Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Qua năm sau, "việc quân kết thúc, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã "máng nhiếc" và "đánh đuổi đi". Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời "bày tỏ" của vợ, mọi sự "biện bạch" của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ "mất nết hư ân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng", mãi mãi soi tỏ với dời "vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu Mĩ". Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc đã gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa !". Lúc bấy giờ Trương Sinh "mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi . Người đọc xưa nay cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. Vũ Nương tự tử, nàng cũng chẳng oán chồng con "rày xin chén nước cho người thác oan" (Truyện Kiều).
Phần cuối truyện đậm đặc tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Phan Lang được biếu một con rùa mai xanh nhưng không giết thịt mà đem thả con rùa xuống sông. Nào là Phan Lang bị chết đuối, xác giạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi vợ vua biển Nam Hải lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ. Phan Lang sống lại. Linh Phi mở tiệc ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang, ân nhân cứu sống mình ngày xưa. Tình tiết Phan Lang gặp Vũ Nương tại bữa tiệc của Linh Phi. Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang nhắc lại nhà cửa, phần mộ của tiền nhân. Tình tiết Vũ Nương gửi Phan Lang chiếc hoa tai vàng và dặn chồng lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh... yên phận hẩm hiu, và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" đã làm cho giá trị nhân đạo của truyện thêm phần bi thiết. Nỗi ân tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải tỏa? nhưng âm - dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ.
Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhung áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.
Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.
Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”
Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.
” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)
Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.
Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.
Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.
Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”
với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.
” Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.
Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.
Tham khảo nha bạn:
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
Tham khảo:
Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn gữi hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.
tham khảo
Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.
Tham khảo:
Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.
Tham khảo:
Bài 1:
Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bọt bèo. Không chỉ nhỏ bé về thân phận mà còn chịu nhiều bất công, chèn ép của định kiến xã hội phong kiến đương thời. Viết về đề tài này, Nguyễn Dữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã lột tả sâu sắc được nỗi bất hạnh mang tính bi kịch ấy của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
Bi kịch của Vũ Nương trước hết có ngọn nguồn từ những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Vì chiến tranh mà con phải xa cha, vợ cách biệt chồng. Mọi hiểu lầm dẫn đến bi kịch sau này của Vũ Nương đều bắt nguồn từ đây. Đời làm vợ được sống bên chồng của Vũ Nương thật ngắn ngủi: “sum họp chưa thỏa …. đã chia phôi vì động việc lửa binh”. Trương Sinh ra trận, nàng phải sống trong cảnh “vợ trẻ xa chồng”, “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”…
Ở nhà, nàng vừa khắc khoải nhớ thương, vừa lo làm lụng sớm khuya nuôi con, nuôi mẹ. Gánh nặng gia đình bao nhiêu gian nan, vất vả trút cả lên vai. Mẹ già yếu, ốm đau rồi mất. Con thơ bé dại. Vũ Nương một thân một mình chẳng ai đỡ đần sẻ chia trăm công nghìn việc.
Trong xã hội nam quyền mang tính chất gia trưởng của xã hội phong kiến xưa đã dung túng, tiếp tay cho hành động tăm tối, mù quáng của Trương Sinh; cho Trương Sinh được quyền kết tội vợ mà không cần giải thích lí do, mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi, dồn đẩy vợ đến chỗ phải quyên sinh mà vẫn vô can.
Sau ba năm chờ đợi, Trương Sinh trở về, nhưng oái oăm thay, lúc chàng Trương trở về cũng là lúc Vũ Nương phải vĩnh viễn rời xa tổ ấm. Trớ trêu hơn, cái bóng biểu tượng của tình vợ chồng gắn bó, để nguôi nỗi nhớ cha của con, nhớ chồng của vợ. Vậy mà Trương Sinh lại hồ đồ, đa nghi, một mực khẳng định đó là bằng chứng hư hỏng của vợ.
Trương Sinh nghe lời con thơ về người cha bí ẩn “đêm nào cũng đến” thì từ chỗ nghi ngờ chuyển sang khẳng định “đinh ninh là vợ hư”. Còn gì đau đớn hơn, còn gì đau đớn bằng khi chính người chồng mình rất mực yêu thương nghi ngờ, ruồng rẫy. Vũ Nương bị kết tội thất tiết mà không được giải thích lí do, oan ức mà không thể thanh minh.
Trương Sinh đối với nàng ngày càng lạnh lùng, tàn nhẫn: mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi. Bị bôi nhọ danh dự, bị đày đọa tinh thần, bị chà đạp thể xác, cuối cùng không còn đường nào khác, bị tước đoạt quyền sống, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết.
Không thể minh chứng sự trong sạch của bản thân, quá tuyệt vọng, Vũ Nương đã tìm đến dòng Hoàng Giang để rửa sạch mọi oan khuất: “thần sông có linh, xin ngài chứng giám”.
Bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện ở chi tiết kì ảo cuối truyện. Dù được Linh Phi cứu giúp, nhờ Phan Lang mà Vũ Nương được về gặp chồng một lần trên bến Hoàng Giang nhưng nàng cũng chỉ có thể hiện về và nói vọng vào từ giữa dòng sông những lời nghẹn ngào, chua xót: “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ước ao trở về mà chẳng thể trở về, khát khao hạnh phúc mà không thể nào có được hạnh phúc - Đó phải chăng là bi kịch đau đớn nhất của Vũ Nương, cũng là đau đớn nhất của kiếp người?
Như vậy, Vũ Nương là một người phụ nữ có nhiều vẻ đẹp đáng quý nhưng cuộc đời khổ đau, bất hạnh. Phẩm giá của nàng là vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Còn cuộc đời nàng trớ trêu, bi thảm lại là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ thể hiện được một tinh thần nhân đạo sâu sắc, lên án thói ghen tuông mù quáng, chiến tranh phi nghĩa và chế độ nam quyền. Kêu cứu cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:
Vũ nương là người phụ nữ nhan sắc đức hạnh với những chuẩn mực nho giáo: Công, dung. ngôn, hạnh. Trước hết, nàng là người vợ hiền thục, nết na, khéo léo, yêu thương và thủy chung với chồng. Điều đáng trân trọng hơn trong những năm tháng Trương Sinh xa nhà, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ, người con, người mẹ (là người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo). Không những vậy, nàng còn là người phụ nữ trọng danh dự và nhân phẩm, trọng tình nghĩa nhân hậu và vị tha. Vũ Nương đúng là người phụ nữ lí tưởng của gia đình. Nàng mang nét đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Vũ Nương có vẻ đẹp hoàn thiện như vậy xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc một cách trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng. Câu chuyện của nàng đã thể hiện sâu sắc số phận bi kịch ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng là tiêu biểu cho nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền bất công, của lễ giáo phong kiến hà khắc, nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Nỗi đau khổ, bất hạnh của Vũ Nương mãi mãi còn ám ảnh các thế hệ bạn đọc. Đây không chỉ là bi kịch riêng của Vũ Nương mà còn là bi kịch của tất cả phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa