Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.
Refer
1. – Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc – đông nam.
– Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.
– Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.
2. Vì đây là miền gặp nhiều thiên tai nhất ở nước ta. Thiên tai từ vùng núi phía tây dội xuống (mưa phùn gió tây khô nóng, giá rét), từ vùng biển phía đông ập vào (bão tố, sụt lở đất, cát bay lấn chiếm đồng ruộng).
3.
4.
Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn
Vườn quốc gia Pù Mát
1. – Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc – đông nam.
– Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.
– Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.
2. Vì đây là miền gặp nhiều thiên tai nhất ở nước ta. Thiên tai từ vùng núi phía tây dội xuống (mưa phùn gió tây khô nóng, giá rét), từ vùng biển phía đông ập vào (bão tố, sụt lở đất, cát bay lấn chiếm đồng ruộng).
3.
4.
Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn
Vườn quốc gia Pù Mát
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
-Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
-Các đặc điểm cơ bản:
+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.
- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).
- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.
-Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
-Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.
- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
-Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm.
-Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).
- Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền:
+ Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.
+Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.
+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
- Chứng minh:
+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét... có ở nhiều nơi.
+ Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng.
+ Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì...
- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
+ Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất.
+ Bảo vệ môi trường biển trong lành.
+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét... có ở nhiều nơi.
+ Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng.
+ Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì...
- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
+ Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất.
+ Bảo vệ môi trường biển trong lành.
+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Câu 1: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam
- Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng: đa dạng về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học
- Ở nước ta trên đất liền phát triển đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên biển Đông một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng phong phú
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng
Chúc em học tốt!