Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều hiện tượng làm ảnh hưởng đến môi trường va đặc biệt là mỹ quan đường phố. Đó chính là hiện tượng vút rác bừa bãi. Vậy chúng ta cần làm gì để ngăn chặn hiện tượng trên.
Vâng! Quả đúng như vậy,như chúng ta đã biết vứt rác ra nơi công cộng là chính chúng ta đã góp phân làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự sống của con người. những bãi rác chính là đầu mối gây ra các mùi hôi thối, khó chịu. nó còn là ổ dịch truyền nhiễm thông qua nững con côn trùng như hiện tượng bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà, vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lí ma họ đã tự ném xác chúng xuống ao, hồ. đó quả là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì lỡ nếu con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn, do nước từ các ao, hồ này chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ gia đình…
Không chỉ vậy, mà việc vứt rác còn ảnh hưởng to lớn đến cảnh quan môi trường như: thành phố Nha Trang là một trong những thành phố đang có tiềm năng du lịch, hiện tại là thời kì mở cửa thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Nếu việc vứt rác bừa bãi của chúng ta sẽ khiến cho khách du lịch có cái nhìn không tốt về nơi đây, đặc biệt là người dân đang sinh sống, học tập, làm việc nơi đây. Họ sẽ đánh giá ngay đây là một thành phố kém văn hóa và không có lịch sự. vậy liệu họ còn dám đến đây tham quan nghĩ ngơi nữa không.chúng ta hãy đặt ra những câu hỏi như vậy và hãy tự trả lời trước những hành động và việc làm của mỉnh. Để xem rẳng việc vứt rác là hành động như thế nào?
Những người vứt rác ra nơi công cộng là những con người thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường, không chỉ do trình đô dân trí của họ thấp mà là do họ mang một căn bệnh khó chữa. họ chỉ biết cái lợi cho riêng mình mà quên đi cái lợi tập thể, cộng đồng. hơn thế nữa họ còn quên cái môi trường mà hằng ngày, hằng giờ họ dang sống và làm việc phải hít thở không khí từ môi trường ấy. họ quả là những con người không có trách nhiệm, đáng bị xã hội lên án và phê phán.
Vậy trước những tình trạng trên chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường. là học sinhđang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy tự rèn cho mình một ý thức bảo vệ môi trường thật tốt vì môi trường bị ô nhiễm thì mọi người đều phải chịu ảnh hưởng trong đó có cả mình, gia đình và bạn bè. Chúng ta hãy nghĩ thử xem, nếu chúng ta là người vứt rác thì không chỉ chúng ta chịu ảnh hường mà còn là người gây ra hậu quả, việc làm đáng bị xã hội và người đời lên án.vì vậy, chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia, học tập và đề ra những biện pháp thiết thực nhất để bảo vệ môi trường. như tổ chức các phong trào “ mùa hè xanh”, quét dọn dường phố, làm sạch sân trường,…. Và đề ra những quy định chung như: dổ rác đúng nơi quy định để giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp
Có lẽ rằng ai trong chúng ta cũng cần có một cuộc sống thật tốt, một môi trường thật trong lành, ở mọi nơi dù trong nhà hay ngoài ngõ, dù trên cạn hay dưới sông dều cần có một môi trường sống tốt đẹp cho chính bản thân mình và còn cho mọi người. đứng trước xu thế hiện nay làm thế nào để vươn ra biển lớn, để hòa nhập với bạn bè bốn phương. Thiết nghĩ cần nhất là một gương mặt, một diện mạo mới của đất nước. một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thật thoải mái. Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt cũa mọi người.
Qua đây, cho ta thấy được môi trường rất cần thiết đối với chúng ta, vì vậy chúng ta không nên vứt rác ra đường. đồng thời em muốn gửi tới tất cả mọi người một thông điệp theo tinh thần cao đẹp: “ mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Và hi vọng rằng với việc nhỏ nhoi đó sẽ làm cho đất nước ta đẹp hơn và ngày càng phát triển hơn.
Gợi ý phần thân bài: ( Dựa vào phần thân đưa ra nhan đề )
1. Biểu hiện:
- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:
+ Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằng vứt ra túi ni lông, thuốc lá,…
+ Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường…
+ Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường.
+ Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên…
-> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
2. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
- Do thói quen đã có từ lâu đời.
- Do thiếu hiểu biết.
- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…
( Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức: nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả, trẻ con xả…Không ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìn…rồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thức của cả một đám đông khổng lồ…)
b. Khách quan:
- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu ( các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiên cũng như người thu gom rác…)
- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác ( chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên án…chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi công cộng).
3. Tác hại/ hậu quả:
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi còn bị biến dạng,bị phá hủy do rác).
- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.
- …
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.
- Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.
- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm.
1.Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.
Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.
Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…
Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.
Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.
Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.
~Châu's ngốc
Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người. Thế nhưng, hiện nay có một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao.
Bạo hành là hành động xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ…
Ngày nay, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày, những thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mới đây nhất, vụ việc bé G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam (Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày.
Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.
Để dẫn đến những hậu quả thương tâm ấy, chúng ta có thể kể tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của việc cha, mẹ say sỉn, mất kiểm soát hành vi của mình. Hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc đè nặng, trình độ dân trí lại thấp khiến con người bị quá tải, mất khả năng kiểm soát hành động. Bên cạnh đó, còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen của một bộ phận những người làm mẹ kế, cha dượng đẩy những đứa trẻ tội nghiệp vào những hoàn cảnh bi thương….
Trước sự việc đó, mỗi chúng ta cần đưa ra những biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình xảy ra. Khi phát hiện ra những trường hợp bạo hành trẻ em, cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân của bé cũng nên bình tĩnh cũng như học cách yêu thương con cái mình tốt hơn. Chỉ nên sinh 1 đến 2 con để đảm bảo cho trẻ những điều kiện chăm sóc tốt nhất. Hãy kiên nhẫn với trẻ nhỏ cũng như suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con cái như ly hôn hay tảo hôn….
“Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vì chúng đáng được nhận mọi sự yêu thương. Đừng để bạo hành trẻ em trong gia đình làm mất đi tương lai của con nhỏ.
!Châu's ngốc
- Mở bài:
Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ.
- Thân bài:
Hiện trang hát quốc ca của học sinh hiện nay
Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường.
Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành đông ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự. Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc.
Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang.
Hầu hết học sinh hát sai nhiệp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm.
Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường.
Nguyên nhân của hiện tượng hát quốc ca hiện nay
Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập dợt và kiểm tra việc hát quốc ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần.
Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc.
Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường nắng gắt. Điề kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được.
Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc.
Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.
Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn.
Hậu quả của việc hát quốc ca thiếu nghiêm túc
Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.
Nếu không được chấn chỉnh, nghiêm khắc nâng cao ý thức việc hát quốc ca của học sinh, lâu dần, hoạt đông hát quốc ca không còn được tôn trọng và nghiêm túc thực hiện.
Hát quốc ca thiếu nghiêm túc làm mất đi ý nghĩa trọng thể của hoạt động chào cờ và tính thiêng liêng của bài ca tổ quốc. Lòng tự tôn dân tộc và tình yêu tổ quốc cũng bị phai mờ, ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tổ quốc của học sinh.
Giải pháp khắc phục hiện trạng hát quốc ca hiện nay
Trước hết, nhà trường phải quyết liệt chấn chỉnh hoạt động chào cờ đầu tuần. nhắc nhở, xử phạt, kỉ luật để giữ gìn tính tôn nghiêm của hoạt động thiêng liêng này.
Nhà trường phải có hoạt động hướng dẫn, tập luyện và kiểm tra thường xuyên hoạt động hát quốc ca của học sinh. Nên quy định hát quốc ca tại lớp mỗi tuần. Đưa bài quốc ca vào chương trình học tập để nâng cao ý nghĩa của bài quốc ca và tầm nhận thức của học sinh. Từ đó khắc sâu ý thức trách nhiệm và lòng yêu tổ quốc đối với từng học sinh.
Gia đình và xã hội phải quan tâm hơn nữa đến hoạt đông hát quốc ca của học sinh. Hãy giải thích ý nghĩa của bài ca tổ quốc và cách hát quốc ca một cách nghiêm trang, hùng hồn thể hiện được khí thế và âm điệu của bài hát.
Mỗi học sinh phải có ý thức nghiêm túc khi hát bài quốc ca. Quốc ca phải được hát lên bằng lời, hát một cách chân thật, hùng hồn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, gửi gắm tình yêu và niềm kì vọng lớn lao vào tương lai đất nước. Mỗi học sinh thực hiện hát quốc ca nghiêm túc sẽ truyền cảm hứng cho nhiều học sinh khác làm theo.
Bài học nhân thức:
Thực hiện hát quốc ca nghiêm túc là thể hiện ý thức tôn trọng bản thân. Hát quốc ca nghiêm túc thể hiện trách nhiệm cao cả đối với dân tộc, đối với đất nước.
Cảm xúc thiêng liêng, niềm tự hào sâu sắc trong buổi lễ chào cờ nghiêm trang sẽ tạo một niềm tin tưởng vững chắc vào tương lai đât nước.Nó cỗ vũ tinh thần học tập và ý thức trách nhiệm dựng xây đất nước.
- Kết bài:
Đối với mỗi dân tộc, quốc ca là bài ca thể hiện sức mạnh dân tộc và niềm tin chiến thắng. Đó là lời ca vang lên từ sâu thẳm con tim, là ý chí, nguyện vọng và sự gắn kết thiêng liêng của cả dân tộc. Và mỗi khi đất nước lâm nguy, nền hòa bình bị đe dọa, bài quốc ca là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc thúc giục ta tiến bước lên đường bảo vệ non sông.
* Giống nhau:
- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.
* Khác nhau:
- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.
- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.
Thời gian qua, tai nạn đuối nước ở trẻ em đang có chiều hướng tăng mạnh vào mùa hè ở nhiều địa phương. Khác với trẻ em ở các đô thị có nhiều điều kiện tiếp cận với các khu vui chơi hiện đại, trẻ em ở vùng nông thôn hiện nay đang thiếu chỗ chơi an toàn và lành mạnh, nên các em thường tìm đến các nơi như sông suối, ao hồ, kênh mương… thiếu sự kiểm soát của người lớn nên đã dẫn đến nhiều vụ đuối nước đau lòng.
Năm 2010, tại đập ngăn mặn Việt Yên đã xảy ra vụ đuối nước làm 3 em học sinh nữ học sinh lớp 5, Trường Tiểu học số 2 Triệu Độ, huyện Triệu Phong tử vong. Kỳ nghĩ hè cuối cấp cũng là lúc các em vĩnh viễn xa rời tuổi thơ, xa rời vòng tay yêu thương của bố mẹ chỉ vì một tai nạn không đáng có. Mùa hè năm nay, chúng tôi có dịp về thăm gia đình em Nguyễn Thị Thảo, một trong 3 nạn nhân bị tử vong trong vụ đuối nước nói trên. Sự việc đã xảy ra khá lâu, nhưng khi nhắc lại, bố mẹ em Thảo không thể kìm được nước mắt vì quá đau xót mất đi đứa con gái đầu lòng một cách oan uổng. Một điều làm bố mẹ Thảo day dứt và tiếc thương mãi đó là Thảo vốn học rất giỏi và chăm ngoan, trước đây em chưa bao giờ đi tắm sông, không ngờ trong một lần nghe theo sự rủ rê của bạn bè nên tai họa đã ập đến. Chị Nguyễn Thị Hảo, mẹ em Thảo ở thôn Quy Hà, xã Triệu Độ nghẹn ngào kể lại: “Khi nghe tin mọi người báo, tôi chạy ra thì thấy có 3 cái thau với 3 đôi dép để trên bờ nhưng không có người mô hết. Lúc đó, tôi không tin con bé đi tắm, cứ nghĩ đi bắt óc trên bờ sông thôi. Đến khi thấy họ vớt lên được một cháu, lúc đó đã quá bàng hoàng, hoảng hốt. Tôi lao mình xuống dòng sông để cứu con nhưng đã quá muộn…”.
