">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2016

e) bài thơ biểu hiện 1 cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của 1 người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

mình chỉ biết thế thôi! mình học hiện hành mà !

 

28 tháng 10 2016

Thank bạn

1 tháng 11 2016

tranngocnam à , h thì mk hiểu vì sao bn lại ns vậy rồi

bn ấy thực sự ko iu bn thì .....

xin lỗi nhưng nếu bn kia mà ko quan tâm tới bn dù có cố rùi thì cõ lẽ nên .... từ đi

chúc cho bn ấy hạnh phúc và mk ra đi trong lặng lẽ

P/s : Thích là muốn chiếm hữu còn yêu là mún hy sinh . Có lẽ , mng bn hỉu nh j mk ns

31 tháng 10 2016

Cảm đọng quá hu hukhocroi

19 tháng 11 2016

a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường , nó trong trẻo như một tiếng hát ru : tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tôi đan xen làm nền cho một bức tranh sống động . Dưới tán cổ thụ , ko phải chỉ có những khoảng sáng tối , nơi ấy còn có những khóm hoa .

+ Trăng , cổ thụ và hoa , ba tầng ko hian nhưng ko tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực lm ngây ngất con mắt thi nhân .

+ Có một ng đg ngồi ngắm bức tranh , nhưng ng ấy ko ở ngoài bức tranh . Ng ấy chính là một phần của bức tranh .

+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nc mến yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập . Dân tộc còn đg lao khổ bởi ngoại xâm . Chiến tranh còn đg đe dọa cuộc sống của đồng bào .

+ Nếu ko phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ , ko phải là tình cảm của 1 vĩ nhân , dễ j có đc cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy .

b) Tác giả triển khai các ý qua nội dụng và nghệ thuật .

2.

Lời ăn tiếng nói

Ngày lành tháng tốt

Bách chiến bách thắng

Một nắng hai sương

No cơm ấm dạ

Sinh cơ lập nghiệp

18 tháng 11 2016

Hông thấy gì hết -.-

11 tháng 11 2016

4) từ đồng âm với từ canh là canh chua

từ đồng âm với từ sao là sao biển(con sao biển)

 

 

17 tháng 11 2016

5. 9 từ là

 

28 tháng 8 2016

Cổng trường mở ra

                                           _Lý Lan_

I.                  Đọc - tìm hiểu chung

1.    Tác giả : Lý Lan

2.    Tác phẩm :

-         Trích báo “ Yêu trẻ”, số 166, ngày 1-9-2000.

-         Nhân vật chính: người mẹ

-         Ngôi kể: ngôi thứ nhất ( người mẹ )

-         Tóm tắt văn bản:

              Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp 1. Người mẹ hồi hộp, phấp phỏng lo cho con và nhớ về tuổi thơ đến trường của mẹ, suy nghĩ của mẹ về nền giáo dục của nước nhà.

3.    Bố cục : 2 phần

Phần 1: Từ đầu …. “ bước vào” : Nỗi long của mẹ

Phần 2 : Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về nền giáo dục nước nhà

II.               Đọc – tìm hiểu văn bản

1.    Nỗi long của mẹ

a)   Tâm trạng của mẹ và con

Tâm trạng của mẹ

- Không ngủ được

- Không tập trung được vào điều gì cả.

- Mẹ lên giường trằn trọc vì nhớ lại ngày đầu tiên đi học.

 => Tâm trạng của mẹ : Thao thức, triền miên suy nghĩ

 

Tâm trạng của con

- Giấc ngủ đến với con dễ dàng

- Không có mối bận tâm nào là ngày mai phải dậy cho kịp giờ

 => Tâm trạng của con: thanh thản, vô tư

=> Nghệ thuật: Tự sự + Biểu cảm làm nổi bật tâm trạng thao thức, hồi hộp của mẹ.

 

b) Những việc làm của mẹ

 - Buông mùng, đắp mện, nhìn con ngủ

=> Mẹ yêu thương con, hết lòng vì con

 

c) Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của mẹ:

- Nhớ về sự nôn nao, hồi hộp khi đi cùng bà ngoại đến trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

=> Nghệ thuật: Dùng nhiều từ láy để gợi lên những tâm trạng vừa vui mừng, vừa lo sợ.

