Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C2: Trong cuộc sống , con người cần có lòng tự trọng, cũng như nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.
Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.
Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.
Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm’ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp…Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.
Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.
Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.
Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.
Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.
a. Thể thơ : Lục bát
b. Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm
c. So sánh không ngang bằng :
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
d. Nội dung chính : Đó là những câu triết lý, nhắc nhở người con về công lao của mẹ mà biểu hiện là lời ru vô bến bờ của người. Lời ru ấy mãi mãi là vô tận, nó gợi cho con biết về cuộc đời tần tảo khó nhọc của mẹ, để con biết ơn, nhớ về. Đoạn thơ tuy ngắn nhưng một lần nữa khẳng định công lao to lớn của mẹ, trong đó còn chứa đựng những bài học làm người sâu sắc đồng thời cũng thể hiện sự kính trọng, luôn khắc ghi trong trái tim người con hình ảnh người mẹ thân yêu.
“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.
Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.
+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru.
+ phép đối “gần con” – “xa con” và thành ngữ “lên rừng xuống bể” : để nói tới những thời gian và không gian khác biệt -> Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con.
+ hình ảnh “con cò” lại mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời.
- một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Lời thơ đã từ cảm xúc mở ra những suy tưởng rồi khái quát thành triết lí, làm cho những vần thơ của ông không chỉ mênh mang cảm xúc mà còn vô cùng sâu lắng.
+ Tác giả triết lí về tình mẹ: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân,thành anh hùng hay chỉ là một người bình thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở.
Bài 4: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ qua khổ thơ:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Bptt : điệp câu
Tác dụng : tạo nhịp điệu, tạo cho lời thơ tha thiết, giàu hình tượng .
Bài 5: Cho đoạn thơ sau :
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho hạt nảy mầm.
Những chồi non tự vươn lên ánh sáng ( Nhân hoá)
Hạnh phúc cũng giống như bầu trời này vậy ( So sánh)
Không chỉ dành chỗ một riêng ai
Bài 5: Cho đoạn thơ sau :
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho hạt nảy mầm.
Những chồi non tự vươn lên ánh sáng
Hạnh phúc cũng giống như bầu trời này vậy
Không chỉ dành chỗ một riêng ai
a) Chỉ ra 2 phép tu từ trong đoạn thơ trên ??
Các biện pháp nghệ thuật có trong văn bản:
- Đối lập, tương phản: méo mó/tròn
- Câu hỏi tu từ: Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
- Nhân hóa: đất ấp ôm
- So sánh: Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
- Ẩn dụ: tròn ngay tự trong tâm
đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
bác vui như ánh buổi bình minh
vui với mầm non trái chín cành
vui tiếng ca chung hoà bốn biển
nâng niu tất cả chỉ quên mình
1 ; xác định thể thơ :
- Thất ngôn tứ tuyệt
2 ; phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm
3 ; chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích :
điệp ngữ :
vui với mầm non trái chín cành
vui tiếng ca chung hoà bốn biển
4 ; nêu nội dung chính của đoạn trích :
- Bác đã dành cả cuộc đời để đấu tranh , chăm lo , giành lại độc lập , hạnh phúc cho nhân dân bằng cả niềm tin và trái tim yêu thương . Bác đứng lên chiến đấu cho nền tự do và độc lập của dân tộc