Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm dành lại giang sơn và giúp nhân dân ta thoát khỏi cảnh áp bức bóc lột của quân xâm lược tàn bạo và độc ác.
Vì hai bà Trưng là ngươi đáng tin cậy tài ba nên ai cung ủng hộ
Câu 1 : Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nguyên nhân trực tiếp
- Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
- Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
Nguyên nhân gián tiếp
- Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:
Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
- Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
- Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.
Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:
- Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
- Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.
Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường
- C2 ; Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc.
Bangtan Sonyeondan (tiếng Hàn: 방탄소년단, tiếng Nhật: 防弾少年団, tiếng Trung: 防彈少年團, tiếng Việt: Đoàn Thiếu Niên Chống Đạn), còn được gọi là BTS, tên tiếng Anh là Bangtan Boys hoặc Beyond The Scene, là một nhóm nhạc nam Hàn Quốcgồm 7 thành viên ra mắt vào 13 tháng 6 năm 2013 do chủ tịch của Big Hit Entertainment là Bang Shi Hyuk thành lập. Nhóm trực thuộc 2 công ty quản lý: Big Hit Entertainment ở Hàn Quốc và Def Jam Japan ở Nhật Bản. Fandom chính thức của nhóm có tên là ARMY, lighsk của nhóm có tên là ARMY Bomb
Thành viên đầu tiên của BTS được tuyển chọn thông qua cuộc thi thử giọng "Hit It Audition" của Big Hit Entertainment được tổ chức vào năm 2010 và 2011. Đây là cuộc thi thử giọng toàn quốc, mọi người được tuyển chọn ngay tại chính quê hương của mình, giống như Jimin và Jungkook đến từ Busan, V và Suga đến từ Daegu. Khi đang học lớp 7, Jungkook tham gia cuộc thi thử giọng Superstar K3 nhưng bị loại sớm,cậu được 8 công ty mời về nhưng bị ấn tượng bởi đoạn rap của RM nên cậu đã đầu quân cho Big Hit. Sau khi gia nhập Big Hit, cậu được đào tạo ở Movement Lifestyle tại Los Angeles trong suốt mùa hè năm 2012. Jimin theo học trường Nghệ thuật Busan tham gia khóa học nhảy đương đại. Cậu được tuyển chọn thông qua một cuộc thử giọng riêng. RM khi đó đang hoạt động dưới danh nghĩa là một rapper underground. Anh cũng đã cho ra một vài sản phẩm riêng bao gồm cả sản phẩm hợp tác cùng Zico. Nghệ danh trước đây của anh là "Runch Randa". J-Hope từng là thành viên nhóm nhảy đường phố Nueron trước khi trở thành thực tập sinh và đoạt nhiều giải thưởng trong các dance festival ở Gwangju. Sau đó, anh theo học trường Nghệ thuật Hàn Quốc. J-Hope[3] góp mặt trong "Animal" của Jokwon với vai trò rapper.
BTS ban đầu dự định ra mắt năm 2010 nhưng sau đó đã bị hoãn lại do các thành viên rời bỏ nhóm, chỉ còn lại duy nhất RM. Sau đó ban nhạc lần lượt thêm 6 thành viên, Jimin là thành viên cuối cùng tham gia nhóm. J-Hope từng góp giọng trong ca khúc "Animal", thuộc single solo đầu tay của đàn anh cùng công ty Jo Kwon 2AM. Trừ RM và Jimin, 5 thành viên còn lại cũng xuất hiện trong MV "I'm Da One" của Jokwon. Nhóm cũng từng tham gia vào những ca khúc của Lee Hyun (8eight), Kan Miyeon (Baby V.O.X), Lee Seunggi và concert của đàn chị Lim Jeong-hee.
Trước khi ra mắt, nhóm đã phát hành 2 ca khúc cover. Ca khúc "Drank" của Kendrick Lamar được 3 thành viên Jin, RM và SUGA cover với tên "School of Tears" - bài hát nói về xã hội hiện đại cũng như áp lực, bệnh thành tích ở trường học. Ba thành viên khác là Jimin, J-Hope và Jungkook cover "Young, Wild and Free" của Wiz Khalifa thành ca khúc "Graduation Song". Riêng thành viên V lại được giữ bí mật cho đến khi trailer teaser ra mắt.
Viết một bài văn tả về bà của em.Mình cần gấp lắm các bạn làm nhanh nha mình tick cho
Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
Bàn về Hai Bà Trưng
ăn học Việt Nam có nhiều áng văn chương tuyệt tác, ca ngợi cuộc khởi nghĩa hào hùng năm 40 của Hai Bà Trưng cùng toàn dân phá ách nô lệ Đông Hán giành độc lập cho nước ta, thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
Trong số đó, bài Trưng Nữ Vương (1939) của nữ sĩ Ngân Giang bằng những vần thơ mỹ lệ đã đồng cảm, tinh tế chia sẻ với nỗi niềm chất chứa “nợ nước, thù chồng” của bà Trưng Trắc:
Ải Bắc, quân thù kinh vó ngựa,
Giáp vàng khăn trở, lạnh đầu voi.
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá,
Trăng chếch ngôi trời, bóng lẻ soi.
* Câu 3 (kỳ 2, giai đoạn I): Hãy cho biết cảm nhận của bạn về câu chuyện lịch sử: “nợ nước, thù chồng"?
Trên ngai vàng cao trọng, giữa cung điện huy hoàng, bốn bề núi sông, quân thù sạch bóng, nỗi sầu cô quạnh của bà Trưng mới da diết làm sao!
Bà đang thầm nhớ một người, đang trĩu nặng một nỗi lo trọng đại...
... Thi Sách, người chồng anh hùng bạc mệnh. Lương duyên giữa ông và bà - giữa hai gia đình Lạc tướng Chu Diên và Mê Linh - là mối dây liên kết đầy triển vọng, hợp quần sức mạnh dân Việt.
Đó cũng là cái gai chọc vào mắt quân đô hộ.
Giết được ông, thái thú Tô Định vội mừng đã trấn áp được tinh thần dân chúng. Hắn phải kinh hoàng tháo chạy cùng tàn quân Hán khi hùng binh tướng sĩ theo bước voi chiến Hai Bà Trưng, ồ ạt tràn vào thành Luy Lâu như nước vỡ bờ.
Nỗi căm hờn quân bạo ngược dồn nén bấy lâu, món nợ với non sông đang chìm đắm trong xích xiềng nô lệ nay lại thêm mối thù chồng. Phẫn uất như giọt nước tràn ly đã tiếp thêm sức mạnh quật cường cho hai bà cùng dân tộc Việt vùng lên đánh đuổi quân thù ra khỏi biên cương.
... Nợ nước đã lo. Thù chồng đã trả. Trên ngôi nữ vương một nước độc lập tự chủ bà Trưng vẫn chưa thể an lòng. Kẻ thù hùng mạnh, hiểm ác có khi nào nguôi dã tâm xâm lược. Nhất định chúng không để yên lâu dài cho nước ta...
Năm tháng đi qua, tên tuổi Hai Bà Trưng mãi mãi sáng ngời lịch sử.
Nỗi niềm nợ nước thù chồng thuở nào bà Trưng đã lo toan trọn vẹn. Điều còn đọng lại là bài học nằm lòng cho hậu thế. Nước mất ắt nhà tan. Đó là điều tất yếu.
Phụ nữ nước Nam với truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh!” phải chăng đã được khởi xướng từ thời đại oai hùng của hai bà?
Xin hai bà hãy an nghỉ trong khói hương muôn đời tưởng nhớ!
Hồn thiêng sông núi, tiền nhân hãy yên lòng!
Cháu con đời sau sẽ mãi mãi khắc ghi những bài học lịch sử máu xương!
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốcvà Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.
Viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng có nhiều nguồn sử liệu, từ các sử liệu chính thống của Trung Quốc và Việt Nam đến các thần tích, giai thoại dân gian. Do các nguồn sử liệu chính thống không đầy đủ và thiếu thống nhất, các sử gia đã bổ sung bằng những nguồn từ thần tích, ngọc phả. Sử liệu về sự kiện này còn nhiều nghi vấn, có nhiều thông tin không thống nhất giữa các nguồn chính thống, các thần tích cũng có nhiều nội dung bất cập. Trong quá trình biên tập, các sử gia đã có chọn lựa và so sánh giữa các giả thuyết từ những nguồn khác nhau.
Từ khi nhà Triệu tiêu diệt An Dương Vương và thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ, chế độ thống trị dừng lại ở cấp quận với đại diện là 2 viên quan sứ ở 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Đến khi nhà Tây Hán diệt nhà Triệu (111 TCN), cấp độ thống trị vẫn ở cấp quận; chế độ các Lạc hầu, Lạc tướng của người Việt với quyền thế tập trên lãnh thổ Âu Lạc cũ được các chính quyền phương Bắc chấp nhận cho duy trì, nhưng ngày càng suy yếu.
Các Lạc tướng, Lạc hầu, Bồ chính để duy trì quyền hành và sự thế tập bị bắt buộc phải cộng tác với chính quyền cai trị phương Bắc. Trong hàng ngũ các Lạc tướng có sự phân hóa giữa một bên là những người thực sự cộng tác với chính quyền nhà Hán, bên kia là những người chỉ thần phục bên ngoài[1].
Từ khi nhà Đông Hán thành lập, Hán Quang Vũ Đế tuy chưa dẹp xong các lực lượng cát cứ phương Bắc nhưng vẫn quan tâm tới miền Nam. Tích Quang, Nhâm Diên làm Thái thú Giao Chỉ và Thái thú Cửu Chân của nhà Hán, ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, thay đổi tập tục từ hôn nhân đến y phục, lễ nghĩa của người Việt bắt theo người Hán, dẫn đến xúc phạm nặng nề tới phong tục cũ nhiều đời của người Việt.[2][3][4]
Từ khi Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ năm 34, ách thống trị của nhà Đông Hán càng nặng nề hơn với người Việt. Tô Định tàn bạo và tham lam, tăng cường phục dịch và thuế khóa đối với người Việt để cống nạp cho triều đình nhà Hán nhiều hơn, thúc ép các Lạc tướng nhiều hơn[4]. Sự đụng chạm lớn về văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế khiến mâu thuẫn giữa người Việt – không chỉ nhân dân mà cả các Lạc tướng – với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt[3]. Vì vậy các Lạc tướng đã đoàn kết nhau lại để chống đối.
Trong số các Lạc tướng có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán, nổi lên nhà Trưng Trắc ở Mê Linh, Phong Châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Theo Đại Việt sử lược, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị có cá tính mạnh mẽ, không chịu ràng buộc theo pháp luật mà Tô Định áp đặt[5]. Địa bàn mà Trưng Trắc quản giữ khá rộng lớn, giữa dãy Ba Vì và Tam Đảo tức là trung tâm quốc gia Văn Lang của vua Hùng trước đây, lọt vào giữa 3 khúc sông: khuỷu sông Đà, sông Hồng và sông Đáy. Còn địa bàn của Thi Sách liền kề với Mê Linh, cách nhau con sông Đáy, nằm trong châu thổ hữu ngạn sông Hồng và tả ngạnsông Đáy.[6][7]
Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, hai nhà đồng lòng tập hợp lực lượng chống lại sự cai trị của nhà Hán và đã tập hợp được sự ủng hộ của khá nhiều thủ lĩnh địa phương khác.
Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, Tô Định đã giết Thi Sách để hy vọng dập tắt sớm ý định chống đối[8]. Thù chồng bị giết càng khiến Trưng Trắc hành động gấp rút trong việc khởi binh chống nhà Hán.
Tuy nhiên, có những sử liệu cho thông tin khác về Thi Sách. Ngoài việc ông tên là Thi (chứ không phải Thi Sách), Thủy kinh chú cho biết ông cùng Trưng Trắc khởi nghĩa thắng lợi và 3 năm sau mới tử trận cùng vợ; sách Thiên Nam ngữ lục cho rằng Thi Sách có tham gia khởi nghĩa với Trưng Trắc và tử trận trước khi khởi nghĩa thắng lợi[9] và sử gia Đào Duy Anh đồng tình với thuyết này[10].
Các sử gia khẳng định khởi nghĩa vẫn nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng dù chồng Trưng Trắc không bị giết. Do đó nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khởi nghĩa không phải là cái chết của Thi Sách mà là chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời.[3][11] Lê Văn Siêu trong sách “Việt Nam văn minh sử” thậm chí còn cho rằng, việc Thi Sách tên thật là gì, có bị giết hay không trong sự kiện Hai Bà khởi nghĩa không phải là một chi tiết quan trọng[12].
Vai trò lãnh đạo nòng cốt là các Lạc hầu, Lạc tướng dòng dõi Hùng Vương, có uy tín với nhân dân và ít nhiều được chính quyền đô hộ phương Bắc vì nể[8]. Ngoài 3 đại diện tiêu biểu là Trưng Trắc, Trưng Nhị và Thi Sách, các sử gia khẳng định còn có nhiều thủ lĩnh địa phương khác có nguồn gốc Lạc tướng.
Một nhân vật được xem là đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ trước khởi nghĩa là bà Man Thiện – mẹ của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bà được xem là cháu chắt bên ngoại của Hùng Vương, góa chồng sớm, nuôi dạy hai con gái nghề trồng dâu nuôi tằm và võ nghệ[13]. Bà Man Thiện có vai trò tổ chức lực lượng, giao thiệp với các quan lang các vùng xung quanh ủng hộ con khởi nghĩa.
Điều đáng chú ý là phần lớn các tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa là phụ nữ được các thần tích, truyền thuyết ghi lại: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Man Thiện, Diệu Tiên, Bát Nàn, Đào Kỳ, Lê Hoa, Lê Chân, Phương Dung, Trinh Thục, Thánh Thiên, Thiện Hoa, Nàng Tía, Xuân Hương, Ả Di, Ả Tắc, Ả Lã, Nàng Đô… Số tướng lĩnh nam chiếm số lượng ít hơn: Đỗ Năng Tế, Hùng Nguyên (chồng Trưng Nhị), ông Đống, ông Cai, ông Nà, Đồng Bảng, Đô Chính, Đô Dương… Các tướng lĩnh này đều có quan hệ huyết thống bên nội hay ngoại, hoặc là bè bạn của nhau[14]. Theo ý kiến của các sử gia, dù được đời sau gán cho những “mỹ tự” và được đặt “họ” (tên họ), mà vào những năm đầu Công nguyên người Việt chưa có "họ", nhưng tất cả cho thấy kết cấu quan hệ huyết tộc, vị trí, vai trò của người phụ nữ, người mẹ, người vợ còn rất lớn không chỉ trong gia đình mà cả trong mọi mặt của hoạt động xã hội Việt Nam khi đó. Điều đó được xem là tàn dư của chế độ mẫu quyền còn phổ biến thời Hai Bà Trưng ở Việt Nam[14].
Hai Bà Trưng lãnh đạo
Hài bà là phụ nứ
Lúc ra trận cưỡi voi
bik thế à :v