 - Cứ nhắm mắt vào lại vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “ Hằng năm cứ vào cuối thu…”

=> Người mẹ biết yêu thương người than, tin yêu trường học và tin tưởng vào tương lai của con.

2. Những suy ngẫm của mẹ về giáo dục

- Mẹ nhớ lại câu chuyện ngày khai giảng ở Nhật.

=> Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội, là ngày trọng đại của các em học sinh

- Tầm quan trọng của giáo dục: “ Sai một ly đi một dặm “

=> Ko được phép sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước

- Mẹ nói : “ Đi đi con…thế giới kì diệu” .

=> Khẳng định vai trò của giáo dục đối với con người là cực kì to lớn và quan trọng.

III. Tổng kết

 Ghi nhớ : SGK ( tr.9)

28 tháng 8 2016
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lí Lan)
I. VỀ TÁC PHẨM
Tác phẩm là một văn bản nhật dụng.
Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín...
Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau:
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh.
- Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới.
- Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người.
4. Để viết được đoạn văn cần:
- Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em).
- Kể lại sự vệc, chi tiết ấy.
 
- Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
 

 

11 tháng 12 2016

cảm ơn bạn Trần Hải Đăng nhiều

 

12 tháng 12 2016

khó dịch quágianroi

6 tháng 11 2016

a) Tự sự: 2 câu cuối

Miêu tả : 2 câu cuối

Ý nghĩa : Vừa miêu tả vừa kể để bộc lộ tâm trạng

b) Miêu tả: đoạn 1 (Từ đầu đến xoa bóp khỏi)

Tự sự : đoạn 2 (Tiếp theo đến đi xa lắm)

Cảm nghĩ : Đoạn 3 (Phần còn lại)

=> Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả không thể bộc lộ được

9 tháng 11 2016

Thanks

30 tháng 9 2016

 Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê.Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.

Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.

 

 

 

7 tháng 10 2016

1) Bài văn tấm gương ca ngợi đức tính trung thực của con người,ghét thói xu nịnh dối trá.Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luốn phản chiếu 1 cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh.

2) Tác giả bài văn đã biểu đạt tình cảm bằng các cách sau đây:

-Mượn hình ảnh để làm điểm tựa

-Ca ngợi đạc điểm của tấm gương

-Ca ngợi gương để gán tiếp ca ngọi người trung thực

3) Bố cực bài văn:

Mở bài; 1 đoạn đầu (phẩm chất của gương)

Thân bài:5 đoạn tiếp theo ( Lợi ích của gương)

Kết bài:đoạn cuối cùng ( khẳng định chủ đề)

7 tháng 10 2016

chọn cả 4 câu luôn đo bn ( cô mình dạy vậy á)

15 tháng 11 2016

Tác giả đã liên tưởng đến tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

yếu tố : miêu tả, tự sự
 

Tác giả đã triển khai các ý bằng những từ ngữ và các phép tu từ trong bài ngoài ra bên trong bài còn có tình cảm của tác giả gửi gắn vào đó.

16 tháng 11 2016

a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường , nó trong trẻo như một tiếng hát ru : tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tôi đan xen làm nền cho một bức tranh sống động . Dưới tán cổ thụ , ko phải chỉ có những khoảng sáng tối , nơi ấy còn có những khóm hoa .

+ Trăng , cổ thụ và hoa , ba tầng ko hian nhưng ko tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực lm ngây ngất con mắt thi nhân .

+ Có một ng đg ngồi ngắm bức tranh , nhưng ng ấy ko ở ngoài bức tranh . Ng ấy chính là một phần của bức tranh .

+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nc mến yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập . Dân tộc còn đg lao khổ bởi ngoại xâm . Chiến tranh còn đg đe dọa cuộc sống của đồng bào .

+ Nếu ko phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ , ko phải là tình cảm của 1 vĩ nhân , dễ j có đc cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy .

b) Triển khai các ý :

bộc lộ cảm xúc thông qua ND và NT