Nguy cơ đuối nước từ hoạt động tắm ao, hồ, mương
Hay, vụ đuối nước của cháu Nguyễn Nhật Huy, 5 tuổi, con trai của anh Nguyễn Văn Lào và chị Nguyễn Thị Thiện, ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung. Trong một lần chơi đùa đã bất cẩn rơi xuống hồ cá của gia đình và tử vong. Chị Thiện ngậm ngùi nói: “Vợ chồng tôi day dứt mãi về chuyện này. Giá như, giá như chúng tôi chú ý hơn đến cháu thì đã không xảy ra chuyện. Chỉ vì một phút lơ là mà ân hận suốt đời”.
Lo lắng về thực trạng này, thầy giáo Nguyễn Diệp, hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Đông nói: “Về phía nhà trường cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về sự nguy hiểm đến tín mạng của việc tắm biển, sông, suối, ao, hồ…cho các em học sinh khi không có sự giám sát của người lớn. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ đó thôi, chứ hiện nay vẫn chưa có một chương trình cụ thể nào về dạy bơi trong trường học. Hầu hết các em tự học bơi ở ao, hồ gần nhà. Do đó, mùa hè đã đến, chúng tôi cũng đang rất bất an”.
Được biết, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em từ sơ sinh đến vị thành niên. Theo thống kê của Phòng LĐTB & XH huyện Triệu Phong, trong vòng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã xảy ra khoảng 15 vụ đuối nước, nhiều nhất ở các xã vùng biển, vùng có nhiều sông ngòi chảy qua như Triệu An, Triệu Vân, Triệu Trung, Triệu Độ, Triệu Thành…Trong đó, năm 2013 xảy ra 2 vụ, 2014: 3 vụ và 2015: 4 vụ. Phần lớn các em thường rủ nhau đi tắm mà không có sự giám sát của người lớn hoặc đùa giỡn, nghịch ngợm không may sẩy chân rơi xuống ao hồ dẫn đến tử vong. Vào dịp hè hàng năm, tỷ lệ trẻ em chết đuối tăng cao ở nhiều địa phương.
Nói về thực trạng và nguyên nhân của việc đuối nước, ông Hoàng Đức, Phó Trưởng Phòng LĐTB &XH huyện Triệu Phong cho biết: “Triệu Phong là địa bàn có hệ thống sông ngòi dày đặc, có hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn nên tình trạng đuối nước diễn ra khá nhiều. Nguyên nhân do các em chưa thực sự có ý thức về sự nguy hiểm của việc tắm biển, tắm sông; khi không may đuối nước lại không bảo vệ được bản thân vì chưa có kỹ năng bơi lội; các bậc phụ huynh không quản lý chặt chẽ việc vui chơi của con em, do bận bịu đồng áng, buôn bán làm ăn, nên đã dẫn đến nhiều cái chết thảm”.
Một nghịch lý đang tồn tại là các vùng ở nông thôn mặc dù có nhiều quỹ đất nhưng vẫn thiếu sân chơi cho trẻ em. Trong khi cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn thì những hạ tầng sẵn có như nhà văn hóa xã, tủ sách…lại đang bị lãng phí vì xuống cấp hoặc chưa được khai thác hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của các em. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ sự an toàn cho con trẻ. Các cấp, các ngành cần phối hợp với địa phương, trường học xây dựng các sân chơi bổ ích, lành mạnh; tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng cứu hộ cho học sinh; tăng cường cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ xảy ra đuối nước để các em có một mùa hè an toàn và vui tươi./.
Tham khảo:
I. MỞ BÀI
Xã hội hiện đại ta ngày nay đang đứng trước căn bệnh vô cảm trầm trọng. Nó không chỉ có mặt trong từng gia đình, tập thể mà còn tràn lan ra khắp xã hội. Đọc mẩu tin trên trang tuoitre.vn ta không khỏi chạnh lòng và đau đớn, xấu hổ vì hành động vô cảm, vô nhân đạo của những kẻ “hôi của” trong vụ “hàng trăm người hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn” trưa ngày 4 tháng 12 năm 2013 tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.
II. THÂN BÀI
1. Trước hết ta cần nhận định hiện tượng trên: hiện tượng hôi của được nêu trong bản tin là một hiện tượng xấu cho thấy sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm một cách đáng báo động. Hình ảnh này cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách của một bộ phận con người trong xã hội ta.
2. Bàn luận
a. Tác hại của hiện tượng:
+ Việc “hôi của” được nêu trong bản tin trên là một hành động cho thấy sự xuống cấp đạo đức trầm trọng. Hành động ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của con người Việt Nam.
+ Họ vô cảm trước nỗi đau của người khác. Mặc dù tài xế Hồ Kim Hậu đã van xin khẩn thiết nhưng đoàn người vẫn ồ ạt, tranh giành nhau để lấy bia. Thậm chí còn trèo lên cả thùng xe để cướp. Số tài sản bị mất lên đến 310 triệu đồng. Nếu không có tiền để trả, dứt khoát anh Hậu phải ngồi tù.
+ Việc làm của những kẻ hôi của là hạ thấp nhân cách của mình, tạo nên một hình ảnh xấu về con người VN trong mắt bạn bè quốc tế.
+ Lên án, phê phán mạnh mẽ hành động trên của những kẻ hám lợi cho bản thân mà quên đi nỗi đau của người khác. Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục những kẻ tham gia trong hành động trên.
b. Bên cạnh việc hôi của đáng tiếc ở trên, chúng ta cũng thấy nhiều hình ảnh đẹp đối ngược: vụ lật xe bia ở Đà Nẵng, ở Hội An nhưng người dân lại ra bảo vệ cho tài xế, giúp tài xế thu dọn hàng hoá trong trật tự và bảo đảm tài sản không mất cắp. Nhiều trang mạng xã hội và báo Tuổi trẻ đã đăng tải thông tin về tài xế Hậu và quyên góp cho tài xế này.
3. Bài học cho bản thân: nhận thức việc làm của những kẻ hôi của ở trên là xấu, bản thân cần tránh những hành động trên. Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác.
III. KẾT BÀI
- Đánh giá lại vấn đề.
Đề 2:
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Sự phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử và đời sống xã hội đã kéo theo một số tác hại tiêu cực nhất định.
- Nêu vấn đề: Trong số đó, sự ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh đang là vấn đề khiến xã hội, nhà trường và phụ huynh vô cùng lo ngại.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Tìm hiểu khái niệm
- Trò chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng công nghệ - thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho con người, Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi và nhân vật trong trò chơi.
- Trò chơi điện tử có thể chơi trên máy game (loại thiết bị chuyên dùng để chơi game), có thể chơi trên máy tính, smartphone,…
Luận điểm 2: Thực trạng việc chơi trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh
- Trò chơi điện tử nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người, tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, rất nhiều người đang quá lạm dụng trò chơi điện tử khiến cho nó trở thành một mối lo ngại cho xã hội.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển, có xu hướng ham chơi, dễ bị sa ngã, cám dỗ bởi những tác động từ bên ngoài mà đặc biệt là trò chơi điện tử. Nhiều bạn học sinh vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
- Nhiều bạn học sinh mải mê trò chơi điện tử, trốn học, nói dối bố mẹ thầy cô để ra quán điện tử chơi, thậm chí, để có tiền chơi, nhiều bạn còn sẵn sàng lấy trộm tiền của bố mẹ, bạn bè,…
- Xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nhiều bạn học sinh được bố mẹ sắm cho smart-phone để học tập, liên lạc nhưng các bạn lại sử dụng nó để chơi game. Không chỉ chơi ở nhà, các bạn còn mang đến lớp, tụ tập nhau chơi các game online, gây mất trật tự trong lớp học mặc cho giáo viên đã ngăn cấm.
- Những bạn ham mê trò chơi điện tử dù trên máy tính hay trên smart-phone đều có những biểu hiện tiêu cực giống nhau: trốn học, nói dối thầy cô, bố mẹ, thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về nhà… tất cả chỉ để có thời gian và tiền bạc để chơi game.
- Nguyên nhân của thực trạng này đa phần là xuất phát từ chính ý thức của học sinh, tuy nhiên, không thể không kể đến nguyên nhân từ sự chiều chuộng quá mức, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh.
Luận điểm 3: Hậu quả của việc mải mê trò chơi điện tử
- Học sinh là mầm non của đất nước, là những thế hệ tương lai gánh vác sự nghiệp của cha ông ta để lại. Vì vậy lứa tuổi chọ sinh cần phải được chăm sóc, uốn nắn kĩ càng thì mới có thể trở thành những con người có ích cho xã hội.
- Việc những bạn học sinh quá mải mê trò chơi điện tử gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân học sinh mà còn đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
+ Đối với bản thân học sinh: gây mất thời gian, sao nhãng học tập, kết quả học tập giảm sút đáng kể, là con đường dẫn đến những tệ nạn xã hội nguy hiểm như trộm cắp, dối trá,… Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hệ thần kinh.
+ Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thành tích trường học và trật tự xã hội.
Luận điểm 4: Ý kiến của bản thân
- Trò chơi điện tử phục vụ như cầu giải trí của con người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Điều này là tốt, nhưng nếu như quá lạm dụng trò chơi điện tử để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì cần lên án và có biện pháp xử lí đúng đắn.
- Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này:
+ Mỗi học sinh cần phải tự nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào những thói hư tật xấu.
+ Phụ huynh cần quan tâm đến học sinh, đặc biệt là cần chú ý khi cho học sinh tiếp xúc với máy tính, smart phone.
+ Nhà trường và xã hội cần dành sự quan tâm cho học sinh, hạn chế sự hoạt động của các quán internet, quán game, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Ham mê trò chơi điện tử là một hiện tượng tiêu cực cần phải được chấn chỉnh và ngăn chặn sớm nhất có thể.
- Liên hệ bản thân: Học sinh cần phái xấc định được mục tiêu học tập, tránh bị dụ dỗ bởi các thú vui không lành mạnh.
Đề 4:
Dàn ý chung
I. Mở bài:
- Một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi
- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
II. Thân bài:
1. Biểu hiện:
Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:
- Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằngvứt ra túi ni lông, thuốc lá,…
- Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầuthang, dưới sân trường…
- Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống...
=> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
2. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
- Do thói quen đã có từ lâu đời.
- Do thiếu hiểu biết.
- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…
b. Khách quan:
- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu ( các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, …)
- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác...
3. Tác hại/ hậu quả:
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi còn bị biến dạng,bị phá hủy do rác).
- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.
- …
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng...
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho mọi người biết...
- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm (dẫn chứng..)
III. Kết bài:
- Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽtrở thành một trong những con rồng châu Á.
- Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.
- Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.
#Học tốt
Tham khảo thôi nhé:
Đề 2:
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Sự phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử và đời sống xã hội đã kéo theo một số tác hại tiêu cực nhất định.
- Nêu vấn đề: Trong số đó, sự ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh đang là vấn đề khiến xã hội, nhà trường và phụ huynh vô cùng lo ngại.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Tìm hiểu khái niệm
- Trò chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng công nghệ - thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho con người, Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi và nhân vật trong trò chơi.
- Trò chơi điện tử có thể chơi trên máy game (loại thiết bị chuyên dùng để chơi game), có thể chơi trên máy tính, smartphone,…
Luận điểm 2: Thực trạng việc chơi trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh
- Trò chơi điện tử nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người, tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, rất nhiều người đang quá lạm dụng trò chơi điện tử khiến cho nó trở thành một mối lo ngại cho xã hội.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển, có xu hướng ham chơi, dễ bị sa ngã, cám dỗ bởi những tác động từ bên ngoài mà đặc biệt là trò chơi điện tử. Nhiều bạn học sinh vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
- Nhiều bạn học sinh mải mê trò chơi điện tử, trốn học, nói dối bố mẹ thầy cô để ra quán điện tử chơi, thậm chí, để có tiền chơi, nhiều bạn còn sẵn sàng lấy trộm tiền của bố mẹ, bạn bè,…
- Xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nhiều bạn học sinh được bố mẹ sắm cho smart-phone để học tập, liên lạc nhưng các bạn lại sử dụng nó để chơi game. Không chỉ chơi ở nhà, các bạn còn mang đến lớp, tụ tập nhau chơi các game online, gây mất trật tự trong lớp học mặc cho giáo viên đã ngăn cấm.
- Những bạn ham mê trò chơi điện tử dù trên máy tính hay trên smart-phone đều có những biểu hiện tiêu cực giống nhau: trốn học, nói dối thầy cô, bố mẹ, thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về nhà… tất cả chỉ để có thời gian và tiền bạc để chơi game.
- Nguyên nhân của thực trạng này đa phần là xuất phát từ chính ý thức của học sinh, tuy nhiên, không thể không kể đến nguyên nhân từ sự chiều chuộng quá mức, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh.
Luận điểm 3: Hậu quả của việc mải mê trò chơi điện tử
- Học sinh là mầm non của đất nước, là những thế hệ tương lai gánh vác sự nghiệp của cha ông ta để lại. Vì vậy lứa tuổi chọ sinh cần phải được chăm sóc, uốn nắn kĩ càng thì mới có thể trở thành những con người có ích cho xã hội.
- Việc những bạn học sinh quá mải mê trò chơi điện tử gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân học sinh mà còn đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
+ Đối với bản thân học sinh: gây mất thời gian, sao nhãng học tập, kết quả học tập giảm sút đáng kể, là con đường dẫn đến những tệ nạn xã hội nguy hiểm như trộm cắp, dối trá,… Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hệ thần kinh.
+ Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thành tích trường học và trật tự xã hội.
Luận điểm 4: Ý kiến của bản thân
- Trò chơi điện tử phục vụ như cầu giải trí của con người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Điều này là tốt, nhưng nếu như quá lạm dụng trò chơi điện tử để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì cần lên án và có biện pháp xử lí đúng đắn.
- Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này:
+ Mỗi học sinh cần phải tự nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào những thói hư tật xấu.
+ Phụ huynh cần quan tâm đến học sinh, đặc biệt là cần chú ý khi cho học sinh tiếp xúc với máy tính, smart phone.
+ Nhà trường và xã hội cần dành sự quan tâm cho học sinh, hạn chế sự hoạt động của các quán internet, quán game, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Ham mê trò chơi điện tử là một hiện tượng tiêu cực cần phải được chấn chỉnh và ngăn chặn sớm nhất có thể.
- Liên hệ bản thân: Học sinh cần phái xấc định được mục tiêu học tập, tránh bị dụ dỗ bởi các thú vui không lành mạnh.
Đề 4:
I. Mở bài:
- Một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi
- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
II. Thân bài:
1. Biểu hiện:
Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:
- Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằngvứt ra túi ni lông, thuốc lá,…
- Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầuthang, dưới sân trường…
- Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống...
=> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
2. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
- Do thói quen đã có từ lâu đời.
- Do thiếu hiểu biết.
- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…
b. Khách quan:
- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu ( các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, …)
- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác...
3. Tác hại/ hậu quả:
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi còn bị biến dạng,bị phá hủy do rác).
- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.
- …
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng...
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho mọi người biết...
- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm (dẫn chứng..)
III. Kết bài:
- Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽtrở thành một trong những con rồng châu Á.
- Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.
- Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.