.                               B. 1/2.                               C. 1/9.                               D. 1/4.

Câu 35: Biểu thức nào sau đây đúng với nguyên tắc bổ sung?

   A. (A + T)/(G + X) = 1.                                              B. A - G = T + X.

   C. (A + G)/( T + X) = 1.                                             D. A + G = U + X.

2

Bn tách 3-4 câu để dễ lm hơn nhé , chứ thế này thì khó lm lắm .

31 tháng 5 2021

21.B

22.D

25.D

26.C

27.A

28.D

29.C

30.B

31.B

33.A

34.C

TL
23 tháng 2 2022

Câu 1 :

Tổng số nu của gen là : 

\(N=C.20=70.20=1400\left(nu\right)\)

Số nu từng loại là :

\(\left\{{}\begin{matrix}A=T=300\left(nu\right)\\G=X=\dfrac{N}{2}-A=\dfrac{1400}{2}-300=400\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy ...

Câu 2 : 

( Tự tìm hiểu , tự làm )

12 tháng 10 2017

A.

  • Nhân đôi ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:
    • Nguyên tắc bổ sung: các Nu tự do liên kết bổ sung với mạch ADN gốc (A liên kết với T, G liên kết với X)
    • Nguyên tắc bán bảo toàn: trên mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là của ADN mẹ, còn 1 mạch mới tổng hợp.

=> Vì vậy 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ

B.

- cấu trúc hiển vi của NST ở các loài SVNT được quan sát rõ nhất vào kì giữa của phân bào nguyên nhiễm vì lúc đó NST co xoắn cực đại.

-

* Cấu trúc siêu hiển vi:
- NST được cấu tạo bởi 2 thành phần: ADN + protein loại histon.
- Phân tử ADN có chiều ngang 2nm, gồm 146 cặp Nu quấn quanh khối protein (8 phân tử histon) 7/4 vòng --> nucleoxom.
- Nhiều nucleoxom liên kết với nhau (mức xoắn 1) --> sợi cơ bản (chiều ngang là 11nm). (Giữa 2 nucleoxom liên tiếp là 1 đoạn ADN và 1 phân tử protein histon).
- Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 --> sợi nhiễm sắc (30nm)
- Sợi nhiễm sắc cuộn xoắn bậc 3 --> sợi siêu xoắn (300nm)
- Sợi siêu xoắn kết đặc --> cromatit (700nm).
12 tháng 10 2017

Chị ơi cho em hỏi SVNT là j ạ

Hai ADN con tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống hệt ADN mẹ là do quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra theo:

- Nguyên tắc khuôn mẫu: cả hai mạch của AND đều tham gia làm khuôn để tổng hợp ADN con.

- Nguyên tắc bổ sung: các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A – T; G – X và ngược lại.

- Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi ADN con có một mạch đơn của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp.

17 tháng 12 2016

Câu 2: Cơ chế xác định giới tính ở người: Tính đực, cái được quy định bởi các cặp nhiễm sắc thể giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong phát sinh giao tử là cơ chế xác định giới tính. Trong phát sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể XY phân li tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau. Do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1.

Câu 3:

- Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P. Sau đó, Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn ( một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con

Kết quả: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.



 

14 tháng 12 2016

- Câu 3 nêu quá trình nhân đôi ADN ra. t nghĩ vậy

8 tháng 12 2021

Quá trình nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ vì quá trình nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuân của ADN mẹ. ... - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

8 tháng 12 2021

Quá trình nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ vì quá trình nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuân của ADN mẹ. ... - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

7 tháng 11 2021

Tham Khảo:

a)

ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi giống ADN mẹ vì quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc khuôn mẫu, bổ sung, bán bảo toàn.

- Nguyên tắc khuôn mẫu: Phân tử ADN con được tổng hợp dựa trên 1 mạch khuôn của phân tử mẹ ban đầu

- Nguyên tắc bổ sung: Các nucleotit tự do liên kết bổ sung với mạch ADN gốc (A liên kết với T, G liên kết với X)

- Nguyên tắc bán bảo toàn: trên mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là của phân tử ADN mẹ, còn 1 mạch mới tổng hợp.

=> Vì vậy 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.

7 tháng 11 2021

Câu 2:

a) Vì:

- Nhân đôi ADN dẫn đến nhân đôi NST.

- Sự phân li đồng dều của các NST đơn trong NST kép về 2 tế bào con.

b) Trình tự sắp xếp Nu:

- A liên kết với T (hay ngược lại)

- G liên kết với X (hay ngược lại)

28 tháng 12 2020

Câu 1:

* Giống nhau:

     - Đều có sự tự nhân đôi của NST.

     - Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

     - Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

     - NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

     - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

Nguyên phân                                                          Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Chỉ 1 lần phân bào.

- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

28 tháng 12 2020

Câu 2:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.