K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cuối đông, lá bàng giống như những tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh của lá biến đi đâu nhỉ? Có phải suốt hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu cái nắng gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ trên lá? Còn màu xanh của lá thì bay lên trời? Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy biến thành những hạt mưa li...
Đọc tiếp

Cuối đông, lá bàng giống như những tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh của lá biến đi đâu nhỉ? Có phải suốt hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu cái nắng gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ trên lá? Còn màu xanh của lá thì bay lên trời? Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy biến thành những hạt mưa li ti bay về trái đất, đậu xuống những cành bàng khẳng khiu và lớn dần lên thành những búp bàng ? Đầu tiên búp cũng có màu đỏ. Không phải màu đỏ chói mà tím hồng, rồi lại theo độ lớn, biến thành xanh non.Khi những trận mưa xuân đã hết, cây bàng lại xanh ròn màu xanh của lá mùa hè. a. đoạn văn trên tả gì? Tác giả đã miêu tả theo trình tự nào? b. Cách tả của tác giả có gì độc đáo? c. Nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn. ai giúp mik với

3
23 tháng 8 2023

ai giúp mik vớiiiiiiiiiiiiiii

a. Đoạn văn trên tả cây bàng trong giai đoạn giao mùa từ đông sang xuân. 

Tác giả đã miêu tả theo trình tự thời gian: đông – xuân – hạ – thu.

b. Cách tả của tác giả độc đáo là: miêu tả sự biến đổi của màu lá bằng biện pháp so sánh, nhân hoá. Tác giả miêu tả kết hợp với cách lí giải bằng trí tưởng tượng tạo ra những hình ảnh sinh động, hấp dẫn gây ấn tượng với người đọc. 

c. Cảm nghĩ của em: Em cảm thấy cây bàng mỗi mùa đều có mang một nét đẹp riêng khiến lòng người xao xuyến

 

25 tháng 10 2016
Giờ đây, nhắc lại bài thơ này, lòng nhà thơ sau niềm tự hào thoáng bật lên trong ánh mắt là một nỗi buồn dài trong từng nhịp thở gấp: “Tôi ước mình là bóng mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm. Đó là một ước mơ rất con trẻ ngày xưa của tôi khi nom thấy nhưng người mẹ vất vả vì con, vì chồng. Bóng mây có thể đến rồi đi trong chốc lát, nhưng “bóng buồn” như tôi đang có sẽ chẳng thể bay đi…”.Cái “bóng buồn” rất thi sĩ, chỉ thi sĩ mới có ấy đằng đẵng phủ lên đời ông đã lâu lắm rồi. Nói thế là bởi ông thổ lộ rằng: “Buồn vì quãng đời ngập trong văn chương chỉ thấy nghèo và khổ. Mỗi năm một bệnh. Ban đầu thì bệnh nhẹ, đến nay thì chẳng thể làm được gì ngoài ăn, nằm, ngủ, nghỉ”.Ngoai ra no con the hien o cho:

Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

12 tháng 8 2018

Đọc đoạn thơ trên, ta thấy bạn nhỏ trong bài đã thể hiện cảm xúc chân thành, yêu thương mẹ khi thấy mẹ phải vất vả làm lụng để nuôi nấng mik nên người. Thật vậy, người mẹ luôn là ng vất vả, bỏ mồ hôi công sức chăm lo cho gia đình thân thương yêu quý, qua những dòng thơ trên mà em đã thấu hiểu đc nỗi lòng xót xa của 1 đứa trẻ về ng mẹ thân mến. Trong đoạn có câu:"Hôm nay trời nắng như nung", nhờ có biện pháp so sánh mà tác giả đã khéo léo sử dụng trong câu thơ, giúp ng đọc cảm nhận đc cái nóng oi bức như được nung lên, sức nóng mà ng mẹ đã phải chịu đựng trong từng ngày làm việc. Ng mẹ đã phải phô ra bờ lưng dưới ánh nắng mà ta tưởng chừg còn trên cả chục độ, ấy vậy mà tất cả là vì gia đình và vì đứa con, mong sao cho con đc học hành chăm chỉ, cần cù rồi giúp ích cho đất nc. ......

25 tháng 2 2022

tham khảo :

Bài thơ về mùa đông này thật đáng yêu biết mấy khi nhà thơ đan xen vào cả cái nắng của mùa hè. Mùa hè có nắng vàng rực rỡ, cùng vườn cây tỏa ngát hương thơm. Thế rồi mùa đông đến, nắng lại trốn đi ẩn sau những chiếc áo, chiếc chăn dày. Đông ấy đến thật nhẹ nhàng mà ấm lòng. Những câu thơ về mùa đông này nó mới thật da diết làm sao. Nó chất chứa thật nhiều tình cảm của một người con gái khi đông về nhớ tới chàng trai. Cô đi xung quanh đường phố, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh nhưng lòng cô lại thật nặng trĩu.Một mùa đông là một bài thơ nói về mùa đông thật buồn cho tình yêu đôi lứa.Tình yêu ấy đẹp tựa chiêm bao thế rồi cũng đã xa cách. Tình yêu đã khép lại khiến mùa đông càng trở nên lạnh hơn thật nhiều.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 8 2018

Đoạn thơ trên đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh qua câu thơ: "Hôm nay trời nóng như nung". Nung là hiện tượng dùng lượng nhiệt lớn để làm nóng chảy kim loại hoặc đồ gốm,.. Nhưng tác giả lại so sánh trời nóng như nung. Câu thơ mở ra bầu không khí nóng bức, oi ả của mùa hè. Trời nóng như cái lò vậy mà mẹ vẫn phải làm việc ngoài đồng. Vần thơ được viết rất tự nhiên cho thấy sự quan sát và tình cảm của tác giả: thương mẹ vất vả. Và chính bởi thương mẹ mà tác giả cũng có ước muốn hết sức giản dị, đó là hóa đám mây, để che đi những tia nắng gay gắt kia, để công việc của mẹ bớt cực nhọc hơn...

23 tháng 1 2016

--Từ nắng mưa được dùng theo nghĩa gốc. Vì nghĩa này được xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hnhf thành ra nghĩa khác.

---Mình chỉ biết làm câu a thôi nha!

 

Trần Đăng Khoa in bài thơ đầu tiên năm 1966, khi Khoa lên tám tuổi. Nhưng bắt đầu làm thì chắc còn sớm hơn. Đó là hiện tượng hy hữu trong lịch sử văn học nước ta, là sự gặp gỡ của những yếu tố chủ quan và khách quan có một không hai, đủ sức tạo ra một hiện tượng tuyệt đẹp của thời đại cách mạng. Tuy nhiên, ở đây tôi chưa muốn nói nhiều về hiện tượng này, mà chỉ thử xem xét đến một trong những sáng tác thời niên thiếu của “thần đồng thơ” này, hy vọng qua đó có thể khám phá ra một vài nét gì đó trong bản sắc thơ Trần Đăng Khoa chăng. Vào lứa tuổi còn ham chơi giun đế, nhưng bên cạnh những bài thơ hồn nhiên rất trẻ con, nhà thi sĩ tí hon đã tỏ ra già trước tuổi rất nhiều khi không ít lần đem vào thơ những chuyện chẳng trẻ con một tí nào. Những bài như thế không có tội tình gì và cũng rất Trần Đăng Khoa thôi, nhưng khi thời cuộc đã đi qua, cũng như nhiều tác phẩm cùng thời khác, sau này đọc lại ta có cảm giác sức sống của chúng hao mòn đi khá nhiều, đôi lúc còn gây dị ứng. Có lẽ vì thế mà tôi đã chọn bài Mẹ ốm để viết những dòng này, vì ở bài thơ này, Khoa đã đạt đến cả tính chân thực cuộc sống cũng như tính chân thực nghệ thuật rất cao. 
Bài thơ mang tính chân thực trước hết vì nó là thứ tình cảm thiêng liêng của muôn đời, một thứ bản năng gốc, tức là lòng yêu thương vô bờ của đứa con với người mẹ, huống chi đây lại là một đứa con còn bé bỏng. Người ta có thể khôn ngoan ở đâu, mánh lới với ai, nhưng khi đến trước người mẹ ruột, ta luôn trở lại là một đứa trẻ thơ ngây, hồn nhiên như thuở còn tấm bé:
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Nói “mẹ thích vui chơi” là cách nói của trẻ con, nhìn từ góc độ trẻ con, tức là tiếp thu hình ảnh người mẹ qua lăng kính trẻ con, cũng như câu tiếp đó: hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu – ta nghe như cậu bé đang phân bua với ai đó, mặc dù cậu chỉ tự nói một mình: đặc thù của trẻ con là luôn tưởng mình là người lớn, và vì vậy chúng lại càng trẻ con hơn. Và trẻ con thì thích tò mò, ưa quan sát:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay 
Câu thơ trên ngỡ như tự nhiên như không, nhưng đó là một lối nói mà không có kỹ năng nghề nghiệp không dễ dùng được. Còn câu dưới,với chi tiết Truyện Kiều thì để lộ một tài thơ rõ rệt, vì chi tiết rất thực trong đời thực này lại mang đầy sức mạnh nghệ thuật, bởi nó nói lên bao điều về người mẹ, đến mức nếu ta muốn giảng giải cho ra nhẽ thì phải tốn không ít giấy mực! Từng bước một, ta thấy xuất hiện một bản lĩnh thơ thực sự nghĩa là khả năng nghe được những tiếng nói sâu thẳm vốn là bản chất của hiện tượng mà người thường không dễ gì nghe ra và hơn thế nữa khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh vi ấy bằng thứ ngôn ngữ giản dị, chính xác và giàu hình ảnh có thế gây hiệu quả tình cảm mạnh mẽ:
Nắng mưa từ những ngày xưa 
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan 
Hai câu thơ tài tình bởi đã gọi đúng tên sự vệc, một sự việc bao gồm cả một đời người, nêu không muốn nói bao gồm mọi đời người trong có vẻn vẹn mười bốn âm tiết. Một đứa con dẫu còn măng sữa, mà đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động. Cả hai dòng thơ cô đúc, không có từ nào không hàm chứa một lượng thông tin cần thiết, đặc biệt với từ “lặn” không thể chính xác và biểu cảm hơn. Nhà thơ mười hai tuổi này thật đã lồng vào trong thơ cả tài và tình khi tiếp tục làm ta kinh ngạc vì những chi tiết nhận xét không phái chỉ bật lên từ con mắt mà là từ trong sâu thẳm trái tim: 
Cả đời đi gió đi sương 
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Còn nhớ có lần Trần Đăng Khoa đã từng nói rằng Khoa không phải là nhà thơ viết cho thiếu nhi. Quả thực điều này cũng dễ nhầm lẫn. Đã đành một đứa trẻ đặt bút thì mọi điều cậu ta viết ra đều là của một đứa trẻ. Nhưng một đứa trẻ thi sĩ thì là của chung tất cả mọi người, cậu bé hay cô bé ấy có thể đem cả thế giới vào trong thơ theo cách của mình, mà vị tất cách ấy đã kém sâu sắc, kém thấu thị hơn ở những người lớn. Với một câu thơ như câu thơ trên, những thi sĩ lớn tuổi cũng phải ngả mũ chào, bởi dẫu có được cái tinh tế và nhạy cảm thi sĩ như Khoa thì ít ra những người lớn cũng hoặc làm cho câu thơ già đi hoặc làm cho nó mang cái vẻ trẻ con giả vờ rất khó chịu. Với trường hợp những câu thơ kỳ diệu như thế này, cùng lúc Trần Đăng Khoa phải vận động theo hai quá trình ngược nhau, phải trưởng thành lên để nhìn nhận sự việc bằng sự từng trải của một người lớn, lại phải quay trở về với bản chất trẻ con của mình. Sự phân thân, hay chính là nhập thân không biết nữa đã làm cho cậu bé như có hai cuộc đời trong một con người. Khổ thơ tuyệt vời tiếp đó càng khẳng định khả năng phân thân này của tài năng thiên bẩm Trần Đăng Khoa: 
Mẹ vui, con có quản gì 
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca 
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Xưa nay có nhiều câu thơ hay nhưng rất ít đạt đến song toàn: hoặc cái tài lấn cái tình, hoặc ngược lại. Bốn câu thơ trên của Khoa, cùng với cả những câu trên kia nữa, cùng lúc làm cho ta vừa trân trọng cái tình, lại vừa khâm phục cái tài, thật là tài tình trọn vẹn. Nhà nghệ sĩ tí hon thuở ấy đã làm được cùng lúc những việc ngỡ như trái ngược nhau: vừa trẻ con, vừa người lớn, vừa tỉnh táo vừa đắm say, một chân đặt giữa đời, một chân đứng vững trên mảnh đất của nghệ thuật. Một sự kết hợp tài tình đến như vậy, không chỉ trong thế kỷ này, mà trong cả lịch sử cũng thật hiếm hoi.

28 tháng 10 2016

nắng mưa:là những vất vả của mẹ

 

28 tháng 10 2016

Còn ý nghĩa của từ "Lặn"thì sao???

27 tháng 11 2016

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(8). “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác(9).Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người (10).

27 tháng 11 2016

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt

26 tháng 1 2018

Theo tôi thì....

Bài làm:

a) "Nắng Mưa" là những từ chỉ vui, buồn, khổ cực trong cuộc đời mẹ.

b) Từ "Lặn" trong bài thơ chỉ sự cố gắng, gian nan nhưng vẫn cố gắng làm việc.

Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ:

- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. 
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.

2. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2:

- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống; 
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)