Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
nói phải nói là: "botay.com.vn" sau khi đọc đề văn nghị luận
lớp 6 học văn tự sự và miêu tả
lớp 7 học văn biểu cảm và nghị luận
mik đag học lơps 7 nek
SP:là điểm hoỉ đáp do học sinh tích đúng
GP:là điểm hỏi đáp do giáo viên tích đúng
HỌC TỐT NHA
ủa, sao lại ngày 30 tháng 4, mà bạn Thảo Trần lại là ngày 3tháng 4????
Hôm nay, trời oi ả rồi chuyển đông. Từng mảng mây đen kéo đến che kín mặt trời. Không gian một màu xám xịt. Thế rồi, cơn mưa rào ập đến.
Một làn gió mạnh thổi qua. Cây côi ngả nghiêng, lay chuyển. Mặt đất như rùng mình bởi những cơn gió lốc, cát bụi bay mù mịt. Trời như giận dữ, sấm chớp nhóa nhòa. Sau đó là những tiếng sét dữ dội như muốn xé nát bầu trời. Một vài giọt nước lăn xuống từ những mái hiên, những cành cây, kẽ lá. Rồi một hồi, hạt mưa nặng dần ùn ùn lao xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây... Những chiếc lá lúc đầu còn hớn hở nhưng sau đó lại run rẩy, sợ sệt. Chúng ủ rủ bàn chuyện sắp phải lìa cành, phải chênh chếch bay nghiêng. Những chú chim ngật ngưỡng bay đi tìm chỗ trú. Mặc sức, mưa vẫn ào ào trút xuống, giọt ngả, giọt bay. Nước đọng từng vũng trắng xóa rồi ào ào kéo nhau đổ vào rãnh công. Ngoài đường đã vắng người qua lại, chỉ có những mái hiên hai bên đường là đông đúc người. Kẻ ngồi, người đứng, có người thì khúm núm trong bộ quần áo ướt lỗ chỗ. Mọi người trú mưa có vẻ nôn nao, mắt đăm đăm nhìn ra đường và như thầm mong mưa ngớt hạt. Cũng có người rạp mình trên xe vun vút phóng qua, quần áo ướt sũng. Hai bên lề đường, trẻ em chạy nhảy tung tăng, chúng đá bóng, tắm mưa mới đầu mùa.
Thế rồi, màn mây xám xịt trên cao cũng phải trôi dạt về một phương, những mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra. Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Những tia nắng mừng rỡ rọi xuống vạn vật. Hoa lá lại vươn lên đón ánh mặt trời. Từ những chỗ trú mưa, mọi người lại đố’ ra đường. Tiếng "leng keng" của những người đi bán hàng rong lại khua lên giòn giã.
Ôi! Cơn mưa mùa hạ đã giúp cho cảnh vật tươi mát. Hoa lá, cây cỏ như vừa được tắm gội và được ánh mặt trời sưởi ấm. Chúng tràn ngập niềm hạnh phúc sau cơn mưa đầu mùa. Mưa giúp ích cho mọi người, giúp ích cho nhà nông.
Kết hợp văn miêu tả với văn kể chuyện :
Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.
Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
– Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
– Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
– Thế nó cho bắt à?
– Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
– Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
– Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
– Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
– Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
– Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
– Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
– Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
– Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.
Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!
Được nhưng không chèn hết vào bài văn nhưng có kết hợp miêu tả nhiều hơn văn tự sự ( câu truyện khoảng 10 -> 15 dong thôi ) tùy bn nhưng đừng qá 1 mặt
Tả cảnh đường phố vào buổi sáng số 1
Dòng xe xuôi về một hướng với đủ loại âm thanh, tiếng kèn inh ỏi, tiếng máy nổ ầm ầm. Ồn ào nhất phải là nơi giao lộ có đèn tín hiệu. Lúc đèn đỏ thì các tiếng động cơ đều tập trung một chỗ. Cũng phát ra thứ âm thanh rền vang như tiếng xe lửa. Khi đèn xanh vừa bật lên, tiếng rú ga, tiếng máy gầm lên những tiếng chát chua thật đinh tai nhức óc.
Ngày hai buổi theo bố đến trường, em ngán ngại nhất là buổi sáng.
Buổi sáng, khí trời trong mát, mọi người đổ xô ra đường đi đến nơi làm việc. Trên tán cây dầu, chim đua nhau hót, gió lay động và thả xuống đất. Những chong chóng hoa. Trên vỉa hè, khi các cửa hàng, cửa hiệu còn đóng im ỉm thì những hàng quán thức ăn, thức uống đã khá đông người. Từng tốp học sinh lũ lượt đến trường với khăn quàng đỏ trên vai, vừa đi vừa trò chuyện râm ran. Tại các trạm xe buýt, những nét khẩn trương, sốt ruột hiện rõ trên gương mặt của các bạn học sinh sợ muộn giờ học, các cô bác bán hàng ngại lỡ chuyên buôn bán. Tất cả thở phào nhẹ nhõm, gương mặt giãn ra làm tan biến những căng thẳng, mọi người lục tục đứng dậy khi chiếc xe buýt đổ xịch đến.
