K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 11 2023

a) Bạn đó đã làm sai ở bước 1 hoặc bước 4.

- Ở bước 1, nếu lớp tế bào bóc quá mỏng sẽ không quan sát được tế bào.

- Ở bước 4, khi đặt lamen lên tiêu bản nếu không đặt cẩn thận thì sẽ để lẫn quá nhiều bọt khí khiến không thể quan sát rõ tiêu bản dưới kính hiển vi.
b) Trong khoang miệng của người có nhiều loại hình dạng vi khuẩn khác nhau như hình cầu (Tụ cầu khuẩn Staphylcoccus), hình que (Trực khuẩn Bacillus), hình xoắn (xoắn khuẩn đỏ Rhodospirillum),…

- Hầu hết vi khuẩn trong khoang miệng thuộc vi khuẩn gram âm nên nếu làm tiêu bản thành công thì các vi khuẩn sẽ bắt màu đỏ hồng với thuốc nhuộm fuchsine.

c) Qua thí nghiệm, cho thấy tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn so với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực quan sát được thành cấu tạo bởi vì tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.

22 tháng 4 2017

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

14 tháng 3 2021

bn nên hiowir chị gg chứu ko nên hỏi ở đây

14 tháng 3 2021

1) Ủ trong vòng 8 tiếng là đủ để đông, nếu lâu hơn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua.

2) Do sản phẩm axit và lượng nhiệt được sinh ra.

3) Protêin

4) Khi lên men thành sữa chua (ủ men) thì nó có cấu trúc liên kết mạch yếu. Nếu không giữ trong tủ lạnh thì quá trình lên men sẽ tiếp tục diễn ra → phá vỡ cấu trúc → sữa chua bị vữa nát, trở nên quá chua.

6 tháng 4 2019

+ Các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:

    - Pha tiềm phát (lag) có μ = 0 và g = 0 (vì chưa có sự phân chia). Ở pha cân bằng cũng có μ = 0 (xét về quần thể vi sinh vật).

    - Pha lũy thừa (log) μ = cực đại và không đổi theo thời gian. Thời gian của một thế hệ (g) cũng là ngắn nhất và không đổi theo thời gian.

 + Trong nuôi cấy không liên tục pha lũy thừa có thời gian thế hệ (g) không đổi theo thời gian.

 + Nguyên tắc của nuôi cấy liên tục là giữ cho môi trường ốn định, bằng cách luôn thêm vào môi trường dinh dưỡng mới và lấy đi một lượng tương đương dịch đã qua nuôi cấy.

 + Ứng dụng nuôi cấy liên tục trong công nghệ sinh học để sản xuất prôtêin đơn bào, các chất hoạt tính sinh học như insulin, interfêrôn, các enzim và các kháng sinh...

14 tháng 6 2017

Không khí cũng có trọng lượng đó bạn à. Không những không khí có trọng lượng mà còn rất nặng nữa đấy. Một lít không khí (1dm3) cân được 1,18 gram. Sở dĩ ta không bị khối không khí nặng này đè bẹp là bởi chính trong cơ thể ta cũng chứa không khí (lá phổi chẳng hạn) và qua đó trung hoà được áp suất này. Cũng bởi không khí được tạo thành từ những phân tử bé tí (thán khí, dưỡng khí …) trong lượng không khí sẽ thay đổi theo nhiệt độ: Càng lạnh càng nặng.

+Nguyên nhân: các phân tử bớt di động và khoảng cách giữa chúng với nhau gần nhau hơn, một lít qua đó chứa được nhiều phân tử hơn – tỷ trọng tăng lên.

13 tháng 6 2017

không khí không có trọng lượng

6 tháng 2 2017

Bạn tham khảo nhé!!!!!!

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cerebral Cortex, một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Newcastle ở Anh đã phát hiện ra rằng ở các bé gái, não bộ thực hiện việc "cắt tỉa" những tế bào thần kinh không kết hợp được với các tế bào khác, tổ chức sắp xếp lại một cách vô cùng chính xác sớm hơn so với não của các bé trai. Trong nghiên cứu được thực hiện, đã có tổng cộng 121 người ở độ tuổi từ 4-40 đã được quét hình ảnh não bằng cách sử dụng máy chụp cộng hưởng từ (MRI).

Kết quả các nhà khoa học đã ghi nhận được sự tăng giảm cũng như sự phát triển của các kết nối thần kinh mới, và nhận thấy rằng một số sợi dây thần kinh cầu não kết nối các khu vực xa xôi của não lại có xu hướng ổn định, trong khi đó một số sợi kết nối ngắn hơn mà nhiều trong số đó là không cần thiết lại có xu hướng bị đào thải liên tục. Và toàn bộ quá trình tổ chức lại này dường như diễn ra sớm hơn ở bộ não của các bé gái so với não của các bé trai.

Não của nữ giới cũng có xu hướng chứa nhiều kết nối giữa hai bán cầu não nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc tổ chức lại trước đó trong não bộ của phái nữ đã làm cho não hoạt động hiệu quả hơn, và do đó đạt đến trạng thái trưởng thành hơn để xử lý các thông tin từ môi trường. Mặc dù những ảnh hưởng do sự khác biệt gen hoặc các yếu tố di truyền học vẫn chưa được làm rõ từ nghiên cứu này, nhưng kết quả này cho thấy rằng đó có thể là một câu hỏi đáng được tham khảo.

==>>> Bạn có thể xem thêm tại: http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/876780/tai-sao-nu-gioi-luon-truong-thanh-som-hon-nam-gioi