K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2019

Từ xa xưa, Việt Nam được biết đến với các truyền thống yêu nước và đấu tranh cực kì anh dũng. Việt Nam là một trong hai nước bị đô hộ hơn 1000 năm mà vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc mình, không bị mất đi văn hóa hay tập quán riêng. Nước ta từ thời Bà Trưng Bà Triệu đã chứng tỏ được tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường. Đến thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đã xuất hiện các vị anh hùng như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu hay Võ Nguyên Giáp. Họ đấu tranh như không biết mệt mỏi dù có chịu đói chịu khổ.Và ở trong thời đại hòa bình hiện nay Việt Nam cũng chứng tỏ rằng mình là một nước có nhu cầu phát triển và học hỏi, luôn cố gắng hết mình để đạt được kết quả tốt. Thường Châu tuyết trắng, các cầu thủ U23 đã làm nên lịch sử nâng chiếc Huy Chương Bạc đầy vinh quang và cũng đầy máu , nước mắt. Trong tuyết, Quang Hải đã vẽ nên một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp vào lưới của Uzbekistan làm cho thủ môn đội bạn không có cơ hội cản phá. Mỹ Đình Hà Nội đẹp biết bao nhiêu, đội tuyển Việt Nam đã lần thứ 2 nâng cao chiếc cúp AFF sau 10 năm chờ đợi. Và rồi tại UAE đầy nắng đã giúp tuyển chúng ta lọt vào tứ kết ASIAN CUP , là một trong 8 đội mạnh nhất châu Á. Bóng đá Việt Nam tự hào như thế đó, anh hùng như thế đó. Chưa hết, tại Thái Lan, H'Hen Niê đã làm nên lịch sử khi là người Việt đầu tiên lọt top 5 Miss Universe và cũng là người dân tộc thiểu số đầu tiên đạt thành tích cao nhất tại cuộc thi nhan sắc khốc liệt nhất hành tinh. Và vừa rồi cô cũng đạt giải thường : Vẻ đẹp vượt thời gian do Missosology bình chọn. Tôi tự hào về Việt Nam lắm. Nói thế cũng chỉ để khẳng định rằng: " Việt Nam là một nước anh hùng "

9 tháng 2 2019

Mỗi quốc gia đều có độc lập chủ quyền bất khả xâm phạm, quyền ấy được luật pháp quốc tế công nhận. Vì vậy mọi dân tộc trên thế giới đều ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình “bằng mọi giá”.Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những vấn đề hàng đầu của đất nước, của dân tộc. Từ thuở cha rồng mẹ tiên sinh ra nòi giống con người Việt Nam, từ thuở vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, trải qua hàng vạn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” ta vẫn giữ vững độc lập chủ quyền. Vì dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước nồng nàn ấy lại cháy bùng lên mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh bại biết bao thế lực hùng mạnh. Ta đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc: Phá quân Tống có chiến công của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, để từ đó “Nam Quốc Sơn Hà” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất, tuyên ngôn ấy cũng đã chỉ ra chân lý được ghi trong sách trời.Đến thế kỉ XVIII, quân Thanh xâm lược Việt Nam, người anh hùng áo vải Quang Trung đã kiêu binh từ Nam ra Bắc để rồi cuối cùng chiến thắng vang dội ở Đống Đa – Ngọc Hồi. Thế kỷ XX nước ta đầy bóng giặc, nhưng Cách mạng tháng Tám thành công, tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời thêm một lần nữa khẳng định lại chân lí muôn đời đó “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”. Trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Và ngày 30/04/1975 đất nước chúng ta sạch bóng quân thù và hoà bình phát triển cho đến ngày nay.Như vậy để có được hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ, để có một nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam, thì suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước chúng ta phải đương đầu với mọi kẻ thù (kể cả thù trong giặc ngoài) để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Chúng ta đã đổ xương đổ máu quyết không bao giờ nhân nhượng với kẻ thù để bảo vệ cho bằng được chủ quyền. Đúng như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Chúng tôi muốn hoà bình nhưng không phải hoà bình bằng bất cứ giá nào” .Cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch. Không nghe, không tin vào những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nhất là luận điệu xuyên tạc của một số trang mạng. Kiên định con đường hoà bình để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.

17 tháng 9 2021

- Vấn đề nghị luận: phong cách giản dị của Bác Hồ.

- Luận điểm:

     + Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh

     + Nét đẹp trong lối sống, sinh hoạt của Bác.

- Luận cứ:

     + Có vốn tri thức văn hóa sâu rộng về nhân loại.

     + Cách tiếp thu: nắm vững phương pháp giao tiếp là ngôn ngữ; đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học tập và tiếp thu 1 cách có chọn lọc, phê phán những cái xấu tiêu cực.

    + Nơi ở và làm việc đơn sơ.

    + Trang phục giản dị.

    + Ăn uống đạm bạc.

18 tháng 2 2020

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên. Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.

23 tháng 2 2018

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.



