Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Kể tên 5 loại khoáng sản và công dụng của nó?
(TÌM HIỂU)
1. Các loại khoáng sản
a. Khoáng sản
– Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
– Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
b. Phân loại
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi…
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
– Mỏ nội sinh: Được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực.
Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
– Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực.
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi…
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 49 SGK Địa lý 6) Dựa vào bảng trang 49, em hãy kể tên một số khoáng sản và nêu công dụng của chúng.
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt…Sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi…Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng…
? (trang 50 SGK Địa lý 6) Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
– Mỏ nội sinh: Được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực.
Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
– Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực.
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi…
? (trang 50 SGK Địa lý 6) Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
– Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
– Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
? (trang 50 SGK Địa lý 6) Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng.
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt…Sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi…Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng…
? (trang 50 SGK Địa lý 6) Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào?
– Mỏ nội sinh: Được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực.
Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
– Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực.
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi…
2. Nêu nguyên nhân sinh ra gió?
(TÌM HIỂU SÂU)
Khái niệm: Gió là sự dịch chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp hơn.
Sự chênh lệch càng lớn về khí áp thì sinh ra gió càng mạnh. (ví dụ trong một cơn bão khí áp tại tâm thường rất thấp trong khi khí áp xung quanh ở mức bình thường khoảng 1013 milibar nên tạo gió rất mạnh).
Gió tín phong thực chất là sự chuyển dịch của không khí từ vùng áp cao chí tuyến về vùng hạ áp xích đạo nên đáng lẽ phải có hướng bắc (ở bán cầu bắc) và hường nam (ở bán cầu nam) nhưng do chịu tác dụng của lực tự quay của trái đất Coriolis nên chuyển thành đông bắc (bán cầu bắc) và đông nam (ở bán cầu nam). Gió tây ôn đới cũng tương tự như gió tín phong chỉ khác là thổi từ vùng cao áp chí tuyến về vùng hạ áp tại vòng cực.
Khí áp thấp nếu dưới 1013,25 milibar (đây là quy ước trong ngành khí tượng khác với SGK là 1010 mb) khí áp cao thì ngược lại.
Còn các vành đai như thế nào nhìn vào sách có lẽ bạn có thể mô tả được.
Người ta phân gió thành 13 cấp từ cấp 0 đến 12. Nhưng hiện nay do sức mạnh của các cơn bão thường rất lớn nên người ta đã tính đến cấp 17 thậm chí cao hơn nữa.
Nếu một xoáy thuận nhiệt đới (hay các vùng áp thấp trên biển) xuất hiện gió cấp 6 - 7 người ta gọi là áp thấp nhiệt đới. Từ cấp 8 (tức v>=62 km/h) đến cấp 11 (tối đa cấp 11 là 117 km/h) người ta quy ước là bão nhiệt đới. còn Từ 118km/h trở nên gọi là cuồng phong hay "typhoon" trong tiếng Anh.
3. Tại sao có khí áp?
(TRẢ LỜI CHỐT)
- Khí áp có vì: Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp
4. Trình bày sự giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
(TRẢ LỜI CHỐT)
Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,...).
Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).
5. Vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí?
(TÌM HIỂU)
1. Thành phần của không khí
– Thành phần của không khí gồm:
+ Khí nitơ: 78%
+ Khí ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
– Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa…
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)
Các tầng khí quyển:
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
– Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
– Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
3. Các khối khí
Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi (biến tính)
– Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
– Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
– Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
– Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 52 SGK Địa lý 6) Dựa vào biểu đồ hình 45 (trang 52 SGK Địa lý 6), cho biết:
+ Các thành phần của không khí.
+ Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Thành phần của không khí gồm:
+ Khí nitơ: 78%
+ Khí ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
? (trang 52 SGK Địa lý 6) Quan sát hình 46 (trang 53 SGK Địa lý 6), hãy cho biết:
+ Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
+ Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng gì?
– Lớp vỏ khí gồm những tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
– Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng Đối lưu.
? (trang 53 SGK Địa lý 6) Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì?
Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng Bình lưu.
? (trang 53 SGK Địa lý 6) Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
– Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.
– Bảo về cho Trái Đất tránh các tia tử ngoại và hạn chế sự phá hủy do thiên thạch gây ra.
– Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại…
? (trang 54 SGK Địa lý 6) Dựa vào bảng các khối khí, cho biết:
+ Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
+ Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
– Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
– Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
– Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
– Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
? (trang 54 SGK Địa lý 6) Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.
