Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm thụ đoạn thơ sau:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Cho tình yêu thương, trong trèo đêm ngày.
Bài làm
Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thửa lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.
Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”
Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi người:
“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.
Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống
.Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời. Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.Trở tình thương trang trải đêm ngày”
Em cảm nhận được điều gì qua đoạn thơ về dòng sông quê hương ?
Gợi ý
– Nghệ thuật: Biện pháp so sánh
+ So sánh dòng sông với dòng sữa (mẹ). Dòng sông tưới nước cho vườn cây xanh tốt mượt mà cũng như dòng sữa mẹ đã nuôi con khôn lớn.
+ So sánh nước sông với tấm lòng người mẹ. Nước sông đầy ăm ắp như lòng mẹ rộng lớn mênh mông luôn hy sinh tất cả cho các con.
– Nội dung:
+ Nói lên tầm quan trọng của dòng sông quê hương.
+ Nói lên tình cảm gắn bó thân thiết giữa dòng sông quê hương với tác giả.
Từ đó làm ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương
BPTT: So sánh
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Trở tình thương trang trại đêm ngày
Em tham khảo nhé:
Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Con sông có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người: nó hàng ngàyhiền hòa, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho chúng ta. Bởi vậy ta càng yêu quý và trân trọng dòng sông quê hương hơn
Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thuở lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.
a)
– Nghệ thuật: Biện pháp so sánh
+ So sánh dòng sông với dòng sữa (mẹ). Dòng sông tưới nước cho vườn cây xanh tốt mượt mà cũng như dòng sữa mẹ đã nuôi con khôn lớn.
+ So sánh nước sông với tấm lòng người mẹ. Nước sông đầy ăm ắp như lòng mẹ rộng lớn mênh mông luôn hy sinh tất cả cho các con.
=>Nội dung:
+ Nói lên tầm quan trọng của dòng sông quê hương.
+ Nói lên tình cảm gắn bó thân thiết giữa dòng sông quê hương với tác giả.
Từ đó làm ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương
b)Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thửa lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.
Những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua lâu. Nhưng những dấu ấn của thời đại ấy vẫn ghi lại đầy đủ trong tâm trí bao lớp người. Chất thơ của một thời hùng vĩ, cao cả dường như kết tinh trong hình tượng người mẹ, để cho các nhà thơ, nhạc sĩ ngợi ca. Có một bài thơ đã ra đời trong những ngày tháng ấy,được phổ nhạc để vút lên âm điệu đầy xúc động về người mẹ: Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly. Cái hay của bài thơ chính là ở tình cảm xúc động và giản dị.
Không phải ngẫu nhiên khi nhan đề bài thơ là "Đất quê ta mênh mông" nhưng hình tượng xuyên suốt bài thơ lại là Bà mẹ đào hầm. Nhà thơ có sự liên tưởng từ thực tế công việc của mẹ nhưng cảm hứng này cũng gắn liền cảm hứng trữ tình công dân của thi ca chống Mỹ. Tố Hữu từng viết:
Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêu
Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Dương Hương Lylà nhà thơ - chiến sĩ hoạt động trên chiến trường miền Trung - Tây Nguyên, là người trực tiếp chứng kiến và chịu ơn sự hy sinh lặng thầm của những người mẹ nên có lẽ cảm hứng về Đất nước giàu ấn tượng từ người mẹ cũng là điều dĩ nhiên.Người Mẹ bình thường nhưng vĩ đại đã hiện lên trong những dòng thơ đầy ám ảnh,kết tinh vẻ đẹp của cả một thời đại chống Mỹ.
Bài thơ bắt đầu từ một câu chuyện được kể lại ngắn gọn, giản dị:
Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh
Giản đơn là vậy, việc đào hầm của mẹ! Nhưng có sự bất bình thường ở chỗ nhà thơ xâu chuỗi hai khoảng thời gian "tóc còn xanh" đến khi "phơ phơ đầu bạc". Công việc diễn ra thật âm thầm lặng lẽ, hòa cùng không gian của bóng đêm, bền bỉ miệt màikhông ngừng nghỉ. "Bao đêm rồi...", lời thơ như một câu hỏi vọng lên để nhà thơ bày tỏ lòng kính phục sự kiên trì nhẫn nại của mẹ. Hai âm thanh được diễn tả thật khác nhau: một bên là "đại bác", một bên là "tiếng cuốc vọng năm canh".Hóa ra việc đào hầm ấy không hề đơn giản vì đã đối mặt, thách thức sự hủy diệt của kẻ thù.
"Tiếng cuốc vọng năm canh" là âm vang tấm lòng người mẹ, để những đứa con dưới hầm bí mật và nhà thơ nhận ra một ý nghĩa thật lớn lao:
Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh
Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước
Hầm mẹ giăng như lũy như thành
Che chở mỗi bước chân con bước
Hai mươi năm -đủ để một thế hệ lớn lên, hai mươi năm - cũng là thời gian cả dân tộc phải đốiđầu với sự hủy diệt của kẻ thù để bảo vệ nền độc lập tự do. Có một điều nhà thơ không nói rõ nhưng người đọc có thể nhận ra: đó cũng là thời gian đằng đẵngnhuộm mái tóc xanh của mẹ thành "phơ phơ đầu bạc" - một thời xuân sắc đã điqua. Niềm vui của mẹ, tình yêu đời mẹ nằm trong "tiếng cuốc năm canh" đều đều như nhịp tim thôi thúc. Dương Hương Ly dồn hết tình cảm vào câu thơ ngợi catình mẹ - "nặng tình đất nước". Câu thơ không phải cách so sánh thông thường màchứa đựng niềm cảm phục kính yêu của những đứa con chiến sĩ. Thành quả của mẹ, công sức của mẹ là ở những chiếc hầm bí mật "giăng như lũy như thành". Sức vócmảnh mai của người mẹ "phơ phơ đầu bạc" vụt lớn lao thành sức mạnh Nhân Dân.
Từ niềm vuisứơng, biết ơn của một đứa con được bao bọc, chở che trong tình yêu của mẹ, nhàthơ chợt phát hiện ra một điều tưởng như nghịch lý:
Đất quê ta mênh mông
Quân thù không xăm hết được
Lòng mẹ rộng vô cùng
Đủ giấu cả hàng sư đoàn dưới đất
Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam
Như một chân lý giản đơn, khi thế trận của lòng dân "giăng như lũy như thành", kẻ thù phải bó tay, bất lực. Tác giả lại đưa ra một liên tưởng đầy ấn tượng từ "lòng mẹ" đến "lòng đất mẹ". Xưa có câu chuyện mẹ Âu Cơ bọc lũ con trong bọc trăm trứng,nay người mẹ đào hầm bao bọc "cả hàng sư đoàn". Phải chăng tác giả cũng đangnghĩ về một mẹ Âu Cơ của thời đại chống Mỹ? Duy có một điều khác chăng là ngườimẹ ở đây không bước ra từ huyền thoại mà bằng xương bằng thịt, bằng tất cả sựbao dung của tình yêu nước lớn lao. Đó cũng là cơ sở để nhà thơ nhận ra "sức mạnh Việt Nam" từ một nghịch lý "Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất". Sức mạnh của dân tộc tạo nên từ ơn sinh thành của người mẹ, sức mạnh ấy hội tụ cả lòng nhân ái và chủ nghĩa anh hùng. Từ cảm nhận này của Dương Hương Ly, ta chợt nhớ đến một lời ca ngợi của đại văn hào Nga M.Gorki : "Không có Người Mẹ thì cả anh hùng, cả nhà thơ đều không có. Sức mạnh Việt Nam - dân tộc anh hùng và nghệ sĩ- đã bắt nguồn từ người mẹ bình thường mà vô cùng vĩ đại, có lẽ đó là đều nhà thơ phát hiện được từ công việc âm thầm của mẹ.