3 tháng 3 2021

Tham khảo:

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Có lẽ, đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Chao ôi, ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

TP tình thái: Có lẽ,

TP cảm thán: Chao ôi,

Gợi ý :

Gợi ý

- Con người là một động vật cao cả vì con người có tình yêu thương và những đức hạnh. Có thể nói một trong những đức hạnh cao cả nhất của con người là tình yêu thương, kính trọng đối với cha mẹ. Chính vì vậy mà A-mi-xi đã từng nhắc nhở chúng ta : “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Tại sao A-mi-xi lại khẳng định như vậy ?.
- Giải thích thế nào là yêu thương, kính trọng cha mẹ: biết vâng lời cha mẹ, biết quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn và sở thích của cha mẹ; lễ phép với cha mẹ; nuôi dưỡng, chăm sóc khi cha mẹ ốm đau, già nua; tôn trọng những lời dạy bảo của cha mẹ; không làm buồn lòng cha mẹ, không làm những việc ảnh hưởng xấu tới danh dự của cha mẹ và gia đình…
- Giải thích tại sao yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất: không ai gần gũi, thân thiết, hy sinh và hết lòng với chúng ta hơn là cha mẹ. Những lúc chúng ta bị vấp ngã trên đường đời thì cha mẹ chính là chỗ dựa êm ái và vững chắc nhất. Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta bao la hơn biển cả. Cha mẹ chính là những vị ân nhân lớn nhất đời của chúng ta. “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – câu ca dao trên cũng đã khẳng định công lao to lớn, tình nghĩa mênh mong của cha mẹ, cha mẹ chính là nguồn cội của tinh thần, tình cảm của tất cả mọi người.
- Mối quan hệ giữa con người với cha mẹ là mối quan hệ tự nhiên, thiêng liêng và gần gũi. Nó là gốc rễ của những phẩm chất căn bản của con người: một người không biết yêu thương cha mẹ thì không thể là một người tốt đối với xã hội. Yêu thương, kính trọng cha mẹ cần phải được thể hiện một cách chân thật, cụ thể trong suy nghĩ, việc làm, lời nói.
- Chính vì vậy, từ xưa đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ chính là đạo hiếu mà tất cả đều công nhận là nền tảng của đạo đức. Từ ngàn xưa chữ hiếu đã được đặt lên hàng đầu và là người Việt Nam, không ai không nhớ đến những ca dao quen thuộc: “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Trong lịch sử cũng như văn học, rất nhiều tấm gương hiếu thảo đã được đề cập và nhắc nhở, ví dụ như trong “Nhị thập tứ hiếu”… và những tấm gương ấy luôn tạo được những xúc động trong tâm hồn của người đọc ở mọi thời đại.
- Nếu tất cả mọi người đều làm tròn bổn phận yêu thương và kính trọng cha mẹ thì chắc chắn xã hội loài người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
- Cuộc sống càng vội vàng, hối hả bao nhiêu, lời nhắc nhở của nhà văn A-mi-xi càng có giá trị đối với mọi người bấy nhiêu. Đây có thể là một liều thuốc giúp mọi người chống lại bệnh vô cảm và ích kỷ?
.

Hòa bình luôn là những gì mà ta luôn mong muốn, và ước ao có đc nó. Khi có hòa bình rồi thì ta luôn mong muốn rằng sự hòa bình đó luôn đc giữ vững. Và đó đc gọi là "Khát vọng hòa bình". Khát vọng hòa bình luôn là thứ mà ta luôn luôn tìm kiếm hằng ngày, qua từng ngày tháng thì ta ta có thể thấy đc nó qua nhiều khía cạnh khác nhau. Qua những sự áp bức, phân biệt chủng tộc thì đối vs họ hòa bình là đc sống vui vẻ với nhau, ko còn nạn phân chia chủng tộc và đối xử họ một cách ko có lương tâm như vậy nx. Còn đối với chúng ta trong tình hình xã hội hiện nay thì hòa bình có thể là mọi thứ trở về lại như cũ. Trong dịch bệnh covid hiện nay thì ta luôn muốn rằng nước ta có thể thoát khỏi dịch bệnh này và đưa mọi thứ trở về lại như cũ

26 tháng 9 2021

Khát vọng của mọi dân tộc là được sống trong hòa bình. Cách đây bảy mươi lăm năm, cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử loài người đã khép lại sau khi gây thương đau không kể xiết cho hàng trăm triệu người dân trên thế giới ,nhưng không một thế lực nào có thể dập tắt được khao khát cháy bỏng của mọi dân tộc được sống trong hòa bình và những giá trị chung của nhân loại. Khát vọng hòa bình đã trở thành lẽ sống của dân tộc Việt Nam và được bao thế hệ nối tiếp nhau không tiếc công sức và xương máu đề gìn giữ và bảo vệ. Ngọn lửa khát vọng độc lập, thống nhất đất nước của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân luôn bừng cháy trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, thôi thúc chúng ta phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong công cuộc đổi mới hôm nay, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.