Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với soạn bài Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Thái độ đối với các bạn bắt nạt:
+ phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt / Vì bắt nạt rất hôi!...)
+ nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …)
- Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt:
+ gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ.)
+ sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.)
Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần.
- Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,…
Câu 3*. (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.
- Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...)
- Tác dụng: Không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.
Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Lựa chọn cách xử lí tình huống phụ hợp. Cụ thể:
+ Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình?
+ Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt?
+ Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?
1. Nghĩa của từ
Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.
- biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
- giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
- công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….
Câu 2. Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.
- Giải nghĩa:
- đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
- kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
- cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định
- Đặt câu:
- Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
- Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
- Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.
2. Biện pháp tu từ
Câu 3. Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:
Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.
- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.
- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.
Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?
- “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”
- “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…
- “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”
=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa được gửi gắm qua những lời thoại. Đó là tình bạn phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với tình bạn của chính mình.
3. Từ ghép và từ láy
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.
Gợi ý:
Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.
II. Bài tập ôn luyện thêm
Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.
Gợi ý:
- cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
- tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
- du khách: những người đến tham quan, du lịch.
- triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Ca dao)
Gợi ý:
- So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra.
- Tác dụng: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang núi Thái Sơn, nước trong nguồn.
Em tham khảo:
Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thể và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.
Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bắt nạt trong học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.
Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?
- Với các bạn bắt nạt: thẳng thắn phê bình hành vi bắt nạt, yêu cầu các bạn bắt nạt dừng ngay hành vi bắt nạt mọi người xung quanh, thay vào đó hãy dùng thời gian quý giá của một ngày để làm những việc có ích.
* Cre: gg *
Học tốt ạ;-;
Với các bạn bắt nạt: thẳng thắn phê bình hành vi bắt nạt, yêu cầu các bạn bắt nạt dừng ngay hành vi bắt nạt mọi người xung quanh, thay vào đó hãy dùng thời gian quý giá của một ngày để làm những việc có ích.
Tác giả có cách nêu vấn đề "bắt nạt" như thế nào?
Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt
Câu thơ "Đừng bắt nạt bạn ơi" là một lời khuyên chân thành và tha thiết. Chúng ta đều biết đến mức độ nghiêm trọng của hành động bắt nạt và bạo hành người khác. Nó không chỉ gây sát thương về mặt thể chất mà còn tổn thương trong tầm hồn những người bị bắt nạt. Chính vì thế chúng ta tuyệt đối không được có những hành động bắt nạt người khác. Câu thơ cũng là lời động viên chúng ta căn ngăn những hành động bắt nạt diễn ra xung quanh cuộc sống. Hành động nhỏ nhưng có thể cứu vớt cuộc đời của một con người vì vậy chúng ta cần có hành động ngăn chặn và lên án để những hành vi bắt nạt người khác không được phép tiếp diễn.
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Thái độ đối với các bạn bắt nạt:
+ phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt / Vì bắt nạt rất hôi!...)
+ nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …)
- Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt:
+ gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ.)
+ sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.)
Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần.
- Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,…
Câu 3*. (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.
- Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...)
- Tác dụng: Không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.
Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Lựa chọn cách xử lí tình huống phụ hợp. Cụ thể:
+ Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình?
+ Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt?
+ Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?
Nguồn: Vietjack