Cuộc sinh nởnào mà chẳng đớn đau! Nhưng nỗi đau của mẹ lại gắn với những trận đòn thù của bầy giặc Mỹ điên cuồng, hèn hạ và bất lực. Có thể tác giả đã hơi tham lam khi đưa thêm vào chi tiết để tố cáo tội ác của kẻ thù cũng như để ngợi ca ý chí kiên cường của mẹ. Không một người mẹ bình thường nào lại không sẵn sàng chịu đau vì những đứa con mình. Sự lặng yên của mẹ là cái lặng im của đất. Ta có thể nhận ra ở đây nỗi đau đớn xót xa của những đứa con chiến sĩ cũng như quyện chặt vào cùng đất mẹ, như chờ phút bùng lên rửa hận. Còn mẹ thì vẫn thế:
Trên mình mẹ mang nhiều thương tật
Tóc mẹ bạc rồi lại bạc thêm
Nhưng đêm đêm
Tiếng nhát cuốc vẫn xóay vào ruột đất
Trong tiếng cuốc của mẹ, có cả nỗi đau xoáy ruột của cả những đứa con. Tiếng cuốc như thôi thúc, như giục giã lòng con quyết sống mái với kẻ thù.
Để rồi sức mạnh của mẹ truyền cả cho những đứa con:
Có những đoàn quân từ lòng đất xông lên
Quân thù bạt vía
Xung quanh chúng đâu cũng là trận địa
Đất quê ta mênh mông
Lòng mẹ rộng vô cùng
"Diệt Mỹ là cao cả của tình yêu", chỉ có chiến đấu tiêu diệt kẻ thù mới là sự đáp lại đầy đủ nhất tình mẹ dành cho những người chiến sĩ. Sự che chở âm thầm, sự hy sinhlớn lao của mẹ dành cho những đứa con dưới hầm bí mật đã góp thêm sức mạnh khiến "quân thù bạt vía". Một lần nữa điệp khúc "Đất quê ta mênh mông - Lòng mẹ rộng vô cùng" lại cất lên như một vĩ thanh để người đọc nhận ra ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu chống Mỹ, vì Đất quê ta, vì Mẹ, vì những tình cảm lớn lao.Và một lần nữa, vóc dáng của Mẹ đã lớn mênh mông ngang tầm Đất Nước.
"Đất quê ta mênh mông" của Dương Hương Ly chỉ là một cảm nhận rất riêng của nhà thơ về sứcmạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thời đại chống Mỹ qua hình tượng Người Mẹ đào hầm. Nhưng hình tượng bất tử của Mẹ đã vượt qua thời gian để lưu lại mãitrong những lời ca dạt dào về mẹ. Đó cũng là nguồn cảm hứng về một thời đại giàu chất sử thi mà sau này một lần nữa ta còn gặp trong lời ca về mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "Mẹ về đứng dưới mưa, che từng căn hầm nhỏ...". Hình tượng người mẹ - đất nước trong thời đại chống Mỹ sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận.
Hiểu bài thơ để chúng ta hiểu hơn về một thời đại hào hùng của dân tộc. Ta cũng hiểu tấm lòng rất đẹp của một nhà thơ - chiến sĩ dành cho mẹ, cho Tổ quốc. Từ tình yêu của mẹ, ta hiểu vì sao đất nước đối với ta lớn lao nhưng gần gũi thân thương vôcùng.
Giờ đây, mỗi khi giai điệu bài ca về người mẹ đào hầm vang lên trên sóng phát thanh, đài truyền hình, vang lên đâu đó giữa đời thường bộn bề toan lo hối hả, hình ảnh mẹ "phơ phơ đầu bạc" trong bài thơ Dương Hương Ly lại hiện lên lồng lộng trong tâm trí, như một lời nhắc nhớ mỗi chúng ta...
Gợi ý :
Mở bài: - Giới thiệu về khổ thơ - Nêu cảm nhận chung của mình về khổ thơ này Thân bài: - Khổ thơ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom , bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp một cách lạ kỳ - Càng qua thử thách, sức sống của dân tộc càng mãnh liệt, càng tỏ ngời vẻ đẹp - Hình ảnh so sánh (Tổ quốc – Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị mà ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng như là mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản ..... Kết bài: Cảm nghĩ chung về khổ thơ. ~ Chúc bn học tốt!~
Y4