Dòng xe xuôi về một hướng với đủ loại âm thanh, tiếng kèn inh ỏi, tiếng máy nổ ầm ầm. Ồn ào nhất phải là nơi giao lộ có đèn tín hiệu. Lúc đèn đỏ thì các tiếng động cơ đều tập trung một chỗ. Cũng phát ra thứ âm thanh rền vang như tiếng xe lửa. Khi đèn xanh vừa bật lên, tiếng rú ga, tiếng máy gầm lên những tiếng chát chua thật đinh tai nhức óc.
Nhịp sinh hoạt ở thành phố luôn khẩn trương, mọi người luôn bận rộn, hối hả. Đó cũng là nét đặc trưng của một thành phố văn minh, hiện đại.
Văn mẫu lớp 5 Tả cảnh đường phố vào buổi sáng số 2
Bầu trời đang bắt đầu sáng dần khi mặt trời mọc, những con gà đang cất tiếng gáy vang, em nghe đâu đây những tiếng cười, tiếng trò chuyện rôm rả của các cô, các thím nhà hàng xóm trên đường đi ra chợ. Tiếng mẹ gọi ý ới trễ giờ học rồi. Một buổi sáng được bắt đầu như thế đó.
Em bước ra phố đi đến trường. Đường phố vào buổi sáng đông đúc hơn những thời gian khác trong ngày, ai ai cũng ra đường, người đi làm, người thì đi chợ, người thì đưa con đi học,.... bao nhiêu âm thanh được hòa nhịp vào nhau. Đường phố chỗ em không được bằng phẳng, có những đoạn ghồ ghề, có chỗ lồi lõm và cũng có những đoạn đã được rải một lớp đá nhỏ, bởi thế những chiếc xe thường chạy chậm hơn khi qua những đoạn đường này. Mỗi khi xe lớn đi qua cả một khu phố như ngập trong biển bụi. Nhưng mỗi sáng sớm, lại có các bác lái xe phun nước để rửa đường, khiến con phố buổi sáng cũng trong sạch hơn rất nhiều.
Cuộc sống như được nạp đầy năng lượng vào buổi sáng, từng dòng xe nườm nượp chạy qua. Những bạn học sinh tụ tập từng tốp tung tăng đến trường và rôm rả trò truyện trên đường. Lâu lâu bạn còn bắt gặp hình ảnh những bạn nhỏ đang ngủ ngon lành, hay có bạn đang khóc sướt mướt khi mẹ chở đi học. Hay hình ảnh các cụ già đang tập thể dục, những bài dưỡng sinh, yoga,....
Cảnh vật hai bên đường cũng rất đẹp. Những hàng cây bàng xum xuê lá, xen giữa là những cây phượng đang đâm chồi nảy mầm. Mùi hoa sữa đầu đường đang tỏa hương thơm nồng khắp muôn nơi. Từng chú chim nhỏ đang thi nhau hót vang dưới những tán cây. Quán xá cũng đang dần tấp nập hơn. Tiệm sửa xe, hớt tóc, tạp hóa, quán ăn rủ nhau mở cửa. Ngày mới bắt đầu.
Ôi một buổi sáng tràn đầy năng lượng được bắt đầu như thế đó, em yêu quá buổi sáng quê em, yêu con phố ngập tràn âm thanh của con người. Cùng hòa nhịp để bắt đầu một ngày mới tốt đẹp hơn.
Tả cảnh đường phố vào buổi sáng lớp 5 số 3:
Trời vừa rạng sáng đã nghe tiếng chân người chạy thình thịch, tiếng xe cộ đi lại ngược xuôi bấm còi inh ỏi, báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Phố Hàng Thiếc, nơi gia đình em ở là một khu phố cũ, đường hẹp và ngắn. Ngày ở đây bắt đầu rất sớm và kết thúc thì rất muộn. Đường phố trong buổi sáng đủ các từng lớp, già, trẻ, gái, trai không thiếu một lứa tuổi nào. Các cụ già tập những đường quyền nhẹ nhàng, các anh thanh niên thì chạy bộ huỳnh huỵch như các vận động viên, các bạn nhỏ tuổi hơn thì tập bài thể dục buổi sáng. Phía đông mặt trời từ từ lên cao, những sinh hoạt thường ngày bắt đầu. Thoạt tiên là tiếng rao của các bà hàng quà: "Ai xôi đây!", nhìn "Bánh khúc đây!",..
Từ các quầy hàng bên đường, tiếng cửa sắt thu lại roàn roạt. Chỉ một loáng sau, đường phố đã đông vui nhộn nhịp. Đầu phố là các cửa hàng gò hàn tôn thiếc, trước cửa bày la liệt, nào xô nào chậu, nào mâm... Bác thợ cả đeo cặp kính cận có gọng buộc bằng dây đay, bác sửa chìa khóa, đi dọc phố tìm khách... Dưới lòng đường mỗi lúc một nhộn nhịp xe cộ đi lại: xe đạp, ba gác, xích lô, honda...
Nhiều nhất là tụi học trò chúng em lũ lượt đến trường đi thành hàng một, hàng hai trên vỉa hè. Còn các chú công nhân, các chị mậu dịch viên thì đạp xe đạp, ai cũng gò lưng đạp vội vàng cho kịp giờ làm việc. Đoạn đường giữa phố bỗng nhiên bị ngăn lại. Thì ra mọi người đang nhường đường cho các cháu mẫu giáo đang được cô giáo dắt tay qua đường để vào trường học. Nắng dần lên, chan hòa khắp phố phường. Những nóc nhà cao cáo đổ bóng trên đường phố. Gió xôn xao, hàng cây bàng đứng hai bên đường rung rinh như vẫy chào khách đi đường.
Mỗi buổi sáng như thế em càng thêm yêu cuộc sống bình dị và sôi động ở khu phố em.
Tả cảnh đường phố vào buổi sáng lớp 5 số 4
Chuông đồng hồ reo. Bố gọi em dậy. Sáng nào cũng vậy, cứ gần 5 giờ rưỡi là bố cùng em lên sân thượng tập thể dục buổi sáng.
Từ trên sân thượng nhà em, có thể nhìn rõ con đường Trần Hưng Đạo lúc sáng sớm như dài hun hút. Anh đèn chiếu xuống mặt đường nhựa phẳng lì sáng loáng. Đường phố không một bóng người. Chỉ thi thoảng mới có một chiếc buýt chạy từ chợ Bến Thành về chợ Bình Tây, xe không một hành khách. Một vài chiếc xe ba gác máy, chở hàng ra chợ, phóng trên đường, tiếng máy nổ trong đêm thanh vắng càng đinh tai nhức óc. Một vài chiếc xích lô chất hàng cao ngất, người chủ ngồi ngất ngưởng trên đống hàng, miệng phì phèo điếu thuốc, bỏm bẻm nhai trầu trong khi người phu xe gò người đạp.
Tiếng chổi quét rác của chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt. Đèn đường vụt tắt, em biết đã 5h45. Đường phố chìm trong bóng tối mịt mờ. Chỉ một vài cửa tiệm thắp đèn chiếu hắt một vùng sáng phía trước. Bóng tối tan dần. Đã nhìn rõ mặt người. Xe cộ qua lại nhiều hơn. Có xe của những người đưa báo, chạy ngay trên hè, dừng lại ở trướ cửa một nhà nhét vội tờ báo vào khe cửa rồi lại hấp tấp lao đi. Có xe của công nhân đi làm sớm, mũ bảo hiểm sùm sụp trên đầu. Một vài tốp các cụ gọn ghẽ trong quần áo thể thao, giầy vải thung thăng vừa đi đến công viên vừa trò chuyện vui vẻ.
Đường phố đã nhiều thêm những xe máy của phu huynh chở con đến trường. Các quán đã có người ngồi ăn sáng. Những lò than nướng thịt bốc khói thành vệt đen dài toả lan trên đường phố làm những người đi đường phải bịt mũi, né tránh. Đã 6 giờ hơn. Em vội vã thẹo ba xuống nhà đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, rồi chuẩn bị đến trường.
- Văn Mẫu Lớp 4 Đề 1: Tả Một Đồ Chơi Mà Em Yêu Thích : Búp Bê Barbie
Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,…Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa – cái tên nghe rất tây.
Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười.Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.
Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.
Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.
- Bài Văn Mẫu Lớp 4 Đề 2: Tả Lại Chiếc Cặp Sách Của Em
Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.
Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rưỡi, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. "Tách! Tách!" Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...
Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi xoa mềm để giữ cặp được bền.
- Bài Văn Mẫu Lớp 4 Đề 3: Tả Chiếc Áo Em Mặc Tới Lớp
Đầu năm học mới,mẹ đã mua cho em bộ đồng phục của trường. Ôi! Bộ đồng phục thật xinh làm sao nhưng em thích nhất là chiếc áo trong đồng phục này.
Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba,hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải cốt tông, sờ vào thật mịn màng.
Cổ áo có hình giống như trái tim. Tay áo lúc nào cũng phồng lên và ngắn hơn cổ tay em một chút. Trên tay có thêu logo của trường vì vậy nhìn vào ai cũng biết em là học sinh trường Tiểu học Cửu Long, đặc biệt những hình vẽ như ngọn đuốc, chiếc nón tốt nghiệp và quyển vở đề chữ Tiên học lễ – hậu học văn làm logo thêm đẹp lại càng đẹp hơn. Nẹp áo dày với hai lớp, bên trái, kế nẹp được thêu phù hiệu tên trường, tên lớp và tên học sinh, tên em thêu chỉ đỏ rất là ý nghĩa. Chính những đường chỉ đỏ đã làm nổi bật cái tên ấy. Hàng khuy may năm lỗ, luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hàng quân trong đội duyệt binh. Nút áo bằng nhựa,em rất thích những anh bạn nút, có khi các anh bạn này lại tinh nghịch vô cùng, lúc bị lỏng rồi thì đụng vào là nhảy xuống sàn nhà ngay, làm em tìm mãi mới thấy. Đường chỉ của áo được may đều đặn, thẳng tắp, không bị xéo cũng không bị nghiêng. Áo đã làm cho em có cảm giác rất thoải mái khi mặc vào.
Bạn áo cũng đã gợi cho em một kỉ niệm không sao quên được là có hôm,trên đường đi học về bỗng nhiên trời đổ mưa nhưng em lại quên mang theo áo mưa nên đã dầm mưa về nhà và bị bùn đất văng lên làm bẩn bạn ấy. Vì áo bẩn nên lúc về nhà em đã bị mẹ la nhưng la xong thì mẹ nói với em rằng: “Lần sau con nhớ cẩn thận hơn và mang theo áo mưa đấy,vì thời tiết dễ mưa lắm,nhé con!”. Lời nói ngọt ngào làm sao,nhờ lời nói ấy em lại có cảm giác là chiếc áo không giận em mà còn mỉm cười với em nữa.
Em rất yêu quý chiếc áo đi học này vì khi mặc vào bạn ấy đã giúp em có tinh thần sảng khoái trong học tập. Em hứa sẽ giữ gìn bạn áo cho thật sạch để mỗi ngày được mặc đến trường. Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba, hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải co tông, sờ vào thật mịn màng.
- Văn Mẫu Lớp 4 Đề 4: Tả Con Gấu Bông Yêu Thích Của Em
Trong số những món đồ chơi của em, em thích nhất là chú gấu bông Mi-sa. Đây cũng là một món đồ chơi gắn bó và có nhiều kỉ niệm với em nhất.
Mi-sa chỉ to như con mèo thật, nhưng hình dáng thì tròn trịa, mập mạp hơn. Chú trong tư thế chễm chệ ngồi, hai cái tay ngắn ngủn dang rộng về hai phía lúc nào cũng như đón chào em. Toàn thân chú khoác lên mình một bộ lông màu vàng chanh, chỉ ở tai, mõm, bàn chân và cái bụng phệ là pha những mảng màu trắng ngà.
Gương mặt Mi-sa toát lên vẻ hiền hậu và vui vẻ. Tuy đã cũ nhưng hai mắt chú đen láy như mắt thật, lộ nét tinh nghịch và thông minh. Cái mũi chú nhỏ, nhàn nhạt nâu trông khá buồn cười. Trên cổ lại thắt cái nơ đỏ đã bạc mầu, còn thêm một bông hoa màu trắng trên đôi tay tuy không còn mới nhưng trông chú thật duyên dáng.
Em rất yêu Mi-sa. Em không biết chú có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em nhớ được thì Mi-sa đã ở bên em rồi. Mẹ em bảo rằng, Mi-sa có từ trước khi em ra đời. Hàng ngày, em chơi cùng và ngủ cùng Mi-sa, không có chú là em không sao ngủ được, nên đi đâu xa nhà là em cũng mang chú theo.
Giờ đây em có thêm rất nhiều gấu bông mới, nhưng không chú gấu bông nào có thể thay thế được Mi-sa yêu quý của em.
- Bài Văn Mẫu Lớp 4 Đề 5: Tả Cái Trống Trường Em
Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.
Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng! " đều đặn. Khi anh ta "xả hơi " một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau buổi học.
Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.
.......
ok
1. chứng minh tính đúng đắn của các câu tục ngữ
2. chứng minh hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
3. bàn về ý nghĩa của nụ cười trong cuộc sống
4. chứng minh câu nói của một số danh nhân, hoặc danh ngôn
đấy là một số dạng đề văn chứng minh, cón sau đây là dạng văn giải thích;
1. giải thích câu tục ngữ
2. giải thích VÀ CHỨNG MINH câu tục ngữ, câu nói nổi tiếng, danh ngôn
3. giải thích các chi tiết trong văn bản ( vd : nụ cười ruồi và cái im lặng của Phan Bội Châu trước lời dụ dỗ của Va-ren
4 và còn rất nhiều.
hOK tốt
gì cơ tớ không hiểu trong sách làm gì có