Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh
+ Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên
+ Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước
+ Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân
+ Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả
+ Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”
- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:
+ Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.
+ Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe
Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã được tác giả phát biểu trực tiếp trong phần hai của đoạn thơ “Đất nước” nhưng đó cũng chính là tư tưởng bao trùm, là điểm xuất phát và nơi quy tụ mọi cảm xúc và phát hiện của tác giả về đất nước trong đoạn thơ.
Đất nước được cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ đẹp và sự phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú. Nhưng điều quan trọng là tác giả đã phát hiện ra sự gắn bó sâu xa, mật thiết của thiên nhiên đất nước với cuộc sống và số phận của nhân dân, của vô vàn những con người bình dị:
Những người vợ nhớ chồng góp cho đất nước những núi Vọng phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái...
Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên.
Nhìn vào thiên nhiên đất nước, nhà thơ đã “đọc” được tâm hồn, những ước vọng và sự gửi gắm của bao thế hệ con người. Từ đó tác giả cảm nhận được một chân lí hiển nhiên và sâu xa:
Ôi đất nước, sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy,
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Khi nói về lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc tác giả không nêu các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà mọi người đều nhớ, mà trước hết nhắc đến vô vàn những con người bình thờng, vô danh, những người “không ai nhớ mặt đặt tên, họ đã sống và chết, giản dị, bình tâm. Nhng chính họ đã làm ra đất nước”.
Đất nước còn được cảm nhận trong chiều sâu của văn hóa, lối sống, phong tục, của tâm hồn và tính cách dân tộc. Để nói về những phơng diện đó, Nguyễn Khoa Điềm cũng lại tìm về với nguồn phong phú của văn hóa dân gian. Nhân dân không chỉ là người sáng tạo lịch sử, tạo dựng nên các giá trị vật chất mà còn là người sáng tạo và lưu truyền các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Họ đã “truyền lửa qua mỗi ngôi nhà, truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Còn vẻ đẹp tâm hồn dân tộc đã được kết đọng trong kho tàng phong phú, mĩ lệ của ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết và cổ tích. Bởi vậy Nguyễn Khoa Điềm đã rất có lí khi nêu một định nghĩa “Đất nước của ca dao thần thoại” tiếp liền sau mệnh đề “Đất nước của nhân dân”.