Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chị học qua bài này r.
Nhg bh ko nhớ đc lúc đó mk viết cái j
Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.
Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc cô đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Nhưng điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.
Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Những giờ lên lớp của cô, các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, vì bài giảng của cô không bao giờ thiếu mất sự thú vị, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.
Trong mỗi buổi họp hay sau mỗi tiết dự giờ, các thầy cô thường trao đổi với nhau về cách giảng dạy cho bài học thêm cuốn hút. Rồi trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm... Nhiều lúc có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quí mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân.
Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em. Nhờ sự quan tâm tận tình của cô mà cha mẹ em đã phần nào hiểu được những hoạt động của em ở lớp, ở truờng.
Vậy nên, mẹ em luôn liên lạc với cô mỗi tối thứ bảy, trao đổi với cô về tình hình học tập của em...
Mỗi lần đi qua nhà cô buổi sáng, em đều thấy cô tưới nước cho cây cối, vườn tược. Hình ảnh một cô giáo đứng trên bục giảng không khác nhiều so với cô lúc ấy, vẫn rất giản dị nhưng đầy thân thương.
1. Mở bài
+ Tình cảm của em đối với mẹ / cha.
+ Giới thiệu đối tượng cần tả: Hình ảnh mẹ / cha khi em chăm học
2. Thân bài
+ Khái quát chung về hoàn cảnh được tả:
– Việc tốt đó là việc gì? (đạt điểm cao, được khen thưởng, …).
+ Hình ảnh mẹ / cha trong hoàn cảnh đó:
– Vẻ mặt: Vui mừng, sung sướng, hài lòng…
– Đôi mắt: Ánh lên niềm vui và tự hào, nhìn em thân thương, trìu mến…
– Miệng cười tươi rạng rỡ…
– Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào, tin tưởng…
– Hành động: Xoa đầu khen ngợi, ôm con vào lòng, ân cần, quan tâm chăm sóc…
3. Kết bài
+ Cảm nghĩ của em về cha / mẹ:
– Cảm động trước tình yêu thương của cha / mẹ…
– Tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa để cha mẹ vui lòng…
giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
mik mới thi môn địa
câu mà mik nhớ
câu không nhớ số mấy
+Nêu khái niệm sông
+nêu tác dụng của sông
ôn tốt nha
Lưu ý:
đề của bạn có thể khác đề mik
A. Đọc thầm bài văn sau:
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương xông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà...hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
( Theo Băng Sơn )
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu?
A. Do mùi thơm của nước hoa.
B. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
C. Do mùi thơm của nồi cơm gạo mới.
Câu 2: Trong câu: “Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất”, từ “đó” chỉ cái gì?
A. Đất quê
B. Làng
C. Làn hương quen thuộc của đất quê.
Câu 3: Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới?
A. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
B. Hương hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
C. Hương hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.
Câu 4: Tại sao tác giả lại cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm “mộc mạc chân chất”?
A. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
B. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
C. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
Câu 5: Từ “làn hương” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
Câu 6: Câu: “Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu kể Ai là gì?
B. Câu kể Ai làm gì?
C. Câu kể Ai thế nào?
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.” là gì?
A. Tháng ba
B. tháng tư
C. hoa cau
Câu 8: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi nhẹ bay đến, rồi thoáng cái lại bay đi.
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu.
Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ gồm toàn những từ láy?
A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
B. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
C. rơm rạ, rậm rạp, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Câu 10: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
A. Thay thế từ ngữ
B. Lặp từ ngữ
C. Dùng từ ngữ nối
II. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy tả hình dáng và những nết tốt của một người bạn đã học cùng lớp với em ở trường Tiểu học mà em quý mến.