K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài:

 - Da khô, có vảy sừng bao bọc => giảm sự thoát hơi nước

- Cổ dài => phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

- Mắt có mi cử động, có nước mắt => bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu => bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân, đuôi dài => động lực chính của sự di chuyển

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt => tham gia di chuyển trên cạn

#Yuii

Chúc bạn học tốt!

Câu 1: Cây phát sinh giới độngvậtCâu 2: Đặc điểm chung của bộ móng guốc, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt.Câu 3: Vai trò của lớp thú.Câu 4: Đặc điểm của động vật vùng hoang mạc đới nóng và đới lạnh.Câu 5:Đặc điểm ngoài của thỏ thích nghi với lối sống lẩn trốn kẻ thù.Câu 6: Sinh sản vô tính là gì? Sinh sản hữu tính là gì? Cơ thể phân tính là gì? Cơ thể lưỡng...
Đọc tiếp

Câu 1: Cây phát sinh giới độngvật

Câu 2: Đặc điểm chung của bộ móng guốc, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt.

Câu 3: Vai trò của lớp thú.

Câu 4: Đặc điểm của động vật vùng hoang mạc đới nóng và đới lạnh.

Câu 5:Đặc điểm ngoài của thỏ thích nghi với lối sống lẩn trốn kẻ thù.

Câu 6: Sinh sản vô tính là gì? Sinh sản hữu tính là gì? Cơ thể phân tính là gì? Cơ thể lưỡng tính là gì?Câu 1: Cây phát sinh giới độngvật

Câu 2: Đặc điểm chung của bộ móng guốc, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt.

Câu 3: Vai trò của lớp thú.

Câu 4: Đặc điểm của động vật vùng hoang mạc đới nóng và đới lạnh.

Câu 5:Đặc điểm ngoài của thỏ thích nghi với lối sống lẩn trốn kẻ thù.

Câu 6: Sinh sản vô tính là gì? Sinh sản hữu tính là gì? Cơ thể phân tính là gì? Cơ thể lưỡng tính là gì?

0
2 tháng 5 2021

 

Câu 3: Vai trò của lớp thú.

Lợi ích của lớp thú:

- Thú cung cấp thực phẩm, thịt, sữa,...

ví dụ: thịt heo, bò, dê , cừu...

- Cung cấp dược liệu,

ví dụ: mật gấu, nhung nai, xương hổ cốt, sừng tê giác ....

- Cung cấp nguyên liệu thủ công mĩ nghệ da

ví dụ: lông cừu, da hổ, sừng hươu,...

- Cung cấp sức kéo, phân bón, tiêu diệt gặm nhấm giúp ích cho nông nghiệp ví dụ :trâu ,bò, mèo rừng.

- Thú nuôi để nghiên cứu khoa học như Thỏ , chuột bạch , khỉ .

- Thú nuôi làm cảnh, khu du lịch,làm xiếc như chó,mèo ,khỉ voi .

 

Câu 4: Đặc điểm của động vật vùng hoang mạc đới nóng và đới lạnh.

+Đặc điểm thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh:

-Cấu tạo:

+ Bộ lông dày.

+ Mỡ dưới da dày.

+ Lông máu trắng(mùa đông).

-Tập tính:

+Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét.

+Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.

+Đặc điểm thích nghi của động vật ở hoang mạc đới nóng:

-Cấu tạo:

+ Chân dài.

+Chân cao,móng rộng,đệm thịt dày.

+ Bướu mỡ lạc đà.

+Màu lông nhạt,giống máu cát.

-Tập tính:

+ Mỗi bước nhảy cao và xa.

+ Di chuyển bằng cách quăng thân.

+Hoạt động vào ban đêm.

+Khả năng đi xa.

+ Khả năng nhịn khát.

+Chui rút vào sâu trong cát.

 

2 tháng 5 2021

Câu 5:Đặc điểm ngoài của thỏ thích nghi với lối sống lẩn trốn kẻ thù.

 + Bộ lông dày, xốp, gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, được gọi là lông mao.

+ Bộ lông mao: Che chở, giữ nhiệt cho cơ thể. ...

+ Tai thính, vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía: Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Câu 6: Sinh sản vô tính là gì?

Sinh sản vô tính được định nghĩa là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cá, con cái giống nhau và giống cá thể mẹ.

 Sinh sản hữu tính là gì?

Sinh sản hữu tính là một quá trình giúp tạo ra sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền có sẵn trong cơ thể của hai sinh vật khác nhau. Quá trình sinh sản hữu tính này diễn ra ở cả sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân mà thường không xảy ra ở thực vật.

tham khảo!

2 tháng 5 2021

Bảng đặc điểm chung của bộ móng guốc, bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt

Bộ thú

Loài động vật

Môi trường sống

Đời sống

Cấu tạo răng

Cách bắt mồi

Chế độ ăn

Ăn sâu bọ

Chuột chù

Đào hang trong đất

Đơn độc

Các răng đều nhọn

Tìm mồi

Ăn động vật

Chuột chũi

Đào hang trong đất

Đơn độc

Các răng đều nhọn

Tìm mồi

Ăn động vật

Gặm nhấm

Chuột đồng

Đào hang trong đất

Đàn

Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

Tìm mồi

Ăn tạp

Sóc

Trên cây

Đàn

Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

Tìm mồi

Ăn thực vật

Ăn thịt

Báo

Trên mặt đất và trên cây

Đơn độc

Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc

Rình mồi và vồ mồi

Ăn động vật

Sói

Trên mặt đất

Đàn

Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc

Đuổi mồi, bắt mồi

Ăn động vật

 

Chúc bạn đạt được điểm thi cao nhayeu

2 tháng 5 2021

thank you!!!

