Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai văn bản "Tôi đi học" và "Trong lòng mẹ" dù cho có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn vào việc miêu tả các suy nghĩ của nhân vật, các thời gian trong văn bản liên tục thay đổi theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau, hoán đổi trật tự nên rất khó sắp xếp nên hai văn bản này rất khó tóm tắt.
Đúng vì bài " tôi đi học và trong lòng mẹ" là 2 văn bản có nội dung chính rất nhiều và nó diễn đạt ý của quá khứ và hiện tại chúng đều kết hợp trộn vào với nhau.
1) Tính thống nhất của văn bản là : khi tập trung thể hiện củ đề đã xác định và không lệch sang chủ đề khác.
2) Thống nhất là : Họp thành một khối , có chung một cơ cấu tổ chức, có sự điều hành chung.
3) Sự thống nhất về chủ đề được thể hiện :
- Cần xác định rõ chủ đề
- Thể hiện chủ đề ở nhan đề
- Đề mục, các phần, các từ ngữ, câu văn then chốt được lặp đi lặp lại.
Tham khảo:
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên căn cứ vào:
- Nhan đề: Tôi đi học
- Các từ ngữ: kỉ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, sách vở, bút thước, trường Mĩ Lí, học trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm, sắp hàng, bàn ghế, phấn, bảng đen, đánh vần, bài viết tập, …
- Các câu: "Hằng năm… nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.", "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.", "Trước sân trường làng Mĩ Lí … vui tươi và sáng sủa.", "Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mới đến đứng trước lớp ba.", "Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm.", "Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.", "Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn…"
Tất cả đều thể hiện chủ đề của văn bản.