K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2023

a) Mở bài

Khái quát về tác giả, tác phẩm

* Tác giả:

- Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, số lượng tác phẩm đạt kỷ lục.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Theo ông: viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.

b) Thân bài

Cảm nhận đoạn trích

* Khái quát về Mị:

- Xinh đẹp, là bông hoa của núi rừng

- Có tài: thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo

- Hiếu thảo

- Khát vọng tự do

→ Vì món nợ của cha mẹ, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.

* Khái quát nội dung đoạn trích trước đó:

- Mở đầu tác phẩm là giọng văn êm như ru, mở ra thế giới Tây Bắc và bức chân dung thiếu phụ buồn.

- Khi mới về làm dâu: đêm nào Mị cũng khóc, Mị định về từ biệt cha rồi ăn lá ngón tự tử.

- Câu văn: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau: gợi ấn tượng về thời gian sống trong nhà thống lí, mấy năm nhưng dài vô tận

 

- Trước đây, Mị từng muốn ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị chấp nhận kiếp sống làm dâu gạt nợ

→ khát vọng sống luôn tồn tại.

- Nhưng nay, bố Mị chết, Mị cũng không nghĩ đến chuyện tự từ nữa. Vì Mị đã quen khổ rồi. Hai chữ “quen khổ” đầy da diết, khắc khoải.

→ chai lì về cảm xúc. Môi trường độc địa ấy, hay cường quyền và thần quyền đã tước đi khát vọng sống của Mị, khiến Mị quen dẫn và không biểu hiện phản kháng.

- Ngay cả Mị cũng “tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, câu văn chất chứa nỗi xót xa cùng cực của Tô Hoài dành cho nhân vật của mình. Thân phận của Mị chẳng khác nào thân phận “trâu ngựa”. Con trâu con ngựa suốt tháng suốt năm phải làm việc lam lũ trên nương, khoảnh khắc nghỉ chân của nó thật ngắn ngủi. Mị cũng thế, từ hồi về nhà thống lí Pá Tra làm dâu, quanh năm Mị quanh quẩn trên nương “bẻ bắp”, “hái củi”, “bung ngô”, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.

- Về làm dâu nhà thống lí, Mị từ một cô gái yêu đời, khao khát tự do đã trở nên chai sạn, mất đi nhận thức về thời gian, không gian. Căn buồn Mị nằm chẳng khác gì nấm mồ lộ thiên chôn vùi và giam hãm tuổi xuân của Mị.

Đoạn văn đã mở ra thân phận cam chịu, tủi nhục của Mị. Người đàn bà ấy đã gồng gánh gian lao đi qua cơ cực mỏi mòn mà chẳng biết nặng là gì. Rõ là cái xã hội ấy thật bất nhân, nó tước đoạt đi quyền hạnh phúc, đồng thời cắt đứt mạch sống của người con gái đương phơi phới xuân thì. -> tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến.

c) Kết bài

- Nhận xét:

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

+ Ngòi bút Tô Hoài: diễn tả những sự thật của đời thường…

+ Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến miền núi đã chà đạp con người.

- Giá trị hiện thực của tác phẩm.

2 tháng 2 2023

Có thể đưa hết đoạn trích lên k ạ?

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần,...
Đọc tiếp

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất

Nước có từ ngày đó…  

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) HẾT -

0
19 tháng 2 2018

Đáp án cần chọn là: A

31 tháng 10 2023

Chi tiết tôi ấn tượng nhất trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà" là hình tượng sông Đà trữ tình. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua một loạt câu văn "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”; "mùa xuân dòng xanh ngọc bích, thu sang nước sông chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa"; “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Trái ngược với hình tượng con Sông Đà hung bạo như loài thủy quái muốn nuốt chửng con người, sông Đà còn mang trong mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, đằm thắm. Đặc biệt gây ấn tượng với tôi là ngôn ngữ giàu chất thơ, chất nhạc, chất họa; giọng dạt dào, tha thiết. Không hổ danh là "cây bút suốt đời đi tìm cái đẹp" mới có thể viết nên những trang tuyệt bút đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Mỗi lời văn trên trang tùy bút của Nguyễn Tuân như có ma lực thôi thúc mọi độc giả xách ba lô lên đường thám hiểm vùng Tây Bắc để được thu trọn vào tầm mắt cái vẻ đẹp trữ tình của dòng sông đầy hung bạo này.

 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.  Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu...
Đọc tiếp

 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.  Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.
“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? .[....]
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
- U đã về ạ!...
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. .[....]
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.. .[....]
 Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau...... Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...”
                                                                       ( Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục )

1
17 tháng 3 2022

1/ Giới thiệu chung:

- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.

"Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".

2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:

a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).

b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.

* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:

- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ  "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.

- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. 

- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.

* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:

- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". 

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.

3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:

- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.

- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.

- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.

=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.

4/ Đánh giá:

- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.

- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

17 tháng 3 2022

lâu lâu cs đc cái đề căng kinh khủng ý

5. Cảm nhận của anh ( Chị) về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả. “ Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu...
Đọc tiếp

5. Cảm nhận của anh ( Chị) về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả.

 “ Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: Màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo nên một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thưở ấy các cô dâu vẫn mặc trong tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan hiền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn dấu khuôn mặt thực của dòng sông”

( Trích: “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”- Hoàng Phủ Ngọc Tường)

0
11 tháng 7 2017

a, Lỗi: lí lẽ, dẫn chứng không khớp nhau, dùng từ thừa, câu văn lỏng lẻo

Sửa: Mặt khác tục ngữ thể hiện kinh nghiệm thông qua quá trình quan sát, đúc kết hiện tượng từ tự nhiên: “chuồn chuồn … thì râm”.