Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn ***g vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy". Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.
Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?
Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay , một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” – chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.
Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.
Gợi ý:
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Gợi ý bài 2:Chỉ là ý thui nha
‘Người mẹ có một êm dịu vô cùng…” Người mẹ đã trở về đúng ngày giỗ để làm trọn đạo lí và tự khẳng định tư cách người vợ, người mẹ trong gia đình. Mẹ đem về cho hai con nhiều quà. Tan học, trốn đường về nhà, bé Hồng gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Em gọi rối rít: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!Cảnh hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Mẹ cầm nón vảy… mẹ kéo tay con, xoa đầu con, hỏi..
Con “òa lén khóc nức nở”, mẹ cũng sụt sùi theo… Con sung sướng ngắm nhìn gương mặt thương yêu của mẹ. tự hào vì mẹ “vẫn tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn”, gì má “màu hồng” Bé Hồng được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất. Em được ”trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình.Em sung sướng “đẩu ngả vào cánh tay mẹ”.
Bao “cảm giác ấm áp ” đã mất đi ,nay lại “mơn man khắp da thịt“. Miệng mẹ “xinh xắn nhai trầu” phả ra “thơm tho lạ thường“. Bé Hồng vô cùng hãnh diện về mẹ. cổ ngữ có câu: “ Mẫu tử tình thâm ” .Tục ngữ có nói: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ ”.Tình mẹ con là vô cùng thiết tha, sâu nặng. Phút giây gặp lại mẹ, bé Hồng nói là những phút “rạo rực”.
Và em khẳng định ngợi ca: “Phải để lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bấu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có mệt êm dịu vô cùng
Tiêu chí để bình giá hồi kí là sự chân thực. Mọi sự đẽo gọt, tô màu sẽ làm cho hồi kí trờ thành vô nghĩa. Chương “Trong lòng mẹ” rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị vãn chương đích thực. Lòng con thương nhớ,yêu kính mẹ, sung sướng và tự hào khi gặp lại mẹ. giọt nước mắt, cảm giác êm dịu khi được sống bên mẹ hiền… đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo. Những tình cảm sâu sắc ấy làm nên vẻ đẹp văn chương trong hồi kí cùa Nguyên Hồng, 60 năm về trước…
- thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh.
- thuyết minh về 1 phương pháp cách làm.
- Thuyết minh về 1 thể loại văn học.
- Thuyết minh về 1 thể loại văn học.
Hết rồi nhé bạn! Chúc học tốt!
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng cơ bản cho đất nước mình, để nhìn vào những hình ảnh đó thì bạn bè quốc tế có thể liên tưởng, hình dung ngay đến một đất nước, một dân tộc nhất định. Những vật biểu trưng đó có thể là trong ẩm thực, âm nhạc, di tích thắng cảnh, hoa và một trong những điển hình khác là trang phục. Nếu Nhật Bản có quốc phục là bộ Kimono, Trung Quốc là sườn xám, Hàn Quốc là han búc thì quốc phục đặc trưng của Việt Nam đó chính là chiếc áo dài.
Cùng với những vật dụng, món ăn, âm nhạc khác, trang phục là một trong những đặc điểm tiêu biểu của mỗi tộc người, mỗi dân tộc. Theo đó thì những trang phục này sẽ phù hợp với truyền thống, phong tục cũng như đặc điểm về khí hậu, tự nhiên, điều kiện sống của đất nước đó. Và kiểu trang phục đặc trưng, được nhiều người dân trong quốc gia ấy mặc và công nhận thì đó được coi là quốc phục. Một trang phục phổ biến và tiêu biểu chỉ có ở dân tộc mình. Áo dài là một trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, trang phục này đã có từ rất lâu đời, sau nhiều thế hệ thì hình dáng chiếc áo dài ít nhiều có những cách tân. Tuy nhiên, về cơ bản thì vẫn giữ nguyên được những đường nét, kiểu dáng của những chiếc áo dài xưa.
Áo dài là trang phục dành riêng cho những người phụ nữ Việt Nam. Thời phong kiến xưa thì chỉ có những người phụ nữ con nhà quý tộc, những vị phu nhân của quan lớn mới có thể mặc áo dài, một phần do giá trị của chiếc áo dài, phần khác là nó thể hiện được giá trị, đẳng cấp của người mặc xưa. Những người nông dân rất hiếm khi có dịp mặc những chiếc áo dài này, nhà nào có điều kiện thì có thể mặc trong đời một đến hai lần vào những dịp đặc biệt, như ngày cưới, lễ chúc thọ. Tuy nhiên, theo thời gian thì chiếc áo dài được người dân sử dụng ngày càng phổ biến, trở thành một trang phục quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt của con người. Cũng có lẽ vì lí do đó mà áo dài trở thành quốc phục của Việt Nam.
Áo dài có hình dáng dài, độ dài của một chiếc áo tùy thuộc vào chiều cao cũng như vóc dáng của người mặc. Kết cấu thông thường của một chiếc áo dài gồm hai bộ phận chính, đó là phần áo và phần quần. Áo dài thường kéo dài theo chiều dài của thân người đến mắt cá chân, phần váy không liền như những bộ váy hay bộ đầm thông thường mà nó bắt đầu xẻ tà từ phần eo. Cũng vì vậy mà chiếc áo dài của Việt Nam được mặc kết hợp với những chiếc quần. Thông thường thì vải của áo và của quần thường là vải mỏng, thô. Trong đó phần áo thường trơn, không có họa tiết, quần thì có màu tối hơn. Tuy nhiên, ngày nay do nhiều cách tân thì màu sắc cũng như kiểu dáng của chiếc áo dài cũng có sự thay đổi nhiều.
Chiếc áo dài xưa kia thường được may bằng tay, khá rộng rãi, phần vạt váy cũng ngắn hơn so với những chiếc áo dài ngày nay, độ dài của nó chỉ khoảng dưới đầu gối của người phụ nữ một chút. Kiểu dáng này phù hợp với chuẩn mực phong kiến xưa dành cho người con gái, vừa dịu dàng lại có phần kín đáo, thanh cao. Và chiếc áo dài xưa kia thường có dạng cổ tròn, cũng có cổ cao, phần áo cũng giống với ngày nay, không được may liền mà kết nối với nhau bằng những hàng khuy bấm, thuận tiện cho mục đích sử dụng. Áo dài xưa thường được kết hợp với với khăn quấn để đội lên đầu, những vị phu nhân của con lớn còn dùng kết hợp với những chiếc quạt để tăng độ sang trọng, quyền quý của mình.
Ngày nay, chiếc áo dài đã được cách tân rõ nét, kiểu dáng về cơ bản được giữ nguyên nhưng được thêm thắt vào những chi tiết, những đường nét cũng có sự phá cách, sáng tạo. Những chiếc áo dài ngày nay vừa kế thừa được những truyền thống xưa, vừa mang những nét hiện đại, tôn vinh lên được nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Cụ thể của việc cách tân đó như sau: phần cổ áo cũng được biến hóa đa dạng hơn, kiểu cổ tròn vẫn được giữ nguyên nhưng được sử dụng phổ biến hơn cả vẫn là kiểu cổ cao, may cứng, ôm vào đường viền cổ của người phụ nữ, phần tay áo cũng không chỉ là dài tay như xưa mà được sáng tạo ra nhiều kiểu khác nhau, có thể là tay dài, tay ngắn hay tay lỡ, tùy vào sở thích cũng như mục đích sử dụng của mỗi người.
Phần áo cũng không còn được may rộng như trước mà nó được cách tân, may ôm sát vào cơ thể, làm tôn vinh được những đường nét trên thân thể của người phụ nữ, vì vậy nên hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam ngày nay vẫn mang sự kín đáo, tế nhị lại vừa mang phong cách hiện đại mà không kém phần quyến rũ. Xưa kia những chiếc quần thường được may tối màu và có những màu sắc phù hợp với màu áo. Tuy nhiên, ngày nay người ta có xu hướng sử dụng những màu sắc đối lập để làm nổi bật vóc dáng người mặc. Ví dụ như màu đen và màu trắng, đỏ và đen… Ngày nay, vào những dịp đặc biệt như những ngày lễ, kỉ niệm quan trọng như lễ kỉ yếu, lễ cưới hay những buổi trao giải, thi hoa hậu thì chiếc áo dài lại là trang phục số một được sử dụng.
Như vậy, chiếc áo dài Việt Nam không chỉ là chiếc áo dài truyền thống mà còn là quốc phục, trang phục có thể tôn vinh lên sắc đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Ngày nay, trên các đấu trường nhan sắc quốc tế, những người hoa hậu đều lựa chọn cho mình những tà áo dài, vừa thể hiện được bản sắc của dân tộc lại vừa mang được nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Với chiếc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trở nên nổi bật, kiêu hãnh để sánh vai với những người phụ nữ của quốc gia khác trong niềm tự hào.
Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho!
Tôi xin kể lại như sau:
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa!
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo.
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai:
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy !
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu:
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không?
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.
Đã mấy ngày nay Minh không nói câu gì với tôi. (1) Chẳng lẽ cậu ấy giận tôi thật? (2) Tôi thật không thể tin được là cậu ấy lại phản ứng như thế! (3) Làm ơn đấy, ai nói cho tôi biết là mình phải làm sao đi! (4)
(1), (2), (3), (4) lần lượt là: Câu trần thuật, câu nghi vẫn, câu cảm thán, câu cầu khiến
Đã mấy ngày nay Minh không nói câu gì với tôi. (1) Chẳng lẽ cậu ấy giận tôi thật? (2) Tôi thật không thể tin được là cậu ấy lại phản ứng như thế! (3) Làm ơn đấy, ai nói cho tôi biết là mình phải làm sao đi! (4)
(1), (2), (3), (4) lần lượt là: Câu trần thuật, câu nghi vẫn, câu cảm thán, câu cầu khiến
Bài làm
Đã được ba năm rồi, em được ngồi học tập dưới mái trường tiểu học Minh Sơn. Ba năm em gắn liền với ngôi trường này, với bao nhiêu kỉ niệm buồn vui, bên cạnh các bạn và thầy cô thân yêu. Em rất tự hào khi được là học sinh học tập và trưởng thành hơn từ mái trường này.
Mái trường em đang học tập mang tên Trường tiểu học Minh Sơn nằm trên địa bàn em đang sinh sống. Ngôi trường cấp bốn nằm cạnh cánh đồng lúa rộng mênh mông, nhìn ra phía trước chỉ nhìn thấy lúa và lúa bạt ngàn. Có lẽ chính điều này đã tạo nên không gian thoáng đãng cho ngôi trường.
Kể về mái trường nơi em đang học tập-Văn lớp 3
Ngôi trường được chia thành 5 dãy cấp 4, mỗi dãy tương ứng với 1 khối xếp hình chữ U nhìn rất đẹp mắt. Mỗi lớp học đều được sơn màu vàng nhạt ở bên ngoài, mái ngói màu đỏ nhưng đã bị lớp rêu phong phủ đầy trên mái. Điều này mới chứng tỏ được sự lâu bền cùng năm tháng của ngôi trường này.
Ở trên sân trường có rất nhiều loại cây lâu năm, nào cây bàng, cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng. Mỗi loại cây đều có một đặc trưng riêng. Khi mùa hè đến, tiếng ve kêu râm ran hoa phượng nở đỏ rợp trời, hoa bằng lăng nở tím một góc. Đó cũng là lúc chúng em bước vào một kì nghỉ hè mới.
Ở sau trường em có một cái sân bằng đất rất to, là nơi mà chúng em tập thể dục mỗi khi đến giờ. Ở 4 góc của chiếc sân này có 4 cây bàng xung quanh, tỏa bóng rất mát mỗi khi chúng em ngồi nghỉ ngơi.
Văn phòng của thầy cô giáo nằm ở một góc, gần với nhà xe của học sinh nên thường đông vui và nhộn nhịp.
Sừng sững giữa sân trường là cột cờ cao chót vót như chọc lên nền trời xanh thẳm màu đỏ của lá cờ tạo nên vẻ uy nghiêm. Đó là nơi mà sáng thứ 2 đầu tuần chúng em vẫn ngước nhìn lên để chào cờ, lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phổ biến kế hoạch sắp tới.
Em rất tự hào khi học ở mái trường này, sau này khi xa nơi đây chắc chắn em sẽ nhớ về nơi này rất nhiều.
Ngôi trường đã gắn bó với em suốt bốn năm qua là trường THCS Lê Qúy Đôn. Biết bao kỉ niệm tại ngôi trường dầu yêu này vẫn còn đọng lại trong ký ức em.
Nhìn từ xa, ngôi tường sừng sững như một tòa lâu đài đồ sộ. Mái ngói lợp đỏ tươi, thấp thoáng sau những hàng cây tươi mát. Tiến lại gần, cổng trường to cao như người khổng lồ dang rộng hai tay chào đón các cô cậu học trò. Tấm thảm tên lớp gắn trên cổng , nổi bật hàng chữ màu trắng: Trường THCS Lê Qúy Đôn. Bước vào sân trường là đường hiệu bộ quét xi măng nhan. Ngôi trường khoác trên mình một bộ áo trắng phau láng mịn như được mặc thêm lớp màn bảo vệ. Sân trường được lát gạch bông màu xanh và vàng xen kẽ nhau trông thật đẹp mắt. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh bay phấp phới trong gió như muốn nhắc nhở chúng em học tập thật giỏi để không phụ lòng các anh hùng đã hi sinh cho tổ quốc. Trước của lớp học trồng rất nhiều hoa, nào là hoa cúc, hoa hồng, chúng đua nhau khoe sắc, sắc hoa rực rỡ đã tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thêm sinh động. Những cây bàng, cây phượng xòe lá xum xuê rợp mát cả một góc sân trường. Các lớp học tiếp nối theo một hình chữ U, cửa ra vào làm bằng sắt sơn xám, còn cửa sổ làm bằng sắt gắn thêm tấm kính trong suốt có thể nhìn ra bên ngoài. Bàn ghế xếp rất ngay ngắn làm lớp học thêm khang trang. Trên đầu tường mỗi lớp có treo ảnh Bác Hồ cùng với khẩu hiệu: "Dạy tốt. Học tốt". Khẩu hiệu này luôn nhắc thầy trò chúng em thi đua học tốt, dạy tốt, đạt kết quả cao trong học tập.
Trường học chính là ngôi nhà thứ hai của em. Hằng ngày đến trường, em thấy nơi đây thân thuộc quá. Nghĩ tới lúc phải xa trường, chia tay thầy cô, xa các bạn thân yêu, lòng em nôn nao làm sao và chỉ muốn thời gian trôi chậm lại.
Đền Ngọc Sơn:
Đền được xây dựng trên đảo Ngọc, trong hồ Hoàn Kiếm cùng với Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc (cầu đậu nắng ban mai), lầu Đắc Nguyệt (lầu được trăng), đình Trấn Ba (đình chắn sóng) và đền chính hợp thành cụm di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của thủ đô.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Truyền thuyết kể rằng, ở gò trong hồ đá, có các tiên nữ thường về đây múa hát. Thời vua Lê, Chúa Trịnh xây cung Khánh Thụy ở Ngọc Sơn làm nơi vui chơi. Cuối thời Lê, xây chùa Ngọc Sơn thờ Phật. Đến thời Nguyễn, chuyển thành đền thờ Văn Xương - Đế Quân, rồi lại phối thờ Lã Động Tân, Quan Đế (tức Quan Vân Trường), phật A Di Đà và đặc biệt là tướng quân Trần Hưng Đạo. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá chung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
Trên núi Độc Tôn cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút.
Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên.
Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.
Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những hoài niệm về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào chính đáng, lòng yêu nước, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.
Nơi đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, hiện được đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám.Điểm nổi bật tại di tích này chính là Khuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê"), được xây dựng vào năm 1805. Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội.
Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Thank nhaNguyễn Thanh Thủy
cm ^^