– Lớp vỏ khí gồm những tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
? (trang 54 SGK Địa lý 6) Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?
– Dựa vào Nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.
– Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
? (trang 54 SGK Địa lý 6) Khi nào khối khí bị biến tính?
– Các khối khí không đứng yên một chỗ, chúng luôn di chuyển và thay đổi thời tiết mà những nơi chúng đi qua.
– Đồng thời, chúng cũng chiu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất còn có thể gọi là biến tính.
XONG....
Em và Trúc chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Trúc cao hơn em một cái đầu và tính tình lại chững chạc, điềm đạm như người lớn đấy. Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Trúc rất ham học hỏi và bạn ấy học rất giỏi. Bạn là tấm gương để em noi theo. Ở lớp, Trúc rất thân thiện, nên những bài nào khó các bạn hỏi Trúc tận tình chỉ bảo. Em rất quý Trúc và rằng chunhs em sẽ thân nhau mãi như bây giờ.
" Tùng tùng tùng..." Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Những cô cậu học trò ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( từ thị giác- xúc giác)
thức ăn được chia làm bốn nhóm, gồm :
- nhóm giàu chất đạm
- nhóm giàu chất đường bột
- nhóm giàu chất béo
-nhóm giàu chất vitamin và khoáng
- Thức ăn được chia thành 4 nhóm đó là: + Nhóm giàu chất béo + Nhóm giàu vitamin,chất khoáng + Nhóm giàu chất đường bột + Nhóm giàu chất đạm
- Từ ghép tổng hợp:
+ hoa: Bông hoa
+ học: Học tập
+ vui: vui tươi
- Từ ghép phân loại:
+ hoa: Hoa hồng
+ học: Học văn
+ vui: Vui lòng
_End_
Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.
Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏ. Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng ồm ồm:
- Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua để mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rác. Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.
Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:
- Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.
- Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Số má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....
Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.
Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:
- Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuống đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.
Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:
- Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.
Cả sách và vở cùng lên tiếng:
- Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.
Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.
Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:
- Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.
Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.
Thấy vậy, tôi giật mình hét to:
- Không! Tôi không phụ lòng các anh nữa. Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.
Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.
Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.
Trong khu vườn trường rộng lớn bao la có biết bao loài hoa đang khoe sắc thắm chỉ độc nhất có một bông hoa trắng đang tỏa ngát hương. Hoa thật bé, dường như nó chỉ bằng một chiếc cúc áo với màu trắng muốt như tuyết, đó là cái màu mà tuổi học trò chúng em hay nhắc đến. Hoa nhỏ ấy có tên là “Dạ Lý Hương”. Cái tên ấy, thật dễ thương làm sao ấy. Với cái mùi hương thật ngọt ngào. Dạ Lý Hương đã mời gọi biết bao chú bướm đủ màu sắc làm các chú bướm ấy phải thốt lên:
Ô, chị Dạ Lý Hương, tại sao chị luôn luôn tỏa hương ngào ngạt thế?
Dạ Lý Hương chỉ biết tươi cười:
Đó là trời cho chị cái mùi hương ấy, cái mùi hương ấy, cái mùi hương mà nhiều người mơ ước. Nhất là các cô bé vẫn thường đặt loài hoa của chị vào trang giấy trắng của tuổi học trò.
Lúc nào, Dạ Lý Hương cũng nở rộ, hương thơm tỏa ngát bầu không gian làm mây dường như dừng lại để tận hưởng mùi thơm dịu dàng ấy của Dạ Lý Hương.
Khi cô giáo vừa kết thúc cuối cùng thì : " Tùng ! Tùng ! Tùng ! " tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra ngoài như đàn ong vỡ tổ. Khuôn mặt của đứa nào cũng hào hứng, vui tươi hơn những ngày trước vì hôm nay là cá tháng tư mà ! Cả trường vui vẻ, tấp nập trong những trò đùa vô hại vào ngày cá tháng tư, đứa nào cũng bị mấy nhỏ bạn ghẹo một vố mà nổi điên lên mà dí nhau chạy khắp sân. Những cành cây như cũng đang vui chơi, trò chuyện cùng các bạn học sinh. Ôi ! Giờ ra chơi thật vui !
Bầu trời buổi sớm thật là trong lành.Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá.Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.
Có 4 chăng :'Câu nghi vấn;câu cầu khiến ; câu cảm thán ; câu trần thuật'
Love me??~