10 tháng 3 2021

Câu 1:

Câu 2: 

Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:

- Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể thuận tiện cho việc thả mình rơi tự do khi bắt đầu bay.

- Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.

 

Câu 3: 

Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở dưới nước được thể hiện:

   - Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

   - Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương ống tay và xương cánh tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.


Câu 4: 

Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

- Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.

- Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.

- Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.


Câu 5: 

Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).
11 tháng 3 2021

câu 1 là hình thức sinh sản à??!!

30 tháng 3 2021

1 tham khảo

Sinh sản:Thụ tinh trong: Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.Chim bò câu đẻ 2 trứng/ lứa. Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôiCó hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều 

Tập tính:

- Làm tổ ở cây cao, cho con ăn bằng sữa và giun, dế

- Chăm sóc mà bảo vệ con cái

- Bay lượn

- Thường sà xuống đất mỗi khi có người cho ăn 

Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánhChi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánhLông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang raLông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thểMỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹCổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

30 tháng 3 2021

2 cấu tạo:Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

26 tháng 4 2016

Câu 1:Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.
 

26 tháng 4 2016

Câu 2: Vào mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ), ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đói. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đốn bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn nòng nọc dần mọc 4 chân và rụng đuôi để trở thành ếch con.

 

3 tháng 3 2022

Đặc điểm về đs của chim bồ câu:

- Tổ tiên của bồ câu nhà là bồ câu núi

- Sống trên cây, bay giỏi, có tập tính làm tổ trên cây

- Là động vật hằng nhiệt

* Sinh sản:

- Mỗi lứa đẻ 2 trứng, trứng giàu noãn hoàng, có vỏ đá vôi

- Chim trống, mái thay nhau ấp trứng

- Chim non mới sinh ra còn yếu đc nuôi bằng sữa diều
Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài:

Giống nhau:+ Thụ tinh trong+ Đẻ trứngKhác nhau-Chim bồ câu :  + Đẻ ít trứng hơn thằn lằn bóng đuôi dài+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi.
+ Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều.-Thằn lằn+ Đẻ ít trứng ,trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng+ Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp*Hiện tượng ấp trứng và nuôi con của chim bồ câu có ý nghĩa:-Âp trứng làm phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường.-Nuôi con bằng sữa diều làm sức sống của con non cao hơn
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
3 tháng 3 2022

Đời sống: 

- Sống trên cây, bay giỏi.

- Có tập tính lm tổ.

- Là đv hằng nhiệt.

Sinh sản:

- Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.

- Trứng được thụ tinh trong.

- Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.

- Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng tạo thành chim con.

- Chim con mới nở, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (sữa tiết từ diều của bố mẹ).

So sánh đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài:

Thằn lằn bóngChim bồ câu
Có cơ quan giao phốiKhông có cơ quan giao phối( con đực)
Đẻ từ 5-10 trứng 1 lứaĐẻ 2 trứng 1 lứa 
Không ấp trứngCó ấp trứng

Thân hình thoi giúp giảm sức cản không khí khi bay.

 

 

26 tháng 5 2016

ếch                 - Trong tự nhiên ếch bắt cặp sinh sản vào mùa mưa khoảng từ tháng 5 – 11, mùa khô ếch không sinh sản. Nhưng với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, sản xuất giống nhân tạo có thể cho đẻ quanh năm. Ếch nuôi được 8 tháng tuổi là có thể sinh sản.
- Số lượng trứng một lần ếch cái sinh sản từ 1.000 – 4.000 trứng/lần, ếch có thể đẻ 3 – 4 lần trong năm, đối với ếch cho sinh sản nhân tạo có thể để từ  6 – 8 lần trong năm.
- Sau 18 – 24 giờ trứng nở ra thành nòng nọc. Sau 48 giờ nòng nọc bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Sau 20 -28 ngày nòng nọc biến thái thành ếch con (đã rụng đuôi và ra đầy đủ 4 chân). Thời gian và tỉ lệ biến thái từ nòng nọc thành ếch con phụ thuộc vào điều kiện môi trường và dinh dưỡng. Ếch con sẽ nhảy lên cạn nhưng thích sống nơi đầm lầy, ẩm ướt và ăn được nhiều loại thức ăn, thức ăn chính là các loại động vật nhỏ trong môi trường. Đối với ếch Thái Lan có thể dùng thức ăn tổng hợp dạng viên cho ăn.

mk quên mất rùi

 

9 tháng 4 2018

Câu 1: *cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống:

- bộ lông mao dày ,xốp

- chi trước ngắn, chi sau dài khỏe, chi có vuốt

- Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm.

- Tai rất tính có vành tai lớn, dài cử động được theo các phía.

* ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh: thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.

9 tháng 4 2018

Câu 4: đặc điểm caausu tạo của chim bồ câu thích hợp với đời sống bay lượn:

  • Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
  • Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
  • Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
  • Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
  • Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
  • Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
  • Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông