Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khởi nghĩa Yên Thế là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, diễn ra từ năm 1884 đến năm 1913. Dưới đây là bảng thống kê nêu các điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cuộc khởi nghĩa khác cùng thời (phong trào Cần Vương):
Đặc điểmKhởi động nghĩa Yên ThếPhong trào Cần Vương
time time | Từ năm 1884 đến năm 1913 | Từ năm 1860 đến năm 1885 |
vùng đất | bắc bộ | Các vùng miền Nam và Trung Bộ |
Lãnh đạo | Sĩ Đức Quang, Phan Đình Phùng | Tôn Thất Thuyết, Phan Đăng Lưu |
Tổ chức | Tập trung, có tổ chức quân sự, chính quyền, thuế, quân đội | Phân tán, không có tổ chức quân sự, chính quyền, thuế, quân đội |
Mục đích | Chống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, giành lại quyền tự trị cho Việt Nam | Chống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, giành lại quyền tự trị cho Việt Nam |
phạm vi | Có sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, từ quý tộc đến nông dân, công nhân | Chủ yếu là quý tộc, triều đình, số tướng lĩnh và quan lại |
Như vậy, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có nhiều điểm khác biệt so với các cuộc khởi nghĩa khác cùng thời điểm, đặc biệt là ở cách tổ chức, mục đích và phạm vi tham gia.
em tham khảo:
Diễn biến:
* Giai đoạn 1 (1884 → 1892)
- Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
* Giai đoạn 1893 → 1892
- Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
- Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp
- Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
* Giai đoạn 3:
Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
- 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại
- Nguyên nhân khởi nghĩa lâu dài do phần nào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng ất) cho dân
Tham khảo
Lập bảng thống kê những nét chính về các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
Em tham khảo:
1.
- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.
- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.
=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Vì: - Lực lượng nghĩa quân yếu, mỏng.
Pháp mạnh lại còn câu kết với triều đình phong kiến nhà Nguyễn để chống, phá cuộc khởi nghĩa.
- Phạm vi hoạt động bó hẹp trong 1 khu vực.
2.
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
- Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 1:
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Thực dân Pháp bình định Yên Thế
- Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh
* Nguyên nhân thất bại:
- Pháp còn mạnh, câu kết với phong kiến
- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:
- Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...
- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- mục tiêu : chiến đấu để bvệ cuộc sống bình định của họ
- cà lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là nông dân
- địa bàn Yên Thế
- cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, du kích nhờ biết rõ về địa hình rừng rậm
- cuộc knghĩa kéo dài 30 năm đã gây cho địch nhiều tổn thất
Tham khảo ạ
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Tham khảo !
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Câu 2:
Nội dung | Phong trào nông dân Yên Thế | Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương |
Mục đích | Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương đất nước. | Đánh đuổi giặc Pháp giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. |
Lãnh đạo | Xuất thân từ nông dân | Văn thân, sĩ phu yêu nước. |
Thời gian tồn tại | 30 năm (1884 – 1913) | 11 năm (1885 – 1896) |
Phương thức đấu tranh | Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến | Khởi nghĩa vũ trang |
Tính chất | Dân tộc | Dân tộc (phạm trù phong kiến) |
Câu 1:
Nguyên nhân khởi nghĩa Yên Thế
Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
Diên biến: 3 giai đoạn
-Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
-Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
-Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã
Kết quả khởi nghĩa Yên Thế:
-Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại
-Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
-Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa
-Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
*Từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế em hãy rút ra bài học kinh nghiệm là muốn giành lại độc lập phải đoàn kết không nên chia rẽ mà làm suy yếu nội bộ cho các phong trào đấu tranh của nhân dân ta trở về sau
Tên những nhà lãnh đạo và xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Ba Đình
- Thời gian 1886 - 1887
- Phạm vi hoạt động: Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hoá)
- Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng
Khởi nghĩa Bãi Sậy
- Thời gian 1883 - 1892
- Phạm vi hoạt động: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ ...(Hưng Yên)
- Người lãnh đạo: Đinh Gia Quê sau đó Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Hương Khê
- Thời gian 1885 - 1896
- Phạm vi hoạt động: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình
- Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng
Diễn biến các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ:
- Từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới, tích trữ lương thực... Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân cứ, mỗi quân cứ 100 - 500 người. Quân ta đã chế tạo thành công mẫu súng trường của Pháp, trang bị cho gần 1000 người.
- Từ năm 1888 đến năm 1895, là thời kì chiến đấu ác liệt của cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân đã phục kích, đẩy lùi được nhiều cuộc hành quân càn quét của Pháp.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng
- Thời gian tồn tại 10 năm
- Tính chất ác liêt: chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
- Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất
- Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp).
- Phục kích, đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét của địch, tiêu diệt được nhiều lính Pháp, thu được nhiều vũ khí...
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, địa bàn rộng (phân bố trên bốn tỉnh)
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, tài giỏi..
- Tính chất chiến đấu ác liệt. Thời gian tồn tại hơn 10 năm
- Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại (súng trường theo mẫu súng của Pháp
Giai đoạn I (1884-1892)
Giai đoạn thứ II (1893-1897)
Giai đoạn thứ III (1898-1908)
Giai đoạn thứ IV (1909-1913)